Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để hiểu rõ hơn về lý luận này, cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là gì?
Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là lấy triết học phương Đông làm nền tảng. Đầu tiên phải kể đến học thuyết ngũ hành, học thuyết âm dương trong Y học cổ truyền. Âm dương, ngũ hành có cân bằng thì con người mới khoẻ mạnh được. Việc chữa bệnh chính là lấy lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.
Ngoài ra, cơ sở lý luận về Y học cổ truyền còn dựa trên học thuyết tạng tượng - lục phủ, học thuyết kinh lạc, học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông. Dưới đây là thông tin cơ bản về những nền tảng lý luận này.
Học thuyết âm – dương
Trong Y học cổ truyền, học thuyết âm - dương quán tiệt từ đơn giản đến phức tạp, từ đầu đến cuối quá trình cấu tạo của cơ thể, bệnh lý, sinh lý, chẩn đoán và các phương pháp chữa bệnh như châm cứu, xoa bóp, khí công, thuốc,…
Một số quy luật cơ bản của học thuyết âm dương bao gồm:
- Âm dương đối lập nhau: Có nghĩa là sự mâu thuẫn, đấu tranh và chế ước giữa 2 mặt âm và dương.
- Âm dương hỗ căn: Đó chính là sự tương trợ lẫn nhau, âm dương tuy đối lập nhau nhưng chúng vẫn phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai đều là mặt tích cực của sự vật, chúng không thể đồng hóa với nhau.
- Âm dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự chuyển hoá lẫn nhau và sự vận động không ngừng giữa hai mặt âm dương.
- Âm dương bình hành: Âm dương tuy là hai mặt đối lập, vận động không ngừng, nhưng chúng luôn tạo được thế thăng bằng, thế quân bình. Sự mất thăng bằng giữa âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và là nương tựa lẫn nhau của vật chất.
>>> Xem thêm Y học cổ truyền là gì? Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị trong Y học cổ truyền
Học thuyết tạng tượng - lục phủ
Lục phủ là 6 bộ phận trên cơ thể con người bao gồm: đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quan, tâm tiêu. Lục phủ có công năng là tiêu hoá thức ăn uống, hấp thu, phân bố tân dịch và bài tiết phế liệu, cặn bã. Lục phủ chỉ nên tả ra mà không nên tàng chứa. Do vậy, lục phủ lại có tên là "phủ truyền hoá".
Công năng sinh lý của đởm vừa có quan hệ tới hoạt động tinh thần vừa có quan hệ tới sự tiêu hoá của thức ăn. Do vậy, đởm được xếp vào lục phủ và phủ kỳ hằng.
Vị phủ nằm phía dưới cách mạng, trên thì tiếp với thực quản, dưới thì thông với tiêu trường, miệng trên được gọi là “bí môn”, còn miệng dưới gọi là “u môn”, bí môn gọi là “thượng quản”, u môn gọi là “hạ quản”, ba vùng gọi là “vị quản”. Thức ăn vào cơ thể từ miệng, qua thực quản rồi vào vị cho nên vị được gọi là “đại thượng” - cái kho lớn hoặc gọi là “bể của thủy cốc”.
- Vị trí của tiểu trường là ở phía trên tiếp với u môn, thông với vị, phía dưới tiếp với “hạ lan môn” thông với đại trường.
- Đại trường bao gồm 2 bộ phận là hồi trường và trực trường, đầu cuối của trực trường gọi là giang môn.
- Bàng quang ở vùng bụng dưới, là chỗ để chất nước dồn góp lại. Bàng quang có công dụng là bài tiết nước tiểu cất giữ tân dịch.
- Tam tiêu là đường nguyên khí có công dụng phân bố thức ăn uống chuyển hoá ra vào, chủ khí, chủ thủy, trông coi các hoạt động khí hoá trong cơ thể.
>>> Tham khảo thêm Nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền
Học thuyết kinh lạc
Kinh lạc dùng để chỉ các kinh mạch và lạc mạch ở bên trong cơ thể. Kinh lạc vận động theo tuyến đường thẳng và đường ngang của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến lục phủ, ngũ tạng, cân, mạch, xương của con người kết thành một chỉnh thể thống nhất.
Có 12 kinh mạch chính gồm 6 cái ở tay và 6 cái ở chân, nó có tác dụng lưu thông khí huyết, bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà, đồng thời liên kết với các tạng, phủ tạo thành một thể thống nhất.
Nếu hệ kinh lạc mất khả năng hoạt động, sẽ khiến cho kinh khí không thông, lúc này dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Kinh mạch nối liền với tạng phủ và nó di chuyển ở những vị trí nhất định của cơ thể. Do đó Y sĩ sẽ dựa vào nó để chẩn đoán bệnh. Ví dụ như nếu bị đau nhức đỉnh đầu là do can, đau nửa đầu là do đởm,...
Có thể bạn sẽ cần tới Những cuốn sách Y học cổ truyền hay nên đọc
Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông
Hải Thượng Lãn Ông xây dựng lên học thuyết thủy hỏa dựa trên sự kết hợp giữa Y lý của Y học cổ truyền phương Đông với các học thuyết triết học duy vật cổ như âm dương, ngũ hành, tạng tượng. Học thuyết của ông cho rằng “chữa bệnh nặng không biết đến thủy, hỏa; chữa bệnh nhẹ không biết đến khí huyết thì chẳng khác nào trèo cây tìm cá”.
Trời đất hoá dục muôn vật là do sự xâm nhập của khí âm dương của bốn mùa, sau đó mới phát triển được công năng sinh trưởng, thu, tàng để làm chung thuỷ cho muôn vật, mà thuỷ hoả là chỗ bình hiện của âm dương, còn âm dương là tính hình của thuỷ hoả.
Dưỡng khí và âm huyết trong cơ thể con người là hai khí luôn tồn tại, hỗ căn lẫn nhau. Đó là sự hiện hình của âm dương, cũng như thực thể của thuỷ hoả giao hợp với nhau trong nhân thể.
Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền
Bạn có thể tải sách về tại link này.
Trên đây là những chia sẻ của các giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch về lý luận cơ bản Y học cổ truyền. Hi vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu cơ sở lý luận Y học cổ truyền hiệu quả. Chúc các bạn học tập tốt, trở thành những Y sĩ giỏi trong tương lai.