Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì?

Cập nhật: 17/06/2024 11:59 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một trong những lý luận của Y học cổ truyền, quan niệm rằng con người với tự nhiên và xã hội là một khối thống nhất. Để hiểu rõ hơn về học thuyết này, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

Khái niệm Thiên nhân hợp nhất là gì?

Học thuyết thiên nhân hợp nhất là một học thuyết nói lên mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên như là một thể thống nhất và có liên quan mật thiết với nhau. Đây là một học thuyết về triết học và Y học cổ truyền Trung Quốc.

Học thuyết Thiên nhiên nhân hợp nhất có thể được hiểu đơn giản như sau:

  • Thiên: Là thiên nhiên (Thế giới vật chất bao gồm các hiện tượng tự nhiên, như đất, nước, lửa, gió,...)
  • Nhân: Là con người
  • Hợp nhất: Có nghĩa là hòa hợp, thống nhất với nhau.

Ở học thuyết này, con người là một phần của thiên nhiên, cùng tồn tại và phát triển.

Học thuyết Thiên nhân hợp nhất được xây dựng dựa trên các cơ sở quan điểm về vũ trụ (là một thể thống nhất, có trật tự và quy luật), về con người (có ý chí và hành động) và mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Y học cổ truyến áp dụng học thuyết này để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra các nguyên nhân bệnh và đưa ra các phương pháp chữa bệnh toàn diện.

Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì?
Học thuyết thiên nhân hợp nhất là gì?

Mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên

Con người luôn bị hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tác động

Hoàn cảnh tự nhiên ở đây bao gồm thời tiết, khí hậu, địa lý, thói quen sinh hoạt

Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và 6 khí (lục khí): phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), hoả (nóng), táo (độ khô). Sáu khí này xuất hiện theo mùa, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi chính khí hư suy (sức khoẻ yếu) chúng sẽ là một trong những tác nhân gây bệnh bên ngoài gọi là tà khí…

Hoàn cảnh địa lý như vùng rừng núi, đồng bằng, miền Nam, miền Bắc, cùng với những thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục, tập quán,… sẽ gây ra những bệnh mang tính chất địa phương và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

Ví dụ: Như vùng miền núi cao dễ mắc các bệnh bướu cổ do thiếu lượng Iốt từ biển mang vào. Miền đầm lầy là môi trường lý tưởng hoạt động của ruồi muỗi, tạo điều kiện cho muỗi sinh sống, dễ gây ra bệnh sốt rét.

Cuộc sống bận rộn, căng thẳng, của người dân thành thị sẽ dẫn đến các bệnh về loét bao tử, loét tá tràng. Khẩu phần ăn dư thừa chất mỡ đưa đến các chứng suy tim vành, xơ mỡ động mạch. Còn miền rừng núi, đầm lầy, tạo điều kiện cho muỗi sống, dễ gây ra bệnh sốt rét.

Hoàn cảnh xã hội là những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá tác động đến tư tưởng tình cảm và đạo đức của con người.

Tâm lý, tinh thần con người sẽ chịu ảnh hưởng nếu có chiến tranh, khủng bố, chính trị, xã hội không ổn định. Điều kiện kinh tế cùng mức sống thấp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.

Tập quán sinh hoạt không lành mạnh, những tư tưởng, tập tục lạc hậu sẽ tác động đến tư duy của con người… những yếu tố tiêu cực trên chính là điều kiện để gây ra các bệnh nội thương mà đông y thường hay nói tới.

>>> Tham khảo thêm: Học thuyết âm dương là gì?

Con người luôn thích ứng trước hoàn cảnh tự nhiên và xã hội

Các yếu tố bên trong và bên ngoài là những tác nhân gây ra sự xáo trộn, dẫn đến bệnh tật. Vì thế con người cần phải thích ứng với mọi hoàn cảnh, để sinh tồn và phát triển cần phải chế ngự và cải tạo thiên nhiên, xã hội.

Để làm được điều đó cần phải có sự hiểu biết và sức khỏe tốt để thích ứng với mọi hoàn cảnh, điều này biểu hiện ở chính khí và các cơ năng thích ứng của cơ thể phải luôn quân bình giữa với các mặt âm, dương, tinh thần, khí huyết, tân dịch.

Với tính liên quan mật thiết như vậy, 

Ứng dụng học thuyết thiên nhân hợp nhất trong Y học cổ truyền

Trong chẩn đoán

Phải biết kết hợp nhiều mặt bao gồm: Yếu tố bên ngoài (lục khí), yếu tố bên trong (vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ, thất tình) và nắm được thời điểm gây bệnh (theo mùa hay theo ngũ vận lục khí...), hiểu được hoàn cảnh (giàu nghèo, phong tục, địa dư,..).

Tuy nhiên, vẫn chủ yếu ở nhận định: Bệnh tật xảy ra là do sự thay đổi của nội tạng, tức là chính khí hư (giảm sút sự đề kháng) làm cơ thể chưa thể thích ứng được với môi trường bên ngoài gây bệnh (tà khí thịnh).

Ứng dụng học thuyết thiên nhân hợp nhất trong y học
Ứng dụng học thuyết thiên nhân hợp nhất trong y học

>>> Bạn đọc tham khảo thêm: Học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông

Trong điều trị

Thầy thuốc Y học cổ truyền, ngoài việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh (đuổi, trục tà khí ra) thì còn phải chú trọng đến việc nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính khí). Bên cạnh đó còn phải chú ý đến các hoàn cảnh khác như hoàn cảnh tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa dư...) hoàn cảnh xã hội, kinh tế, thời điểm phát sinh ra bệnh... của để đưa ra phương thuốc điều trị cho thích ứng nhất là: Uống thuốc, Châm cứu, bấm huyệt, tập dưỡng sinh...

Trong phòng bệnh

Áp dụng nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh, không nên để bệnh tật xảy ra rồi mới điều chỉnh, và cố gắng gìn giữ, phòng bệnh sao cho bệnh tật không thể xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì cũng ở mức nhẹ.

Để phòng bệnh theo học thuyết thiên nhân hợp nhất có thể áp dụng 2 phương pháp sau:.

Phòng bệnh chủ động:

  • Cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho đời sống.
  • Chủ động rèn luyện cơ thể, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao cải thiện huyết khí.
  • Chống lại những dục vọng cá nhân, rèn luyện ý chí, xây dựng tinh thần lạc quan, cải tạo bản thân và xã hội,…
  • Chống lại nếp sống độc hại, xây dựng nếp sống lành mạnh.

Phòng bệnh thụ động:

Phòng bệnh thụ động chính là khả năng tự bản thân thích nghi với môi trường, hoàn cảnh mà không cần tác động đến nó.

Ví dụ như ăn uống đầy đủ, mặc ấm, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, cân bằng, điều hòa cuộc sống sinh hoạt, tình dục và lao động,…

Tóm lại phương pháp rèn luyện sức khoẻ của con người trước hoàn cảnh của tự nhiên và xã hội có thể kết luận bằng câu thơ bất hủ của Tuệ Tĩnh sau đây:

“Bế tinh, dưỡng khí, tôn thần,

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.

Như vậy, Học thuyết Thiên nhân hợp nhất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Với bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch hy vọng có thể giúp bạn có thêm tư liệu hữu ích để phục vụ công việc và học tập. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Thông tin hữu ích khác
ly-luan-co-ban-y-hoc-co-truyen Sách giáo trình lý luận cơ bản Y học cổ truyền Lý luận cơ bản Y học cổ truyền là kiến thức nền tảng mà sinh viên chuyên ngành Y học cổ truyền cần nắm rõ để áp dụng trong việc khám chữa bệnh. Để... ho-so-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen-tphcm-nam-2019 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 Hồ sơ xét tuyển Trung cấp Y học Cổ truyền TPHCM năm 2024 bao gồm những gì? Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hướng dẫn chi tiết như... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... thoi-gian-xet-tuyen-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Thời Gian Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Thời gian xét tuyển Trung cấp Y học cổ truyền TPHCM năm 2023 khi nào được nhiều bạn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các... dieu-kien-xet-tuyen-trung-cap-y-hoc-co-truyen Điều Kiện Xét Tuyển Trung Cấp Y Học Cổ Truyền TPHCM 2024 Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được xem là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Cho đến nay thì Y... hoc-phi-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen Học Phí Trung Cấp Y Học Cổ Truyền 2024 Là Bao Nhiêu? Học phí trung cấp y học cổ truyền TPHCM 2024 hiện nay là bao nhiêu trong khi rất nhiều thí sinh tham gia học ngành Y học cổ truyền thì đều quan...
Xem thêm >>



0899 955 990