Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều cần biết về học thuyết tạng tượng bạn nên biết

Cập nhật: 07/11/2023 17:25 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Học thuyết tạng tượng là một học thuyết trong hệ thống lý luận của Y học cổ truyền, quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động tạng phủ của con người. Hôm nay Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ chi tiết về học thuyết này nhé.

Nội dung học thuyết tạng tượng

Tạng ở đây là nội tạng, là tạng phủ và các tổ chức cơ quan trong cơ thể; tượng ở đây là tượng trưng, là hình tượng và các biểu tượng về hình thái, chức năng sinh lý, cũng như hiện tượng bệnh lý của nội tạng biểu hiện ra bên ngoài cơ thể mà chúng ta có thể nhận thấy được.

Tạng tượng bao gồm 5 tạng, 6 phủ và 6 phủ kỳ hằng.

  • Ngũ tạng gồm: tâm (tâm bào), can, tỳ, thận, phế; lục phủ gồm đởm, vị, tiểu trường, đại trường, tam tiêu, bàng quang.
  • Sáu phủ kỳ hằng gồm: đởm, não, tuỷ, xương, mạch, bào cung.

Tạng và phủ đều là nội tạng của cơ thể con người, nhưng có sự khác biệt nhất định. Ngũ tạng là tàng trữ tinh khí nhưng không tả ra cho nên đầy mà không chắc, còn lục phủ là truyền tống những vật đã hoá đi nhưng không tàng chữ cho nên chắc mà không đầy.

Do đó, chức năng của ngũ tạng là tàng trữ tinh khí, của lục phủ là thu nhận thức ăn uống, hấp thu, tiêu hoá chúng và phân bố tân dịch, bài tiết cặn bã.

Khi trường thực thì vị hư; khi vị thực thì trường hư, còn khi cả trường và vị đều thực sẽ sinh bệnh. Phủ kỳ hằng lại không giống tạng, phủ, nhưng nó có đặc tính của tạng là tàng mà không thiết, và cũng có đặc điểm của phủ là những cơ quan rỗng.

Hoạt động sự sống con người đều bắt nguồn từ công năng của nội tạng, nó hoạt động không riêng lẻ mà có quan hệ mật thiết với nhau và nương tự lẫn nhau để tồn tại.

Những điều cơ bản về học thuyết tạng tượng
Những điều cơ bản về học thuyết tạng tượng

Tạng phủ tuy nằm ở nơi sâu kín của cơ thể, nhưng chúng lại có quan hệ mật thiết với các tổ chức khí quan bên ngoài. Ở bên trên thì thông với bảy khiếu; bên dưới thông với tiền âm, hậu âm; bên ngoài hợp với cân, cốt, cơ nhục, da lông, bì phu,... Nội tạng với các tổ chức của cơ thể có mối quan hệ toàn diện và được duy trì thông qua 12 kinh lạc.

Có thể nói rằng, học thuyết tạng tượng là một phần trọng yếu trong hệ thống lý luận của Y học cổ truyền. Học thuyết tạng tượng không dựa hoàn toàn vào giải phẫu cổ đại, mà nó dựa trên quan sát hoạt động của các tạng phủ qua biểu hiện sống của cơ thể với sự chỉ đạo của quan điểm triết học Đông phương như thiên nhân hợp nhất, âm dương ngũ hành.

Sau đây là những nhận thức về học thuyết tạng tượng:

  • Mỗi một tạng, một phủ, một phủ kỳ hằng không phải chỉ là cơ quan giải phẫu học hiện đại mà chủ yếu bao gồm chức năng sinh lý của tạng đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng, phủ đó với các tạng, phủ khác.
  • Sự liên hệ giữa những phần cơ thể khác nhau trong cùng một tạng/phủ, giữa những tạng/phủ với nhau, giữa bên trong và bên ngoài cơ thể… được thể hiện qua hệ thống kinh lạc của Y học cổ truyền.
  • Học thuyết tạng tượng phản ánh đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.

Bạn có thể quan tâm về Học thuyết âm dương là gì và ứng dụng trong Y học cổ truyền

Sự liên hệ giữa ngũ tạng với lục phủ

Mối quan hệ của tạng với phủ là quan hệ biểu lý tương hợp. Tạng là âm là lý, còn phủ là dương là biểu một tạng một phủ, một âm dương. Một biểu một lý phối hợp với nhau sẽ gọi là tạng phủ biểu lý tương hợp. Biểu lý tương hợp với tạng phủ được thực hiện chủ yếu qua đường kinh mạch.

Đường kinh của phủ liên lạc với tạng, đường kinh của tạng liên lạc với phủ. Vì thế tạng với phủ tuy về công năng là có chức trách khác nhau nhưng chúng vẫn nhờ cậy và liên kết với nhau, còn về bệnh lý cũng liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau.

Tâm hợp với tiểu trường

Tâm hợp với tiểu trường, có biểu hiện bệnh lý như tâm hoả thịnh, xuất hiện các triệu chứng bên ngoài như mặt đỏ, vật vã, lồng ngực nóng bức, lưỡi đỏ, vì tâm hoả nên khi chuyển xuống tiểu trường nó sẽ có chứng tiểu tiện đỏ, són đái đau, đau niệu quản, nặng thì đái ra máu.

Để chữa bệnh này cần lợi tiểu để thanh tâm, đưa tâm hoả đi xuống đường tiểu tiện để đi ra ngoài. Tâm hoả có thể theo tiểu tiện mà ra ngoài được là do hoả tà theo tác dụng gạn lọc của tiểu trường đi ra cùng đường tiểu âm.

Ngũ tạng và lục phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau
Ngũ tạng và lục phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau

>>>Xem thêm: Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

Can hợp với đởm

Can khí vốn cương thịnh, đởm khí vốn cương trực, bệnh của can đởm thường có mối liên hệ với nhau. Ví dụ khi bị bệnh đởm nhiệt sẽ thấy các chứng tạng của kinh can như đắng miệng, choáng váng, dễ cáu gắt, đau sườn, hoa mắt.

Bệnh can nhiệt cũng thường có các chứng trạng của kinh đởm như nôn ra nước mật đắng, miệng đắng. Vì thế, thuốc tả đởm hỏa cũng hay thêm tác dụng bình can, và thuốc bình can phần nhiều thêm tác dụng tả đởm hoả

Tỳ hợp với vị

Tỳ chủ việc vận hoá, còn vị chủ việc làm nhừ thức ăn uống. Tỳ vị phối hợp với nhau mới thực hiện được công năng tiêu hoá thức ăn uống, vận chuyển phân bố tân dịch. Nếu một trong hai tỳ và vị bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc thu nạp, phân bố vận hoá thức ăn uống.

Phế hợp với đại trường

Phế chủ việc túc giáng, còn đại trường chủ về việc truyền tống phân ra ngoài. Nếu phế mất đi chức năng túc giáng sẽ gây ra chứng đại tiện không thông. Ngược lại nếu đại trường bị chứng nhiệt mất thì đại tiện không thông và cũng ảnh hưởng đến công năng túc giáng của phế.

Thận hợp với tam tiêu bàng quan

Bàng quang có thể thải nước tiểu được là nhờ khí hoá của tam tiêu, mà tiêu làm được tác dụng khí hoá sẽ phải nhờ vào chứng bốc của thận dương. Vì thế tam tiêu và bàng quang cùng hợp tác với nhau mới có thể hoàn thành được công năng thải nước tiểu.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về nội dung học thuyết tạng tượng. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để phục vụ cho việc học tập. Chúc các bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
thuc-pham-bo-duong-khi Những thực phẩm bổ dương khí giúp cân bằng cơ thể Dương khí là nguồn năng lượng ở bên trong cơ thể, thiếu dương khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Hãy tìm hiểu những... benh-chung-ty-la-gi Bệnh chứng tý là gì trong Đông y? Cách điều trị như thế nào? Chứng tý theo Y học cổ truyền là bệnh do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc gây đau nhức các cơ khớp ở tay chân. Để hiểu rõ hơn về... nhung-dieu-can-biet-de-tro-thanh-bac-si-y-hoc-co-truyen Bác sĩ y học cổ truyền là gì? Phạm vi hoạt động như thế nào? Ngành Y học cổ truyền hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Vậy để trở thành bác sĩ... cac-mon-hoc-nganh-y-hoc-co-truyen-hien-nay Các môn học ngành Y học cổ truyền hiện nay Trong những năm gần đây, Y học cổ truyền đã có đóng góp rất lớn cho việc thăm khám và chữa bệnh trong hệ thống y tế hiện nay. Bên cạnh đó thì các... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... chua-thoat-vi-dia-dem-bang-y-hoc-co-truyen Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền có hiệu quả không? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hiện nay được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Cùng chúng tôi tìm hiểu...
Xem thêm >>



0899 955 990