Ngành Y học cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trước nền Y học phương Tây. Hiện nay, tại các bệnh viện kết hợp Tây Y và Đông Y mang lại hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt. Để nắm rõ thông tin về y học cổ truyền là gì? Những lợi ích của y học cổ truyền như thế nào? Các bạn cùng Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tham khảo trong bài viết này.
1. Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền là một ngành Y học nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức, kinh nghiệm vào phòng bệnh, chẩn đoán, cải thiện, điều trị và chữa bệnh.
Y học cổ truyền tiếng anh là Traditional Medicine, một số người còn gọi tên khác là Đông Y vì có nguồn gốc Trung hoa.
Tại Việt Nam, thuật ngữ này được dùng để phân biệt Đông Y với Tây Y. Nếu như Tây Y dựa vào kiến thức giải phẫu, sinh lý và vi sinh thì Đông Y thì được dựa trên lý luận triết học cổ Trung Hoa: Âm dương và Ngũ hành, nhằm thiết lập lại trạng thái cân bằng giữa những yếu tố kể trên.
Bạn có thể chưa biết về Các nguyên nhân gây bệnh trong Y học cổ truyền
2. Cách chẩn đoán bệnh trong Y học cổ truyền
Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh bằng phương pháp ngoại quan tứ chẩn: Vọng chẩn - Văn chẩn - Vấn chẩn - Thiết chẩn. Cách này dựa vào những triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền bao gồm:
2.1. Vọng chẩn
Phương pháp này xác định bệnh nhờ vào việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu bệnh. Với những biểu hiện bên ngoài giúp bác sĩ y học cổ truyền chẩn đoán được tình trạng bệnh, chủ yếu quan sát ở bộ phận mắt, lưỡi, mặt… bởi bộ phận đó liên quan đến phủ tạng bên trong.
2.2. Văn chẩn
Chẩn đoán Y học cổ truyền qua thông tin người bệnh cung cấp. Bác sĩ sẽ chú ý đến âm thanh từ người bệnh như tiếng thở, ho và tiếng rên … để phát hiện bệnh đúng.
2.3. Vấn chẩn
Phương pháp chẩn đoán này dựa vào thu thập những câu trả lời về thói quen sinh hoạt của người bệnh gồm tâm lý, ăn uống và tập luyện hàng ngày của bệnh nhân. Thông tin này rất quan trọng, giúp đánh giá tiền sử bệnh, diễn biến từ lúc khởi phát cho đến khi thăm khám, hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.
2.4. Thiết chẩn
Phương pháp thiết chẩn dựa trên việc dùng các dụng cụ hỗ trợ khám bệnh, các bác sĩ có thể sờ nắn vào vị trí bệnh như da, thịt, chân, tay, bụng hay bắt mạch để đánh giá tính chất bệnh.
Cũng như tứ chẩn thì Y học cổ truyền cần kết hợp thêm chẩn đoán cận lâm sàng trong Y học hiện đại bao gồm xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu. Sự kết hợp này càng được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán, điều trị bệnh mang lại hiệu quả và thành công trong nền Y Tế.
3. Các phương pháp điều trị bệnh trong Y học cổ truyền
Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền được chia thành 3 loại gồm: dùng thuốc uống, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Dưới đây là 3 cách điiều chị cụ thể:
- Phương pháp châm cứu: Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ y học cổ truyền phải nắm được hệ thống huyệt, kinh mạch trong cơ thể người. Chúng có liên hệ mật thiết trong có thể nên bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào huyệt tương ứng với phần cơ thể gặp vấn đề.
- Dùng thuốc uống: Trong Y học cổ truyền thì thuốc được chia thành hai loại chính là Thuốc Bắc hoặc thuốc Nam. Thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc được nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp với người Việt. Trong khi đó thì thuốc Nam được là vị thuốc ở Việt Nam, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Phương pháp xoa bóp: Tương tự như châm cứu, nhưng bác sĩ Y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp vào các huyệt trên cơ thể hay vì dùng kim châm. Nhưng tính chính xác và tác động của phương pháp này không cao như châm cứu. Do vậy, chỉ nên áp dụng phương pháp này khi vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể người bệnh.
4. Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền là gì?
So với Tây Y thì Y học cổ truyền mang lại nhiều lợi ích về điều trị bệnh hiệu quả, và hạn chế tác dụng phụ tối đa. Tuy nhiên ngành này còn tồn tại một số nhược điểm bạn cần chú ý:
4.1. Ưu điểm của y học cổ truyền
- Hạn chế tác dụng phụ: Phương pháp điều trị bệnh Y học cổ truyền áp dụng phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh có tính an toàn cao. Những loại thuốc chủ yếu lấy từ nguyên liệu thiên nhiên như thân cây, rễ, hoa, quả, lá cây…Do vậy mà hạn chế tối đa tác dụng phụ trong cơ thể.
- Điều trị hiệu quả: Y học cổ truyền mang lại hiệu quả điều trị bệnh mãn tính do tính chất điều trị lâu dài mà hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, Y học cổ truyền vừa đạt hiệu quả điều trị bệnh mà còn bổ sung dưỡng chất, với công dụng làm đẹp rất tốt.
4.2. Nhược điểm của y học cổ truyền
- Thời gian tác dụng chậm: Thuốc trong Y học cổ truyền mang lại công dụng hiệu quả nhưng tác dụng chậm, không nhanh như Tây y. Bên cạnh đó, quá trình bào chế thuốc khá kỳ công và nhiều thời gian. Trong khi các loại thuốc này rất nặng mùi và khó uống với người bệnh chưa quen.
- Nguồn nhân lực y học cổ truyền còn thấp: Sau khi hoàn thành khóa học thì các bạn phải trải qua quá trình học lâu dài, tích lũy nhiều kinh nghiệm, thử nghiệm mới được hành nghề. Dẫu vậy, ngành Y học cổ truyền chưa phát triển nhiều về số lượng nguồn nhân lực, hay cơ sở khám chữa bệnh nên còn thiếu rất nhiều.
>>>Tham khảo thêm: Hồ sơ xét tuyển y học cổ truyền gồm những gì?
5. Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyển năm 2023 tại TPHCM
Sự hạn chế nguồn nhân lực Y học cổ truyền hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay. Do vậy, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đẩy mạnh tuyển sinh Trung cấp y học cổ truyển, nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực Y học cổ truyền chất lượng.
Theo đó, các bạn sĩ tử đăng ký ngành học này chỉ cần đáp ứng điều kiện đầu vào là có bằng tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể theo học. Với thời gian đào tạo 2 năm thì các bạn sẽ được cấp bằng Trung cấp Y học cổ truyền chính quy.
Nhiều bạn thắc mắc Học Y học cổ truyền ra trường làm gì? Các bạn vừa có thể ra trường tìm kiếm việc làm, mở phòng khám tương ứng với chuyên môn hoặc liên thông lên Đại học ngành này.
Như vậy có thể thấy, hệ Trung cấp Y học cổ truyền có rất nhiều lợi ích về chương trình học cũng như công việc sau khi tốt nghiệp. Các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi theo học ngành này, tham gia đăng ký tại link: https://caodangyduochochiminh.vn/lien-he.html.
Ngành Y học cổ truyền mang đến hiệu quả điều trị bệnh an toàn, lâu dài. Tuy nhiên, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp phương pháp Tây y với Y học cổ truyền nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn điều trị bệnh!