Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Học thuyết âm dương là gì và ứng dụng trong Y học cổ truyền

Cập nhật: 28/11/2023 17:10 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Học thuyết âm dương được đưa vào sử dụng trong Y học cổ truyền để giải quyết tận gốc căn nguyên của bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được học thuyết này. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết Học thuyết âm dương là gì và ứng dụng của nó trong Y học cổ truyền nhé.

Học thuyết âm dương là gì?

Ngay từ 3000 năm trước, con người đã nhận ra rằng sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, nó không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, đó gọi là Học thuyết âm dương.

Trong Y học, Học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ những thứ đơn giản đến phức tạp trong toàn bộ quá trình cấu tạo của cơ thể, trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán và các phương pháp chữa bệnh Y học cổ truyền.

Học thuyết âm dương là gì
Học thuyết âm dương là gì?

Ứng dụng Học thuyết âm dương trong Y học cổ truyền

Về cấu tạo cơ thể và sinh lý

Theo Học thuyết âm dương, các cơ quan trong cơ thể của con người được chia thành hai phần là âm và dương:

  • Âm: Tạng, bụng, kinh âm, huyết,…
  • Dương: Phủ, khí, lưng, ngoài, kinh dương,…

Tạng thuộc phần âm. Tuy nhiên, do định luật trong âm có dương nên còn chia thành phế khí, phế âm, thận dương, tâm khí, can khí,… Ngược lại phủ thuộc phần dương nhưng cũng theo trong dương có âm nên được chia thành vị âm, vị hỏa,…

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong cơ thể con người được xếp vào yếu tố âm, còn cơ năng hoạt động của cơ thể được xếp vào yếu tố dương. Việc phân chia rõ ràng phần âm dương trong cấu tạo cơ thể sẽ giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn.

Về quá trình phát triển của bệnh

Theo Y học cổ truyền cho rằng, cơ thể phát sinh bệnh là do sự mất cân bằng về âm dương, được biểu hiện bằng thiên thắng hay thiên suy:

  • Thiên thắng: Khi dương thắng có thể gây ra các chứng nhiệt với các biểu hiện như sốt, khát nước, mạch nhanh, nước tiểu sậm màu, táo bón; còn khi âm thắng sẽ gây ra chứng hàn với biểu hiện chân tay lạnh, người lạnh, tiêu chảy, mạch trầm…
  • Thiên suy: Dương hư có thể gây ra các bệnh não suy, hội chứng hưng phấn thần kinh giảm; còn nếu âm hư gây tình trạng mất chất điện giải, cơ thể mất nước, hội chứng ức chế thần kinh suy giảm.

Theo lý luận của học thuyết, trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất bệnh còn có thể chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Như bệnh tại phần dương sẽ ảnh hưởng đến phần âm, ví dụ như sốt cao kéo dài gây mất nước. Còn bệnh tại phần âm ảnh hưởng đến phần dương, ví dụ như ỉa chảy, nôn mửa kéo dài gây tình ra trạng mất nước, chất điện giải, gây sốt cao, co giật, nguy hiểm hơn là thoát dương (trụy mạch).

Sự mất cân bằng âm dương có thể gây ra các chứng bệnh ở những vị trí khác nhau, tùy thuộc xem cơ quan đó ở phần âm hay phần dương:

  • Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: Sốt cao, chân tay nóng do lúc này phần dương thuộc biểu, thuộc nhiệt.
  • Âm thịnh sinh nội hàn: Tiêu chảy, luôn có cảm giác sợ lạnh do phần âm thuộc lý và hàn.
  • Âm hư sinh nội nhiệt: Khô miệng, khô họng, nước tiểu màu nâu sậm hoặc màu đỏ, cơ thể mất nước, bị táo bón…
  • Dương hư sinh ngoại hàn: Chân tay lạnh, luôn thấy sợ lạnh do phần dương khí bị giảm sút.
Học thuyết âm dương là hệ thống lý luận quan trọng để đưa ra các phương pháp chữa bệnh và dùng thuốc
Học thuyết âm dương là hệ thống lý luận quan trọng để đưa ra các phương pháp chữa bệnh và dùng thuốc

Về chẩn đoán bệnh lý

Trong chẩn đoán bệnh lý, các lý luận của thuyết âm dương sẽ giúp thầy thuốc đưa ra được những kết luận cuối cùng. Cụ thể:

  • Dựa vào 4 phương pháp khám bệnh gồm: Vọng – văn – vấn – thiết, đó là nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Dựa vào đây thầy thuốc sẽ chẩn đoán các triệu chứng bệnh lý đó thuộc thể nhiệt hay hàn và xác định được tình trạng của tạng phủ kinh lạc là thực hay hư.
  • Dựa vào 8 cương lĩnh: Nhờ vào lý luận này thầy thuốc đánh giá được mức độ, trạng thái, tính chất và xu hướng của bệnh lý. Trong đó âm, dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất thường gặp các bệnh ở phần thực, biểu, nhiệt thuộc dương; các bệnh ở hàn, lý, hư thuộc phần âm.
  • Tứ chẩn: Đây là công cụ giúp thầy thuốc khai thác những triệu chứng và bát cương về bệnh tật.

Bạn có thể tham khảo về Tứ chẩn trong Y học cổ truyền để khám bệnh.

Về phương pháp chữa bệnh

Học thuyết âm dương được xem là hệ thống lý luận quan trọng, được ứng dụng để đưa ra các phương pháp về chữa bệnh và dùng thuốc:

  • Về chữa bệnh: Điều hoà lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể theo thể trạng của người bệnh. Mỗi thể hàn, nhiệt, thực sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau ví dụ như dùng thuốc, bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp,…
  • Về thuốc: Đông y chia thuốc chữa bệnh làm hai thể là hàn và nhiệt. Thuốc lạnh, mát dùng trong các trường hợp bị bệnh nhiệt (thuộc dương); còn trường hợp thuốc nóng, ấm dùng để chữa trị các bệnh về hàn (thuộc âm).
  • Về châm cứu: Tùy thể trạng bệnh sẽ có phương pháp châm cứu phù hợp, nếu bệnh thể nhiệt dùng châm, bệnh thể hàn dùng cứu. Đối với những người bệnh bệnh thực thì tả, hư thì bổ. Nếu bệnh ở tạng (thể âm) thì ấn vào huyệt Du ở sau lưng (mang yếu tố dương), nếu bệnh ở phủ (thể dương) thì ấn vào huyệt Mộ (mang yếu tố âm). Việc châm cứu cũng được thực hiện theo nguyên tắc tác động vào âm để chữa dương và ngược lại tác động vào dương để chữa âm.

Học thuyết âm dương ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong Y học và nó là nền tảng vững chắc cho hệ thống lý luận của Đông y. Vì vậy, nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn có thể xem thông tin tuyển sinh trung cấp Y học cổ truyền tại TP HCM của Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Học thuyết âm dương trong Y học cổ truyền do Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu và tổng hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm kiến thức về lý luận Y học cổ truyền.

Thông tin hữu ích khác
cham-cuu-y-hoc-co-truyen Châm cứu y học cổ truyền có những ưu nhược điểm gì? Theo lịch sử từ lâu Y học cổ truyền là một nghề cao quý, các danh y thường sử dụng châm cứu như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh khác nhau.... xoa-bop-bam-huyet-y-hoc-co-truyen Những điều cần biết về xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền Xoa bóp bấm huyệt được coi như liệu pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, nó tác động lên các huyệt đạo trên da bằng các thủ thuật ấn huyệt, hỗ trợ... dien-cham-la-gi Điện châm là gì? Tác dụng của châm cứu điện Điện châm là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều cho phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin... cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan...
Xem thêm >>



0899 955 990