Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về phụ cấp độc hại ngành Y tế, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.
Phụ cấp độc hại là gì?
Hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định chi tiết về khái niệm này. Tuy nhiên, dựa vào quy định và đối tượng được hưởng phụ cấp thì sẽ được hiểu như sau:
Phụ cấp độc hại là khoản phụ cấp áp dụng cho những người làm trong điều kiện môi trường độc hại, nguy hiểm, nhằm để bù đắp một phần tổn hại về tinh thần, sức khỏe, thậm chí là sự suy giảm về khả năng lao động.
Tùy vào mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực sẽ bao gồm các tính chất đặc thù riêng. Bởi vậy mà mức phụ cấp sẽ dựa vào từng đối tượng lao động với những tính chất công việc khác nhau. Trong đó, chế độ phụ cấp chức vụ ngành Y tế sẽ có quy định riêng.
Mức hưởng chế độ phụ cấp độc hại ngành Y tế
Theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ có hướng dẫn về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm với các cán bộ, viên chức và công chức. Cụ thể, Bộ y tế cũng đã hướng dẫn việc thực hiện về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những cán bộ, viên chức của ngành y tế. Dưới đây nêu rõ về đối tượng và mức hưởng chế độ độc hại ngành Y tế tương ứng với cán bộ, viên chức như sau:
Mức |
Hệ số |
Đối tượng |
1 |
0.1 |
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo; – Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả; – Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường; – Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong. |
2 |
0.2 |
– Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa; – Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ); – Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy; – Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn; – Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh; – Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần áo cho bệnh nhân; – Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân; – Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc; – Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng); – Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng; – Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất; – Pha chế huyết thanh, vacxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị. |
3 |
0.3 |
– Giải phẫu bệnh lý; – Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng); – Chiết xuất dược liệu độc bảng A; – Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau: – Axit Sunfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí; + Benzoyl vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí; + Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí; + Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí; – Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicagel các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ). |
4 |
0.4 |
– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen; – Chiếu chụp, điện quang; – Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác; – Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh; – Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh); – Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa; – Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.
|
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp
Chế độ phụ cấp độc hại ngành Y Tế mới nhất tính từ ngày 01/7/2020 trở đi: theo quy định tại Nghị quyết 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019, Mức lương tối thiểu chung là 1,6 triệu đồng/tháng. Bởi vậy mà mức phụ cấp độc hại hàng tháng đối với các cán bộ, công chức và viên chức được hưởng như sau:
- Mức 1: Hệ số 0,1 = 160.000 đồng/tháng;
- Mức 2: Hệ số 0,2 = 320.000 đồng/tháng;
- Mức 3: Hệ số 0,3 = 540.000 đồng/tháng;
- Mức 4: Hệ số 0,4 = 640.000 đồng/tháng.
a) Cách tính trả phụ cấp:
Chế độ phụ cấp độc hại ngành Y tế được tính theo thời gian thực tế người lao động làm việc tại những nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Với người làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì sẽ được hưởng bằng 1/2 ngày làm việc, còn nếu như làm việc từ 4 giờ trở lên thì sẽ được hưởng mức phụ cấp bằng cả ngày làm việc. Chế độ độc hạicấp trực ngành Y tế sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng hay hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp nguy hiểm, độc hại:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được hưởng chế độ phụ cấp độc hại trong ngành Y tế thì sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho các cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan sẽ thực hiện khoán biên chế và kinh phí về quản lý hành chính. Đồng thời những đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính thì sẽ do cơ quan và đơn vị đó chi trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Thông tin trên đây nhằm giúp bạn giải đáp về chế độ phụ cấp độc hại ngành Y tế nhằm giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức khác để các bạn theo dõi nhé.