Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lý luận Học thuyết Thủy Hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

Cập nhật: 07/11/2023 17:16 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông có nguồn gốc như thế nào? Được ứng dụng trong điều trị bệnh ra sao được rất nhiều người quan tâm. Hôm nay Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về học thuyết thủy hỏa nhé.

Nguồn gốc học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn Ông

Học thuyết thuỷ hỏa còn được gọi là học thuyết tâm thận do một danh Y thế kỷ XVIII - Hải Thượng Lãn Ông xây dựng dựa trên cơ sở lý luận của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng của Y học cổ truyền phương đông.

Trong thuyết âm dương, thủy là nước thuộc âm, hỏa là lửa thuộc dương. Trong thuyết ngũ hành, thủy và hỏa là hai hành tương khắc với nhau.

Còn trong học thuyết tạng tượng, tạng tâm và thận nằm trong phạm vi của ngũ tạng, nhưng trong cuộc sống chúng thường xuyên có sự giao nhau và có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Ví dụ như ánh sáng mặt trời là nguồn sống để tạo ra muôn vật, còn nước sẽ nguồn nuôi sống muôn loài. Do vậy mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu một trong hai thứ này.

Trên cơ sở đó, Hải Thượng Lãn Ông đã lấy sự cân bằng của Tạng tâm và Thận trong cơ thể làm gốc rễ với nguyên tắc là “Giáng tâm hỏa và ích thận thủy”.

Lý luận học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn Ông
Lý luận học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn Ông

Ông luôn cho rằng: “Con người cũng như vũ trụ, muốn tồn tại, thì phải có hỏa”, mà cái hỏa ở đây trước hết thuộc tạng tâm (quân hỏa), tiếp theo mới là cái hỏa của thận (tướng hỏa). Cả hai cái hỏa này luôn luôn cân bằng với phần thủy của tâm huyết: Phần âm của tâm và thận thủy: thận âm.

Ông cho rằng, con người phát sinh bệnh tật là do thủy và hỏa có sự thiên lệch, tức là do có sự mất cân bằng của hai tạng tâm và thận. Do đó “chữa bệnh nặng không biết đến thủy hỏa; chữa bệnh nhẹ không biết đến khí huyết thì chẳng khác gì là trèo cây tìm cá”.

Dựa trên những cơ sở đó, ông đã tìm ra phương pháp trị liệu mới là “Giáng tâm hoả, ích thận thuỷ” để điều hoà thuỷ hoả trong cơ thể, lập lại cân bằng của âm dương, làm tiêu tán mọi bệnh tật.

Áp dụng theo phương châm đó, Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng thành công 2 bài thuốc cổ phương là: lục vị và bát vị để bổ thuỷ, bổ hoả. Bên cạnh đó ông còn áp dụng pháp biến phương tinh thông từ bài thuốc này để điều trị cho 50 chứng bệnh khác nhau.

Ông nói rằng: "Nhà Y mà không hiểu rõ chân tướng của tiên thiên thái cực, không nghiên cứu tác dụng thần diệu của thuỷ hoả vô hình thì không thể trọng dụng được những bài thuốc hay như lục vị, bát vị làm thuốc là còn thiếu sót hơn một nửa”.

Nguồn gốc của học thuyết thuỷ hoả
Học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

>>> Tham khảo thêm: Học thuyết âm dương là gì và ứng dụng trong Y học cổ truyền như thế nào?

Ứng dụng của học thuyết thuỷ hoả trong điều trị bệnh

Tất cả bệnh tật mà con người mắc phải nguyên nhân đều là do âm dương bị mất cân bằng, thuỷ hoả thiên lệch. Do đó, việc điều trị bệnh đầu tiên là phải làm điều hoà của âm dương thuỷ hoả đến mức cân bằng mới thôi.

Học thuyết thuỷ hoả đã được Hải Thượng Lãn Ông hoàn thiện và ông đã sử dụng thành công 2 bài thuốc lục vị và bát vị. Ông đã biến phương của nó một cách tinh thông để điều chỉnh âm dương thuỷ hoả sao cho cân bằng nhất, nguyên nhân gây ra tất cả các chứng bệnh của con người.

Học thuyết thuỷ hoả ứng dụng trong điều trị bệnh như thế nào
Học thuyết thuỷ hoả ứng dụng trong điều trị bệnh như thế nào

Khái niệm về âm dương thuỷ hoả là rất vô hình và trừu tượng nhưng lại là trọng yếu của học thuyết thuỷ hoả nói riêng và lý luận cơ bản Y học cổ truyền nói chung. Dựa theo những lý thuyết của dịch học, Hải Thượng Lãn Ông đã biết vận dụng nó vào trong việc điều trị.

Ông cho rằng: “Tính của hoả thơi bốc lên, thời phải bắt cho nó đi xuống, tính thuỷ thấm xuống nên khiến cho đi lên, thuỷ lên hoả xuống gọi là giao nhau tức thuỷ hoả ký tế. Hoả ấy tức là dương khí, thuỷ tức là âm tinh” hai bên hỗ căn thời gọi là âm dương hoà bình. Người chân âm thịnh thì phải bổ dương hưng khí âm phải theo khí dương mà lên, nay thời chỉ bổ âm thì sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị, lại tuyệt mất nguồn sinh hoá của hậu thiên, như vậy thì bổ âm phải dùng thời thêm vào vị bổ dương”.

Để bổ âm, củng cố chân thuỷ thì nên dùng lục vị, còn muốn bổ nguyên khí, củng cố chân hoả của thận (đặc biệt là những người có hoả lực yếu hoặc thuỷ không thăng, hoả không giáng) thì dùng bát vị. Những người có bệnh trong người âm dương đều hư yếu thì nên dùng bài thuốc thập bổ hoàn để không thiên lệch.

Ông cho rằng, người làm thuốc nếu chỉ biết chăm chú về khí huyết, loanh quanh bào chí vật tứ quân, lấp chỗ trống ở chỗ hao, thì sẽ không biết thuỷ hoả ở chỗ nào, sợ thục địa nê trệ, phụ tử mạnh, nhục quế nóng mà không dám dùng nhiều thì đó chỉ là một thầy thuốc tầm thường.

Có thể nói rằng, Hải Thượng Lãn Ông là người Việt Nam đầu tiên đã biết vận dụng sáng tạo các nguyên lý triết học cổ ở phương đông, đồng thời vận dụng  một cách nhuần nhuyễn nhiều phương diện trong lĩnh vực của Y học cổ truyền vào từng hoàn cảnh thực tế từ thế kỷ XVIII. 

Học thuyết thủy hỏa đã cụ thể hóa nguyên lý của các học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng. Hải Thượng Lãn Ông đã vận dụng hai cổ phương lục vị, bát vị, có sự tăng, giảm về số lượng cũng như hàm lượng và các vị thuốc trong hai phương để điều trị hơn 50 loại chứng bệnh khác nhau là một sáng tạo vô cùng quý giá. Với học thuyết thủy hỏa này, Hải Thượng Lãn Ông đã đóng góp to lớn về mặt lý luận và thực tiễn cho nền Y học cổ truyền nước ta.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về học thuyết Thủy Hỏa của Hải Thượng Lãn Ông. Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để phục vụ cho việc học tập. Chúc các bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
cham-cuu-y-hoc-co-truyen Châm cứu y học cổ truyền có những ưu nhược điểm gì? Theo lịch sử từ lâu Y học cổ truyền là một nghề cao quý, các danh y thường sử dụng châm cứu như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh khác nhau.... xoa-bop-bam-huyet-y-hoc-co-truyen Những điều cần biết về xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền Xoa bóp bấm huyệt được coi như liệu pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản, nó tác động lên các huyệt đạo trên da bằng các thủ thuật ấn huyệt, hỗ trợ... dien-cham-la-gi Điện châm là gì? Tác dụng của châm cứu điện Điện châm là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều cho phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin... cac-huyet-dao-tren-ban-tay Các huyệt đạo trên bàn tay: Công dụng và tác hại khi sai cách Bàn tay con người là một phần cơ thể được tạo hóa ban tặng với nhiều chức năng và có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong nền y học cổ truyền. Hãy cùng... cac-huyet-tren-canh-tay Các huyệt trên cánh tay và Các tác dụng cải thiện sức khỏe Trong y học cổ truyền, huyệt vị được coi là những điểm quan trọng trên cơ thể, kết nối với các hệ thống kinh mạch và tạng phủ. Những huyệt đạo... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan...
Xem thêm >>



0899 955 990