Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tiêu chảy là gì? Nên ăn gì khi bị tiêu chảy?

Cập nhật: 12/02/2020 11:40 | Người đăng: Lường Toán

Tiêu chảy là chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tình trạng bệnh này thường xuất hiện ở mùa hè và có thể bùng phát thành dịch nếu như người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo do vậy nên ăn gì khi bị tiêu chảy là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chảy là gì?

Thông thường, thức ăn sau khi vào cơ thể 2 – 3 ngày thì sẽ được hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng triệt để, còn những chất cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài. Với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì có thể đi đại tiện 1 – 2 lần/ ngày, phân thành khuôn mà không bị lỏng hay nát.

Ăn gì khi bị tiêu chảy?

>>Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh suy tim là gì? Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, cụ thể là trên 3 lần mỗi ngày. Bệnh có thể được chia thành 2 dạng là tiêu chảy cấp và mãn tính. Trong khi đó tình trạng tiêu chảy cấp sẽ xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, do virus Rota hay do nhiễm khuẩn Ecoli, thương hàn, tả, lị xảy ra…Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Còn với trường hợp bị tiêu chảy mãn tính thì bệnh có những triệu chứng kéo dài như phân sống, đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, quặn thắt đại tràng, buồn nôn…Như vậy người bệnh sẽ rất dễ bị suy nhược, suy dinh dưỡng dẫn đến việc điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn.

Tình trạng tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy thận, suy dinh dưỡng…và là nguyên nhân gây tử vong rất lớn tại các nước phát triển và bệnh gây tử vong nhiều nhất ở trẻ em trên thế giới.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Cách chữa bệnh tiêu chảy như thế nào? Trước tiên người bệnh phải xác định được nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, bệnh tiêu chảy có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy. thường người bệnh khi ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chứa những loại khuẩn tụ cầu, Clostridium, Salmonella..dẫn đến ngộ độc. Mầm bệnh này có thể đi từ bên ngoài đi vào cơ thể, gây ra tình trạng kích thích các mô trong đường tiêu hóa gây đau và viêm nhiễm.

Không chỉ vậy khi bạn ăn đồ tái sống, hay gỏi…được tưới bằng nước bẩn, phân sống thì sẽ truyền vi khuẩn E.coli. giun sán, những loại ký sinh trùng. Ngoài ra việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây ra sự bùng phát dịch lớn như thương hàn, tả, lỵ.

Vệ sinh kém

Việc giữ vệ sinh kém cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng lây lan vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Do vậy mà mỗi người cần phải vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để tránh được vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Không hấp thụ đường

Một số người có cơ địa không dung nạp được đường như Glucose – Galactose, lactose, fructose ở một số loại trái cây, sữa, mật ong hay những chế phẩm từ sữa…Do vậy khi ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Nếu như cơ thể có thiếu các loại men như Sucrase-isomaltase, Lactase…cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiêu chảy.

Ngộ độc thực phẩm

Một số người bệnh sử dụng những loại thực phẩm bị ôi thiu, chất phụ gia độc hại hay nhiễm độc có thể khiến người bệnh có những triệu chứng như đi ngoài dữ dội, đau bụng, kèm theo tình trạng nôn mửa, sốt cao, tiêu chảy…thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong, co giật nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng ruột kích thích

Tình trạng này có thể do thay đổi thói quen ăn uống, Sau khi ăn phải đồ lạ thì người bệnh sẽ dùng một số loại thuốc điều trị đặc hiệu. Nguyên nhân có thể do nhu động ruột bị co thắt quá mức khiến cho thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Như vậy nước sẽ không được tiết ra quá mức từ niêm mạc ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy đột ngột.

Viêm đại tràng

Ngoài một số nguyên nhân gây tiêu chảy kể trên thì còn có thể do viêm đại tràng. Bệnh do tình trạng nhiễm vi khuẩn như Samonella, Shigella…, ký sinh trùng, nấm hay ngộ độc hóa chất gây nên. Bên cạnh đó tình trạng viêm đại tràng có thể do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực hay căng thẳng tâm lý. Với người bệnh viêm đại tràng thì rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, và triệu chứng là bệnh tiêu chảy.

Nên ăn gì khi bị tiêu chảy?

Với những bệnh nhân bị tiêu chảy thì không nên ăn những thực phẩm khó tiêu khiến cho hệ tiêu hóa rất khó để hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó làm cho tình trạng tiêu chảy sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vậy nên ăn gì khi bị tiêu chảy?  Những thực phẩm mà các dược sĩ của Trường Cao Đẳng Y Dược HCM liệt kê dưới đây được nghiên cứu có lợi cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Một số thực phẩm nên dùng là bột gạo, gạo, cà rốt, khoai tây. Với những nhóm thực phẩm bổ sung đạm thì người bị tiêu chảy nên chọn những thực phẩm như lợn nạc, thịt gà, dầu thực vật. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những loại trái cây như ổi chín, chuối, hồng xiêm hay táo…

Chế độ ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy thế nào?
  • Táo: cung cấp lượng chất xơ dồi dào, là chất xơ hòa tan Pectin rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra táo còn bổ sung một lượng đường tự nhiên trong cơ thể. Do vậy người bệnh có thể ăn 2 -3 quả táo mỗi ngày giúp làm giảm được hiện tượng tiêu chảy
  • Chuối: mềm, dễ tiêu hóa giúp làm dịu bao tử ngay lập tức. Bên cạnh đó chuối còn cung cấp lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung chất điện giải trong cơ thể đang cần.
  • Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có chứa hàm lượng chất xơ thấp. Do vậy mà hệ tiêu hóa không cần phải hoạt động quá nhiều, khi bị tiêu chảy thì nên ăn nhiều tinh bột nhằm điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bệnh không nên chọn loại gạo màu nâu như gạo lứt bởi nó có chứa nhiều chất xơ, không tốt cho người bị tiêu chảy.
  • Sữa chua được biết đến như một thực phẩm chữa bệnh tiêu chảy rất tốt. Trong sữa chua thường có chứa rất nhiều lợi khuẩn như Probiotic sẽ giúp cho dạ dày của bạn hoạt động hiệu quả hơn nhằm tiêu diệt những loại vi khuẩn xấu gây hại cho đường ruột. Tuy nhiên với trường hợp bị tiêu chảy nặng thì hãy cẩn trọng việc dùng sữa chua theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài việc tìm hiểu thông tin về bệnh tiêu chảy nên ăn gì thì việc bổ sung nước cũng là việc làm rất quan trọng, bởi những bệnh nhân bị tiêu chảy sẽ rất dễ bị mất nước. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy kiệt. Người bệnh nên chú ý dùng loại nước lọc hợp vệ sinh, có thể dùng thêm nước trái cây pha loãng, chanh giúp bổ sung kali, natri, khoáng chất, chất điện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy.
  • Các loại trà cũng được bác sĩ khuyến cáo dùng cho bệnh nhân tiêu chảy. Cụ thể người bệnh có thể dụng trà hoa cúc, trà vỏ cam. Từ đó sẽ giúp bạn giảm được tình trạng co thắt ruột, điều trị chứng tiêu chảy viêm đường ruột rất hiệu quả. Ngoài ra trà vỏ cam cũng được xem là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày rất tốt cho bệnh nhân bị tiêu chảy.

Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Với trẻ em thì chế độ dinh dưỡng khi bị tiêu chảy có sự khác biệt, bố mẹ cần lưu ý về việc cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy như sau:

Để đề phòng mất nước hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường bằng Oresol, nước đun sôi để nguội, hay những dung dịch được chế từ thực phẩm như nước cháo muối, cháp, nước cơm hay nước gạo rang…Với trẻ sơ sinh thì nên cho trẻ bú thành nhiều lần trong ngày mà không cần bổ sung thêm thực phẩm khác.

Ngoài ra nếu như tình trạng mất nước khi tiêu chảy nghiêm trọng thì người bệnh cần phải nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị bệnh.

  • Với trẻ dưới 2 tuổi: nên dùng 50 – 100ml
  • Với trẻ từ 2 – 10 tuổi thì có thể cho trẻ dùng 100 – 200ml
  • Với trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn thì cho trẻ uống theo nhu cầu.

Cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy? Bố mẹ có thể thực hiện theo một trong những cách sau:

  • Nước gạo rang muối: Hãy lấy 50g gạo đem rang vàng, đổ 6 bát nước để nấu nhừ qua rá rồi cho một thìa ăn cà phê cho trẻ dùng dần.
  • Nước cháo muối: Hãy lấy một nắm gạo cùng 1 nhúm muối và 6 bát cơm nước sạch để đun nhừ, lọc qua rá để lấy nước cho trẻ uống dẫn
  • Nước chuối hoặc nước hồng xiêm: Lấy khoảng 5 quả chuối hay hồng xiêm để nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội với 1 thìa café gạt ngang muối ăn cho trẻ ăn dần.

Những thông tin trên đây nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh tiêu chảy và nên ăn gì khi bị tiêu chảy. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990