Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Top 7 phương pháp chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua

Cập nhật: 28/06/2024 08:39 | Người đăng: Khánh Hòa

Bệnh đi ngoài là vấn đề thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu trẻ đi ngoài quá nhiều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Nắm rõ thông tin về bệnh đi ngoài cũng như cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh sẽ giúp các bà mẹ có cách xử lý kịp thời khi con mình không may gặp phải bệnh lý này.

Dấu hiệu đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Số lần đi ngoài của các bé sơ sinh thường khác nhau tùy thuộc vào việc bú sữa mẹ hay bú bình, ngoài ra còn tùy vào thể trạng bé hấp thụ dưỡng chất như thế nào. Trung bình khoảng từ 6 – 12 tiếng sau khi sinh các bé sẽ đi ngoài dạng phân su – màu xanh, không mùi và nó sẽ kéo dài 2 – 3 ngày sau đó sẽ chuyển về trạng thái bình thường.

Cho dù được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì trẻ sơ sinh vẫn thường đi ngoài mỗi ngày 2 – 3 lần dạng phân sệt. Vậy làm thế nào để biết được trẻ bị đi ngoài?

Dấu hiệu đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Các bé sơ sinh bị tiêu chảy thường có một số dấu hiệu như:

  • Phân lỏng, chứa nhiều nước.
  • Số lần đại tiện nhiều hơn bình thường: Thông thường nếu bé bú mẹ số lần đi ngoài mỗi ngày có thể từ 5 – 6 lần hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của bé. Còn với những bé bú bình số lượng đi ngoài có thể ít hơn chỉ từ 1 – 3 lần tùy vào loại sữa bé uống. Nhưng nếu số lần đi đại tiện của trẻ nhiều hơn thì có thể bé đang bị đi ngoài.
  • Phân của bé có bọt, tóe nước, có chất nhầy hoặc có mùi hơi tanh.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể khiến bé mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe vì thế mẹ cần nắm được một số cách chữa đi ngoài ở trẻ sơ sinh để xử lý kịp thời.

➤ Tìm hiểu thêm Những loại thuốc chữa đi ngoài: Cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Nguyên nhân đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Trước khi đi tìm hiểu mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh một số nguyên nhân đi ngoài ở trẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh:

Nguyên nhân đi ngoài ở trẻ sơ sinh

Trẻ có thể bị lây nhiễm vi khuẩn trong quá trình chăm sóc của bố mẹ

  • Do vi khuẩn: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể do bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn thức ăn, từ tay chân của bố mẹ.
  • Virus: Có nhiều loại virus gây đi ngoài ở trẻ sơ sinh trong đó nguyên nhân chủ yếu là virus rota – loại virus gây tiêu chảy cấp tính.
  • Kí sinh trùng: Các loại kí sinh trùng như: Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica… có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua đường uống, các loại thực phẩm.
  • Do phản ứng với thuốc: Nhiều trẻ bị phản ứng với các loại thuốc có chứa magie gây đi ngoài.
  • Trẻ bị bệnh đường ruột: Các vấn đề về đường tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm ruột từng vùng, bệnh celiac… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ thay đổi: Đối với những bé đang bú sữa mẹ thì khi mẹ thay đổi chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới chất lượng sữa khiến cho trẻ bị đi ngoài.

Xem thêm:

Những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Với những nguy hiểm mà căn bệnh đi ngoài ở trẻ gây ra, việc nắm được một số kiến thức và mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết mà mỗi bà mẹ cần có. Khi con yêu có dấu hiệu của bệnh, các mẹ có thể áp dụng những cách chữa đi ngoài cho trẻ như sau:

Bù nước:

Điều quan trọng nhất trong quá trình chữa đi ngoài cho bé là phải bổ sung đầy đủ nước vì lúc này bé đang bị mất nước. Các biện pháp bù nước lúc này có thể là uống dung dịch oserol sau mỗi lần bé đi ngoài. Tất nhiên trước đó bạn cần phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định về liều lượng và loại thuốc.

Những cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Bù nước là điều quan trọng nhất trong trình chữa đi ngoài cho trẻ

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ:

Theo nghiên cứu của bác sĩ Alan Greene – trường Đại học Y Stanford bú mẹ chính là phương pháp chữa đi ngoài cho trẻ tốt nhất bởi sữa mẹ có khả năng tăng đề kháng và hỗ trợ bé phục hồi. Vì thế khi thấy bé bị đi ngoài các mẹ không nên dừng việc cho bé bú, với những bé uống sữa công thức có thể giảm lượng sữa công thức và tăng lượng sữa mẹ.

Bổ sung men vi sinh:

Cho bé uống men vi sinh là cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh đơn giản bởi mẹ vi sinh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên chọn các loại men vi sinh chất lượng, các sản phẩm bác sĩ khuyên dùng.

Nước gạo lứt rang:

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì phải làm thế nào? Sử dụng nước gạo lứt rang là phương pháp dân gian chữa đi ngoài cho trẻ hiệu quả. Cách làm như sau: Lấy một lượng gạo lứt rang vừa đủ đun với 2 lít nước và thêm một chút muối đến khi gạo chín mềm lọc lấy nước cho bé uống.

Bạn có thể mua gạo lứt rang để nguội và bảo quản trong hộp dùng dần. Mỗi lần bé bị đi ngoài cho bé uống nước gạo lứt rang từ 3 – 5 ngày nhé!

Hồng xiêm xanh:

Chắc hẳn các mẹ không còn quá xa lạ với loại quả này, hồng xiêm không chỉ được biết đến là loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà nó còn trở thành mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh vô cùng tốt. Để điều trị tiêu chảy ở trẻ bạn dùng quả hồng xiêm xanh cắt thành lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, mỗi lần dùng 10 lát sắc lấy nước uống hàng ngày.

Loại nước này thường khó uống vì thế với trẻ sơ sinh đang bú mẹ các mẹ có thể uống và cho con bú cũng rất hiệu quả.

Chữa đi ngoài cho trẻ bằng cà rốt:

Cách chữa đi ngoài ở trẻ sơ sinh bằng cà rốt được nhiều mẹ biết đến bởi hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại. Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin ngoài việc cung cấp dưỡng chất nó còn có khả năng chữa tiêu chảy cho trẻ rất tốt.

Cách thực hiện như sau: Dùng một củ cà rốt sắt nhỏ cho vào máy xay nhuyễn sau đó cho vào nồi thêm nước đun sôi lên cho trẻ uống nước hoặc kết hợp cà rốt vào nấu cháo hoặc bột. Cà rốt sẽ giúp bé tăng cường đề kháng, kết hợp phục hồi sức khỏe cho bé bị đi ngoài.

Rau sam:

Đây là loại rau thân mềm, vị hơi chua có tác dụng trị bệnh trong đó có tình trạng đi ngoài ở trẻ. Loại rau này thường mọc ở các vùng quê, khu đất ẩm, cạn nên các mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm. Áp dụng điều trị đi ngoài ở trẻ bằng rau sam như sau: Dùng 100 – 200 gam rau sam nấu cháo cho bé ăn hàng ngày hoặc dùng rau sam rửa sạch giã nát, thêm chút muối lọc lấy nước cốt uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Tùy thuộc vào cơ địa của từng bé mà hiệu quả các phương pháp chữa đi ngoài cho bé như trên hiệu quả nhiều hay ít, hầu hết chúng đều không có kết quả chung cho tất cả mọi người. Những thông tin về cách chữa đi ngoài cho bé như trên chỉ mang tính chất tham khảo các mẹ trước khi áp dụng đều phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số chia sẻ về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp các mẹ có thể tham khảo trong quá trình chăm con yêu. Lưu ý khi bé bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu như: sốt cao, khô môi, mắt trũng, phân có mùi khó ngửi, nôn suốt 12 tiếng hãy lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin hữu ích khác
duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y... duoc-dong-hoc-la-gi Dược động học là gì? Quá trình vào cơ thể như thế nào? Với hoạt động nghiên cứu Dược phẩm, các chỉ số Dược động học có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả dùng thuốc. Vậy thực chất Dược động học là... thuoc-tan-duoc Thuốc tân dược là gì? Kiến thức cơ bản cho sinh viên Y Dược Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ... su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy...
Xem thêm >>



0899 955 990