Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay

Cập nhật: 08/10/2024 14:55 | Người đăng: Thúy Hạnh

Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng hợp các thông tin về phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến để các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành này.

Dạng bào chế là gì?

Dạng bào chế là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó các dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý.

Dược chất ít khi được dùng một mình mà thường cho thêm chất phụ để tiện bào chế thành dạng thuốc. Do đó, thành phần của dạng thuốc ngoài dược chất còn gồm tá dược và vật liệu bao bì. Trong bào chế hiện đại, kỹ thuật bào chế luôn luôn được đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy tối đa tác dụng của dược chất trong cơ thể và tạo ra dạng thuốc mới có hiệu quả điều trị cao.

Tại sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau?

Thiết kế dạng thuốc là khâu quan trọng quyết định chất lượng của dạng thuốc. Để dược chất khi dùng được phát huy tối đa tác dụng điều trị, dạng thuốc được thiết kế phù hợp không chỉ dựa trên tính chất của hoạt chất mà còn phụ thuộc vào cách sử dụng mong muốn, tốc độ và mức độ hấp thu của thuốc trong cơ thể.

Tại sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau?
Tại sao một loại thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau?

Nhà bào chế quyết định dạng thuốc bào chế thường dựa vào các yếu tố sau:

  • Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và hấp thu của dược chất trong cơ thể người bệnh như: lứa tuổi, tình trạng bệnh, đường dùng,…

Ví dụ: Thuốc hạ sốt, hay giảm đau có thành phần paracetamol có các dạng bào chế thuốc khác nhau để phù hợp với nhiều đối tượng:

- Dạng siro, dạng thuốc sủi bọt pha dung dịnh, dạng thuốc viên đặt hậu môn cho bệnh nhân nhi, sơ sinh,…

- Dạng thuốc tiêm, truyền danh cho người bệnh cần hạ sốt nhanh, không có khả năng uống,…

  • Nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của dạng thuốc tính chất lý hóa của dược chất cần lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế, bao bì phù hợp.

Ví dụ: Viên nhộng có vỏ bọc gelatin bảo vệ hoạt chất khỏi môi trường acid của dạ dày, giúp các hoạt chất không bị phân hủy trước khi đến ruột non để hấp thu.

Như vậy, việc có nhiều dạng bào chế thuốc khác nhau giúp cá nhân hóa điều trị, đáp ứng nhu cầu đa dạng và điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân. Nó đảm bảo rằng mọi bệnh nhân đều có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho tình trạng của mình.

Phân loại các dạng bào chế thuốc

Dạng bào chế của thuốc có thể được phân loại theo nhiều cách:

Theo thể chất của thuốc

Nếu phân chia theo thể chất của thuốc gồm các dạng sau:

  • Các dạng thuốc lỏng: dung dịch thuốc, hỗn dịch thuốc, cao lỏng, siro thuốc, potio,…
  • Các dạng thuốc mềm: thuốc mỡ, cao mềm,... dùng để bôi trên bề mặt da hoặc niêm mạc của cơ thể.
  • Các dạng thuốc rắn: viên nén, viên nang cứng/mềm, bột thuốc, thuốc cốm,…

Theo đường dùng của thuốc

Nếu phân chia theo đường dùng có các dạng bào chế dược phẩm sau:

- Dạng thuốc tiêm: tiêm bắp, tiêm hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch, tiêm dưới da.

- Dạng thuốc dùng theo đường tiêu hóa: bao gồm các loại thuốc để uống, để ngậm, hay nhai (dược chất được hấp thu hoặc gây tác dụng tại chỗ chủ yếu ở ruột non), thuốc đặt hoặc thuốc thụt (gây tác dụng tại chỗ hoặc được hấp thu qua hệ mao mạch tại trực tràng).

Thuốc dùng qua đường tiêu hoá thường có vấn đề về hấp thu do bị tác động của nhiều yếu tố như pH dịch tiêu hoá, men, thức ăn, chuyển hóa qua gan lần đầu, thời gian vận chuyển của thuốc...

- Dạng thuốc dùng theo đường hô hấp: bao gồm các dạng thuốc để xông, phun mù, nhỏ mũi,… Các dạng thuốc này có tác dụng tại chỗ trên niêm mạc đường hô hấp hay tác dụng toàn thân.

- Dạng thuốc theo đường da: bao gồm thuốc mỡ, thuốc nước, cao dán, thuốc bột đắp, thuốc phun mù, hệ trị liệu qua da,.... Phần lớn thuốc dùng qua da gây tác dụng tại chỗ chữ mẩn ngứa, bảo vệ da,… Nhưng cũng có trường hộp dược chất được hấp thu qua da để gây tác dụng toàn thân như chống say tàu xe, đau thắt ngực,…

Theo nguồn gốc công thức

- Thuốc pha chế theo công thức dược dụng: Là những chế phẩm bào chế mà thành phẩm, cách pha chế, tiêu chuẩn chất lượng và cách đánh giá... Đều đã được quy định trong tài liệu chính thống của ngành Dược

- Thuốc pha chế theo đơn: Là những chế phẩm pha chế theo đơn của Bác sĩ, Dược sĩ.

Các dạng bào chế thuốc phổ biến

Dưới đây là các dạng bào chế thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay:

Dạng thuốc tiêm

Thuốc tiêm là một trong các dạng bào chế thuốc phổ biến và được sử dụng rộng rãi để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu. Mỗi đường tiêm có những lợi ích riêng biệt và được lựa chọn căn cứ vào tính chất của dược chất và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

cac-dang-bao-che-thuoc
Thuốc tiêm được đưa trực tiếp vào cơ thể qua các đường tiêm khác nhau như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da

Dạng dung dịch

Thuốc dạng dung dịch là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng cách hòa tan một hoặc nhiều dược chất, trong một dung môi hoặc hỗn hợp dung môi. Dung dịch thuốc có thể dùng để uống hoặc dùng ngoài da.

Nhược điểm của thuốc dạng dung dịch thường có độ ổn định kém, các phản ứng thủy phân, oxy hóa, phản ứng tạo phức cũng như sự phát triển của vi khuẩn hay nấm mốc có thể gây phân hủy các dược chất có trong thuốc.

Dạng viên sủi

Dạng viên sủi là một loại viên nén khi dùng chuyển thành dạng lỏng (dung dịch hoặc hỗn dịch) để uống hoặc dùng ngoài. Tá dược tạo sủi thường là muối kiềm và acid hữu cơ, giải phóng khí CO2 khi hòa tan vào nước.

Dạng viên sủi có tác dụng nhanh do dược chất được giải phóng, hòa tan sẵn trước khi uống. Người bệnh sẽ dễ dàng sử dụng hơn, đặc biệt là các đối tượng khó nuốt, trẻ em hay người cao tuổi. Đồng thời dạng viên sủi giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa do dược chất được pha loãng trước khi uống.

Dạng bào chế dược phẩm bột

Thuốc bột là dạng thuốc rắn chứa hoạt chất dưới dạng bột mịn, dễ hấp thu và phù hợp cho trẻ em hoặc người khó nuốt viên nén hoặc viên nhộng.

Dạng viên nén

Viên nén được tạo thành từ các thành phần hoạt chất và tá dược, ép lại dưới dạng viên. Dạng thuốc này có nhiều ưu điểm như dễ dàng sử dụng, bảo quản và có liều lượng chính xác, giúp người dùng dễ dàng tuân thủ đúng liều lượng điều trị.

Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm như sau khi dập thành viên, diện tích bề mặt tiếp xúc bị giảm do đó nếu bào chế không tốt sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc. Ngoài ra nó khó sử dụng cho những người bệnh khó nuốt, nhất là người cao tuổi và trẻ em.

Dạng viên nang

Đây là dạng thuốc chứa một hay nhiều hoạt chất trong vỏ nang cứng hay nang mềm với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Dược chất đóng vào viên nang có thể ở nhiều dạng: bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên nang nhỏ, viên nén hoặc phối hợp các dạng trên trong cùng một vỏ nang.

Học Dược sĩ ở đâu chất lượng tốt?

Để trở thành một Dược sĩ giỏi chuyên môn và thực hành lâm sàng Dược tốt thì các bạn cần lựa chọn địa chỉ học Dược uy tín.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch là ngôi trường được đánh giá cao trong chất lượng giảng dạy, tuyển sinh Cao đẳng Dược theo hình thức miễn thi, chỉ cần thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT.

Mức học phí của trường nằm ở mức trung bình phù hợp với phần lớn điều kiện hoàn cảnh của các thí sinh. Học phí năm 2024 đóng theo quy định chung của nhà nước với mức học phí là 1.200.000đ/tháng nhà trường sẽ thu theo kỳ 5 tháng.

Môi trường học tập tại CBK năng động với chương trình đào tạo bám sát với thực tiễn để sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức kỹ năng ngành nghề sau khi ra trường đáp ứng tốt yêu cầu của công việc.

Học Dược sĩ ở đâu chất lượng tốt?

Ngoài ra, nhà trường có liên kết với các bệnh viện như: Bệnh viện 1A, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện 30/4 Bộ Công An, Bệnh viện Tân Phú, Bệnh viện Bình Thạnh,… để nâng cao năng lực thực hành của sinh viên và cọ sát hơn với thực tế.

Cùng với đó nhà trường tập trung trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên có cơ hội được nâng cao kỹ năng chuyên môn. Theo thống kê nhà trường có đến trên 95% sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với năng lực học tập.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về các dạng bào chế thuốc mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về các dạng bào chế thuốc giúp sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm... duoc-luc-hoc-la-gi Dược lực học là gì? Ứng dụng trong ngành Y dược như nào? Dược lực học là cụm từ chuyên ngành quen thuộc trong lĩnh vực Y dược. Vậy thực chất dược lực học là gì? Ứng dụng của Dược lực học trong ngành Y...
Xem thêm >>



0899 955 990