Thay khớp gối toàn phần được xem là phương pháp điều trị cho phần khớp gối bị thoái hóa. Sau phẫu thuật thì cần phải áp dụng bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối an toàn giúp người bệnh hồi phục chức năng di chuyển nhanh chóng, độc lập và dễ dàng trở lại cuộc sống bình thường.
1. Mục đích phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối
Phục hồi chức năng sau thay khớp gối mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh bao gồm:
- Giúp làm giảm đau, kiểm soát phù nề ở người bệnh.
- Tăng cường phạm vi vận động khớp với bệnh nhân.
- Cải thiện sức mạnh với sức dẻo dai của khớp gối.
- Khôi phục sức mạnh đối với các cơ chi dưới.
- Phục hồi dáng đi.
- Lấy lại chức năng thực hiện công việc hằng ngày.
Sau phẫu thuật thay khớp gối mà bệnh nhân tỉnh táo thì sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các hình thức phục hồi chức năng luôn. Người bệnh sẽ phối hợp với bác sĩ vật lý trị liệu thực hiện các bài tập gập gối với nạng và khung tập đi.
Theo đó, bạn có thể áp dụng bài tập dưới đây để hỗ trợ sự vững chắc của khớp gối, chịu lực thăng bằng đồng thời thực hiện các hoạt động chức năng.
- Bài tập sức cơ: Áp dụng các bài tập khớp háng, cơ đùi, cơ mông với cơ cẳng chân an toàn.
- Bài tập chống chân chịu lực: Trường hợp bệnh nhân thay loại khớp có xi măng thì tốt nhất hãy tập chống chân chịu lực lên chân phẫu thuật với lực tăng cường. Lưu ý nếu thấy khó chịu thì cần phải dừng lại ngay. Với khớp thay không có xi măng, thì hãy chú ý đặt các ngón chân xuống cho đến khi đỡ đau sau đó tăng dần trọng lượng xuống chân đó.
- Bài tập kết hợp: Bài tập bơi lội kết hợp đạp xe hoạt động hằng ngày bao gồm lên xuống giường, cầu thang hoặc ngồi xổm…
Bạn có thể tìm hiểu thêm Các bài tập phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối an toàn
2. Bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối an toàn
Áp dụng bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối là biện pháp cần thiết nhằm giúp người bệnh lấy lại chức năng vốn có. Tuy nhiên việc áp dụng các bài tập này cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thật kiên trì mới mang lại hiệu quả cao.
2.1. Phục hồi chức năng sau thay khớp gối giai đoạn I: 1 – 2 tuần sau mổ.
Mục đích: Giúp kiểm soát tình trạng giảm đau, phù nề.
Phương pháp: Duy trì tình trạng duỗi gối 0 độ đồng thời gấp 100 độ. Tăng cường sức mạnh cơ và áp dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển bao gồm gậy, nạng, khung tập đi. Nên kiên trì thực hiện bài tập tại nhà.
Ngày thứ nhất sau phẫu thuật thay khớp gối:
- Người bệnh nên thực hiện chườm lạnh khớp gối mỗi lần 15 phút, ngày ít nhất 3 lần. Nếu đau thường xuyên thì có thể chườm lạnh nhiều hơn.
- Thực hiện bài tập co cơ tĩnh trên giường: Người bệnh với tư thế nằm và duỗi chân thẳng, co cơ tĩnh chân phẫu thuật, luân phiên co 5 giây nghỉ 5 giây, ngày tập 10 lần.
- Các bài tập phối hợp khác: tập trượt gót chân, tập vận động khớp cổ chân.
- Có thể tập ngồi dậy và tập thay đổi vị trí trên giường.
- Vận động chủ động khớp gối: 0 – 70º .
- Có thể sử dụng máy tập CPM: 0 – 100º, ngày ít nhất 4 giờ.
Ngày thứ 2 sau phẫu thuật thay khớp gối:
Ngoài việc tiếp tục các bài tập ở trên thì còn phải kết hợp với những bài tập sau đây:
Áp dụng các bài tập độc lập trên giường ngày 5 lần; Tập gập duỗi dạng khép háng chủ động; Tập vận động khớp cổ chân hoặc chủ động có trợ giúp; Tập ngồi trên ghế 30 phút, mỗi ngày 2 lần; Vận động chủ động khớp gối 10 - 80 độ, Tập di chuyển vào buồng tắm, nhà vệ sinh với người trợ giúp.
Ngày thứ 3 tới 2 tuần sau phẫu thuật thay khớp gối:
Bên cạnh áp dụng những bài tập ở trên, người bệnh hãy phối hợp thêm các bài tập dưới đây:
- Những bài tập khớp gối: Nên tập duỗi khớp hoàn toàn, hàng ngày nên tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º đến ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối đạt tối đa 100º.
- Bạn nên chú ý tập mạnh sức cơ cẳng chân và cơ đùi bằng bài tập có sức cản.
- Tích cực đứng chịu lực lên 2 chân, rồi tập đứng trên từng chân cho đến khi người bệnh chịu được trọng lực thì tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng lên chân phẫu thuật tăng dần đến mức tối đa.
- Ở tư thế đứng: Người bệnh có thể áp dụng bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng chân phẫu thuật.
- Tập dùng nạng và khung tập đi để di chuyển.
2.2. Phục hồi chức năng sau thay khớp gối giai đoạn II: Từ 2 – 5 tuần sau phẫu thuật.
Mục đích: Giúp người bệnh làm giảm đau, giảm phù nề, từ đó giúp gia tăng tầm vận động của khớp từ 0 – 115º. Nên chú ý việc tăng cường sức mạnh của cơ để lấy lại hoạt động hàng ngày đồng thời bắt đầu tham gia chương trình tập tại nhà.
Phương pháp: Duy trì những bài tập ở giai đoạn I
- Áp dụng bài tập thụ động, chủ động có trợ giúp để tập gấp duỗi khớp gối.
- Mỗi tuần đạt mục tiêu gấp gối thêm 5º đến 5 tuần cho đến khi tầm vận động khớp gối đạt đến mức 0 – 115º.
- Phối hợp với kỹ thuật viên phục hồi chức năng để áo dụng bài tập kéo giãn thụ động khớp gối.
- Tăng cường sức mạnh cơ: tập vận động khớp gối chủ động với sức cản tăng dần. Và áp dụng bài tập xuống tấn đến tuần thứ 3.
- Người bệnh nên tập di chuyển trên đệm, bước qua chướng ngại vật ít nguy hiểm có sự trợ giúp của nạng.
- Bài tập trị liệu sau phẫu thuật: tập luyện cách di chuyển tại giường, đi giày dép với sử dụng hố xí bệt, nhà tắm.
Tập đạp xe đạp 15 phút/lần, 2 lần/ngày.
2.3. Bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 – 8 tuần:
Mục đích: Nhằm giúp tăng cường tầm vận động khớp từ 0 – 115º – 120º, nhằm giúp làm gia tăng sức mạnh cơ, tập thăng bằng không cần trợ giúp từ đó giúp trở lại hoạt động bình thường.
Phương pháp: Tiếp tục áp dụng bài tập ở giai đoạn 2; Tập tăng cường sức mạnh cơ; Tăng cường tập vận động gấp duỗi khớp gối; Tập đi bộ, lên xuống cầu thang; Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân phẫu thuật; Bỏ dụng cụ trợ giúp;Tập đạp xe đạp; Tập chạy nhẹ và trở lại hoạt động thể thao hàng ngày.
Cùng tìm hiểu thêm Các bài tập phục hồi chức năng đau lưng dễ thực hiện
3. Thời phục hồi chức năng sau thay khớp gối trong vòng bao lâu?
Theo thông tin được chúng tôi tìm hiểu các bác sĩ chuyên khoa, mỗi bệnh nhân sau thay khớp gối thường mất khoảng 4 – 6 tuần nhằm giúp phục hồi chức năng bị giảm hoặc đã mất của mình.
Thời gian phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào các yếu tố như công việc với hoạt động của bệnh nhân. Tùy vào từng trường hợp, người bệnh hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ vật lý trị liệu áp dụng bài tập phù hợp để tiết kiệm thời gian đồng thời duy trì trạng thái tốt nhất để trở lại hoạt động hàng ngày với công việc.
Sau phục hồi chức năng thì bệnh nhân có thể tham gia hoạt động thể chất với cường độ thấp như: thái cực quyền, đi bộ, yoga cơ bản hay các môn thể thao dưới nước… Tuyệt đối nên tránh những bộ môn tập luyện với cường độ cao bao gồm bóng rổ, quần vợt, bóng đá và thể dục nhịp điệu…
Trường hợp sử dụng thuốc giảm đau hay di chuyển bằng nạng thì người bệnh không nên lái xe máy hoặc xe hơi. Thường thì người bệnh có thể bắt đầu lái xa từ 4 – 6 tuần sau phẫu thuật. Dù vậy, bạn vẫn cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ trước khi điều khiển xe trở lại. Với người đủ khả năng lái xe thì cần tuân thủ biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Các bạn thấy đấy, phục hồi chức năng sau thay khớp gối có ý nghĩa quan trọng như thế nào. Các bài tập đó giúp bệnh nhân có thể tái hòa nhập với cộng đồng. Bạn có quan tâm tới thông tin về tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng hữu ích này không?
Hiện nay, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đẩy mạnh công tác tuyển sinh nhằm đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành này cho Y tế. Các bạn có thể tham khảo nếu yêu thích nhé.
Thông tin trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu và chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn thực hiện bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối an toàn và hiệu quả. Người bệnh chú ý nên tập luyện kiên trì theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục tiêu tốt nhất trong thời gian rút gọn. Chúc bạn sức khỏe!