Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những loại thuốc chữa đi ngoài (tiêu chảy) thông dụng hiệu quả

Cập nhật: 28/06/2024 10:09 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc đi ngoài là thuốc được nhiều người sử dụng khi bị tiêu chảy (đi ngoài). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng loại thuốc nào. Nhiều trường hợp sử dụng sai cách có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bài viết dưới đây tổng hợp những loại thuốc thông dụng và hiệu quả trong việc điều trị bệnh đi ngoài nhé.

6 loại thuốc chữa đi ngoài thông dụng nhất

Thuốc chữa đi ngoài Berberin

Những bệnh nhân thường hay bị đi ngoài chắc hẳn không còn xa lạ gì với thuốc Berberin này. Thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đường ruột, tiêu chảy, đồng thời thuốc có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

Do vậy mà thuốc còn được sử dụng trong những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột như hội chứng lỵ, viêm ruột, viêm loét dạ dày, bệnh lỵ trực khuẩn, viêm ống mật, viêm đại tràng…

Berberin được chỉ định dùng cho người lớn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 – 4 viên 50mg. Tùy vào tình trạng bệnh mà giờ uống thuốc sẽ khác nhau.

Berberin không phải là thuốc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh, trẻ em hay phụ nữ mang thai. Do vậy trước khi có ý định sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.

Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn, tuy nhiên với ở một vài trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.

Thuốc chữa đi ngoài Berberin

Thuốc Loperamide

Loperamide là thuốc chữa tiêu chảy cực kỳ hữu hiệu, thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa ở ruột đồng thời cho phép thực phẩm được giữ lại ở hệ tiêu hóa ở thời gian lâu hơn. Do vậy mà cơ thể có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm mà lại làm giảm số lượng các nhu động ruột bạn có mỗi ngày.

Thuốc Loperamide được bác sĩ chỉ định sử dụng uống sau mỗi lần đi ngoài. Nếu hiện tượng đi ngoài xảy ra với tần suất liên tục thì bạn có thể sử dụng thường xuyên, ít nhất một lần trong ngày. Người bệnh khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như táo bón, khô miệng và buồn ngủ.

Thuốc không chỉ an toàn cho người lớn và còn là thuốc chữa đi ngoài cho trẻ em trên 2 tuổi rất hiệu quả. Tùy vào độ tuổi và cân nặng khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau. Do vậy phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo lời khuyên của các bác sĩ để bé uống thuốc đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Thuốc Loperamide chữa đi ngoài thông dụng

Thuốc Diphenoxylate

Cơ chế hoạt động của thuốc Diphenoxylate cũng giống như Loperamide, thuốc có tác dụng làm giảm hoạt động của nhu động ruột do vậy có thể làm giảm các triệu chứng bệnh đi ngoài cấp và mãn tính.

Người lớn nên dùng mỗi ngày 2 viên và uống 4 lần/ ngày. Thuốc chưa được nghiên cứu về tác dụng cũng như tác hại cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Do vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng thuốc cho trẻ.

Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Diphenoxylate quá liều có thể gây nghiện do cơ chế của thuốc được nghiên cứu giống như thuốc phiện. Các biểu hiện quá liều như ngủ gà, buồn nôn, phát ban, căng trướng bụng…Do vậy thuốc chỉ được chỉ định sử dụng điều trị bệnh trong thời gian ngắn.

Thuốc Diphenoxylate thường hay sử dụng

Thuốc Cholestyramine

Thuốc Cholestyramine có dạng bột, có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy bằng cách điều chỉnh axit mật trong cơ thể người bệnh.

Thuốc được sử dụng với bệnh nhân vừa được thực hiện thủ thuật cắt bỏ hồi tràng hoặc một phần của ruột non. Người bệnh có thể dùng bằng cách pha thuốc với nước để uống hoặc trộn với cơm, thức ăn .

Thuốc chữa đi ngoài cho người lớn Cholestyramine còn được dùng cho trẻ em. Tuy nhiên cách dùng và liều dùng tùy từng đối tượng trẻ em theo độ tuổi, cân nặng cần phải thực hiện theo các chỉ định của các bác sĩ.

Thuốc Codein 

Codein còn có tên gọi khác là methylmorphin, thuộc nhóm thuốc giảm đau có thể gây nghiện nhưng ít gây nghiện hơn morphin. Sử dụng liều lượng đúng thuốc sẽ có tác dụng gây giảm nhu động ruột, và dùng trong điều trị bệnh tiêu chảy do thần kinh đái tháo đường.

Một số trường hợp bệnh nặng cũng chỉ được kê đơn thuốc trong thời gian ngắn do có tính chất gây nghiện. Ngoài có tác dụng làm ngăn chặn tình trạng đi ngoài, thuốc còn được dùng để giảm đau, giảm ho cho người lớn và trẻ em.

Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc nghe theo lời khuyên của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng và thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất. Với mỗi bệnh và đối tượng khác nhau sẽ có những cách sử dụng khác nhau.

Việc sử dụng Codein quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, dẫn đến tử vong. Do vậy cần phải báo với bác sĩ nếu như bạn sử dụng quá liều để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Ngoài ra thuốc không được chỉ định cho phụ nữ có thai, đang cho con bú. Nên cần thận trọng khi dùng để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Thuốc Pepto Bismol

Nếu bạn đang có nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng trong mùa hè này thì thuốc Pepto-Bismol là một trong những thuốc cứu cánh cho bệnh nhân bị đi ngoài với triệu chứng tiêu chảy, đau dạ dày do ăn nhiều thức ăn cay, nóng khiến khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi…

Thuốc không chỉ tốt cho người lớn mà còn được chỉ định chữa đi ngoài cho trẻ em trên 12 tuổi. Do vậy những trẻ em không thuộc độ tuổi trên thì nên sử dụng những loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Pepto Bismol chữa đi ngoài thông dụng

Thuốc chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Bác sĩ khuyến cáo trẻ sơ sinh nên hạn chế dùng thuốc, đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh. Do vậy khi trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ không nên tự ý dùng thuốc.

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc thức ăn của mẹ. Do đó, mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và theo dõi bệnh đi ngoài của trẻ. Nếu như bé đi ngoài kèm theo dấu hiệu sốt, buồn nôn, nôn… thì hãy đi thăm khám bác sĩ để dùng loại thuốc phù hợp nhé.

Với trẻ em đang trong thời kỳ ăn dặm, mẹ cần lưu ý những bữa ăn của trẻ cần được chia nhỏ để trẻ dễ tiêu hóa đồng thời bù thêm nước để tránh mất nước nhiều.

➤ Tham khảo thêm: Top 7 phương pháp chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc chữa đi ngoài mà ban tư vấn tuyển sinh các trường Cao Đẳng Dược HCM chia sẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990