Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kinh lạc là gì? Các chức năng 12 đường kinh lạc trên cơ thể

Cập nhật: 22/11/2023 16:42 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người là con đường vận hành của khí huyết, giúp cho cơ quan tạng phủ của cơ thể liên kết thành một hệ thống hữu cơ thống nhất. Vậy hệ thống kinh lạc là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về hệ thống kinh lạc, mời bạn đọc tham khảo.

Kinh lạc là gì?

Kinh lạc là hệ thống vận hành của đường khí huyết toàn thân bao gồm kinh mạch, lạc mạch và huyệt vị.

  • Kinh mạch là đường thẳng chính, là những đường đi của khí huyết trong cơ thể có vai trò vận hành khí huyết, dẫn truyền cảm giác và điều hòa chức năng của các cơ quan.
  • Lạc mạch là những đường ngang như hệ thống võng lưới, là những đường đi của khí huyết nông, có vai trò nuôi dưỡng các cơ và da.
  • Huyệt vị là những điểm ở kinh mạch và lạc mạch có vai trò trong điều trị bệnh.

Hệ thống kinh lạc là con đường vận hành của âm dương, tân dịch, khí huyết, khiến cho con người từ lục phủ, ngũ tạng, cân, mạch, cơ nhục, xương… phân bố ra toàn thân, liên kết thành một chỉnh thể thống nhất.

Khi cơ thể bị mắc bệnh hệ thống kinh lạc sẽ phản ảnh tình trạng bệnh tật và trở thành đường truyền của tà khí. Thông qua kinh lạc, ngoại tà từ bì phu chuyển vào lục phủ ngũ tạng, có thể ví dụ như kinh quyết âm can có sự liên hệ với kinh vị và kinh phế, nên bệnh ở can có thể phạm vị, phạm phế,...

Kinh lạc còn là nơi phản ánh tình trạng của bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như can khí uất kết thấy xuất hiện ở bụng dưới đau quặn, hai bên ngực sườn đau tức,...

Học thuyết kinh lạc trong Y học cổ truyền
Hệ thống kinh lạc trong Y học cổ truyền

>>> Bạn có thể cần tìm hiểu thêm về lý luận cơ bản Y học cổ truyền

Cấu tạo hệ thống kinh lạc

Mười hai đường kinh chính

- Tại tay gồm có

+ Ba kinh âm:

  • Thủ thái âm phế
  • Thủ thiếu âm tâm
  • Thủ quyết âm tâm bào

+ Ba kinh dương:

  • Thủ thái tiểu trường
  • Thủ thiếu dương tam tiêu
  • Thủ dương minh đại trường

- Tại chân gồm có:

+ Ba kinh âm:

  • Túc thái âm tỳ
  • Túc thiếu âm thận
  • Túc quyết âm can

+ Ba kinh dương:

  • Túc thái dương bàng quang
  • Túc thiếu dương đởm
  • Túc dương minh vị

Tám mạch kỳ kinh

Tám mạch kỳ kinh có tác dụng liên lạc và điều tiết 12 đường kinh chính bao gồm:

  • Nhâm mạch
  • Đốc mạch
  • Đới mạch
  • Xung mạch
  • Âm duy mạch
  • Dương duy mạch
  • Âm kiểu mạch
  • Dương kiểu mạch

Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phù lạc

- 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính

- 12 kinh cân nối liền với các đầu xương ở tứ chi không vào phủ tạng

- 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc

- Tôn lạc: từ biệt lạc phân ra nhánh nhỏ

- Phù lạc: từ tôn lạc nổi ở ngoài da

12 đường kinh lạc chính trên cơ thể:

  • Thủ thái âm phế
  • Thủ dương minh đại trường
  • Túc dương minh vị
  • Túc thái âm tỳ
  • Thủ thiếu âm tâm
  • Thủ thái dương tiểu trường
  • Túc thái dương bàng quang
  • Túc thiếu âm thận
  • Thủ quyết âm tâm bào
  • Thủ thiếu âm tam tiêu
  • Túc dương minh đởm
  • Túc quyết âm can

Kinh lạc trong cơ thể người được vận hành tuân theo quy luật như “đồng hổ sinh học”, 12 kinh lạc lần lượt tương ứng với 12 canh giờ trong một ngày và mỗi kinh lạc sẽ có thời gian hoạt động riêng mà người ta hay gọi là giờ vượng của kinh đó.

Chức năng sinh lý của hệ thống kinh lạc

Nối liền trong và ngoài, trên dưới, liên hệ tạng phủ cơ quan

  • Tạng phủ liên hệ với hệ thống xương khớp thông qua 12 đường kinh lạc được nối thông giữa da lông, cơ nhục với nội tạng trong cơ thể
  • Liên lạc giữa các phủ tạng với ngũ quan cửu khiếu: mắt mũi tai, tiền hậu âm,... đều có kinh mạch đi qua
  • Mối quan hệ giữa phủ tạng: mỗi tạng phủ đều có 2 đường kinh mạch quan hệ biểu lý
  • Mối quan hệ giữa những đường kinh mạch: tuần hành của 12 kinh mạch liên hệ ngang dọc, liên tiếp với nhau giữa 12 đường kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, từ đó tạo nên được sự liên hệ đa dạng giữa các lạc mạch và kinh mạch.

Thông hành khí huyết giúp nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ

Khí huyết khi muốn vận chuyển ra toàn cơ thể để nuôi dưỡng cơ quan tổ chức phải dựa trên hệ thống kinh mạch.

Tác dụng dẫn truyền cảm ứng

Dẫn truyền cảm giác kích thích hoặc châm chích khác, ví dụ như cảm giác đắc khí khi châm.

Cân bằng điều tiết cơ năng

Khi cơ thể bị bệnh sẽ xuất hiện các chứng âm dương thiên suy và thiên thịnh, khí huyết bất hòa, việc điều trị bằng phương pháp châm cứu sẽ phát huy được tác dụng điều tiết kinh lạc và cân bằng lại cơ thể.

Tác dụng của hệ thống kinh lạc

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến cơ thể

Tác dụng của hệ thống kinh lạc đến cơ thể

>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về tứ chẩn trong Y học cổ truyền

Về sinh lý và bệnh lý

Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết đi nuôi dưỡng, bảo vệ cơ thể và chống lại các tác nhân gây ra bệnh tật. Tuy nhiên kinh lạc cũng là con đường xâm nhập và dẫn truyền bệnh tả vào cơ thể. Những rối loạn ở bệnh trong cơ thể con người cũng qua kinh lạc mà phản ảnh ra bên ngoài.

Ví dụ: Tạng phế khi bị bệnh sẽ có biểu hiện là đau tức vùng ngực và dọc theo đường đi của kinh phế, còn tạng can bị bệnh thường đau ở 2 bên mạng sườn là nơi kinh can tỏa ra ở đó.

Về chẩn đoán và điều trị bệnh

Dựa vào chỗ đau trên cơ thể có thể biết kinh nào hoặc tạng phủ nào đang bị bệnh (kinh lạc chẩn). Nếu đau đầu phía trán thuộc kinh Dương minh, đau đỉnh dầu thuộc kinh quyết âm can, đau đầu 2 bên thái dương thuộc kinh Thiếu dương, đau đầu phía chấm gáy thuộc kinh Thái dương.

Dựa vào những biến đổi bất thường trên vùng kinh lạc đi qua thầy thuốc có thể chẩn đoán bệnh.

Trong điều trị kinh lạc là đường dẫn truyền các dạng kích thích dùng trong xoa bóp, châm cứu như cơ học (châm, bấm), hóa học (thuốc tiêm), lý học (xung điện, tia lade)... Hệ thống kinh lạc cũng chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó (quy kinh của vị thuốc)

Ví dụ như: Quế chi quy kinh phế nên chữa bệnh thuộc về phế (ho, hen, cảm mạo…), ma hoàng vào bàng quang có tác dụng lợi niệu.

Như vậy Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa chia sẻ đến bạn chi tiết hệ thống kinh lạc trong cơ thể. Bài viết hi vọng đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về kinh lạc để chấn đoán và khám chữa bệnh.

Thông tin hữu ích khác
cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan... hoc-thuyet-thien-nhan-hop-nhat Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì? Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống... ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như...
Xem thêm >>



0899 955 990