Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không cần dùng đến dùng thuốc, tái tạo lại các bộ phận về chức năng vốn có ban đầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp vật lý trị liệu ngay dưới đây.
Tìm hiểu về vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị dựa trên khoa học vật lý để giúp người bệnh phục hồi lại các chức năng mà không cần dùng đến thuốc.
Nhờ tính an toàn và mang lại hiệu quả cao trong điều trị nên phương pháp này được nhiều người bệnh cảm thấy hài lòng và tin tưởng. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng phương pháp giống nhau, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý về cách thức điều trị phù hợp.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học vật lý nên càng có nhiều phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị cho người bệnh, có thể kế đến như chữa trị bằng lực cơ học, các dạng sóng âm, ánh sáng, nhiệt độ…. Phương pháp này rất phù hợp với các bệnh lý liên quan đến chấn thương và bệnh lý bẩm sinh như khuyết tật.
Bạn nên xem thêm về Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất
Hiện nay, các phương thức vật lý trị liệu mới nhất đều được đưa vào điều trị tại nước ta. Dưới đây là một số phương pháp đang được sử dụng phổ biến.
Phương pháp vận động trị liệu
Những phương pháp vật lý trị liệu khác cần phải có sự can thiệp của máy móc, thiết bị và kỹ thuật viên thì vận động trị liệu bệnh nhân có thể tự thực hiện. Phương pháp này chỉ cần được kỹ thuật viên hướng dẫn qua thì bệnh nhân có thể tự thực hiện được với một số bài bài vận động trị liệu sau đây:
- Vận động chủ động: phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân có khả năng tự thực hiện động tác;
- Vận động thụ động: áp dụng cho những bệnh nhân không có khả năng tự vận động nhằm hạn chế khả năng bị teo cơ, cơ cứng khớp do ít vận động;
- Vận động chủ động có hỗ trợ: thường được áp dụng cho những bệnh nhân có khả năng vận động kém, phương pháp này cần có sự trợ giúp của kỹ thuật viên hoặc công cụ;
- Vận động kết hợp động tác: là cách thức luyện tập kết hợp với những bài tập như đạp xe, đi bộ…hoặc các bài tập có kết hợp động tác;
- Vận động có trợ lưc: phương pháp này thường kết hợp với các công cụ đi kèm để tăng thêm lực, nhằm gia tăng sức chịu đựng của cơ thể nhờ sự kích thích của công cụ như máy cơ học, gậy, lò xo…
Tác nhân cơ – động học kéo dãn
Phương pháp này bác sĩ vật lý trị liệu hoặc kỹ thuật viên sẽ tác động trực tiếp vào người bệnh như xoa bóp, kéo dãn, nắn chỉnh bằng tay, hoặc sử dụng máy rung cơ học, máy kéo dãn cột sống,…
Nhờ sự tác động này cơ thể người bệnh sẽ được can thiệp hiệu quả và có những tác dụng như:
- Hạn chế những tác động gây áp lực lên nội đĩa đệm, hạn chế tình trạng lồi đĩa đệm, kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng;
- Khắc phục được những khoảng trống của các đốt sống nằm lệch nhau;
- Làm giãn cơ, điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, giảm thiểu các triệu chứng đau do các dây thần kinh bị chèn ép.
Phương pháp tác nhân vật lý
Đây là một trong các phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá cao về tính an toàn, sử dụng các thiết bị sóng hoặc nhiệt để phối hợp chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh. Các phương thức vật lý trị liệu bằng tác nhân vật lý có thể kể đến như:
- Phương pháp sử dụng quang trị liệu: bệnh nhân có thể sử dụng ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia laser để chữa bệnh. Cách thức điều trị này chủ yếu dựa trên những bức xạ tồn tại trong ảnh sáng để loại bỏ vi khuẩn, kích thích sự sản sinh của các tế bào bên trong.
- Phương pháp sử dụng nhiệt trị liệu: với phương pháp trị liệu nóng dựa trên cơ chế của phản xạ bệnh nhân sẽ được hỗ trợ làm giãn mạch tại một vị trí hoặc toàn thân. Nhờ đó bênh nhân sẽ giảm được các triệu chứng đau hoặc tình trạng viêm. Ngược lại phương pháp trị liệu lạnh sẽ giúp co mạch, làm giảm khả năng dẫn truyền trên các dây thần kinh chủ và sự chuyển hóa của thần kinh.
- Phương pháp sử dụng điện trị liệu: Phương pháp này sử dụng điện để kích thích dây thần kinh và các cơ. Sự tác động này sẽ giúp cơ co lại, rèn khả năng vận động của cơ và khớp, giải phóng những chất dẫn truyền của dây thần kinh.
- Phương pháp sử dụng thủy trị liệu: Nước là một dẫn chất có tác dụng rất tốt đối với các mô của cơ thể, việc sử dụng nước để tác động lên cơ thể sẽ chữa lành các tổn thương dựa trên đặc tính riêng.
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh mà kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Ngoài ra, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào ý chí của bệnh nhân và chế độ ăn uống sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh.
Địa chỉ đào tạo kỹ thuật viên vật lý trị liệu uy tín
Hiện nay, đội ngũ kỹ thuật viên vật lý trị liệu còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành này, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã và đang đào tạo ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Sinh viên theo học được đào tạo kiến thức học tập tốt nhất với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. Cùng đội ngũ giảng viên là những người có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, sinh viên sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tối đa cùng với những kỹ năng tay nghề mới.
Hiện nay, nhà trường xét tuyển Cao đẳng kỹ thuật vật lý trị liệu với điều kiện thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Nếu đáp ứng được điều kiện xét tuyển trên, thí sinh hãy nhanh chóng gửi hồ sơ xét tuyển về văn phòng tuyển sinh của trường theo địa chỉ số 127/3-5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Hoặc có thể đăng ký xét tuyển online bằng cách click vào link đăng ký >>> CLICK ĐĂNG KÝ NGAY <<<
Để biết thêm thông tin tuyển sinh chi tiết cũng như được tư vấn về ngành học rõ hơn, thí sinh theo dõi trên trang web trường hoặc gọi đến số hotline tư vấn tuyển sinh 0899955 990 - 0969955 990.
Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vận động hoặc bị các chấn thương thì đừng quên áp dụng những phương pháp trị liệu này nhé.