Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Loperamide điều trị bệnh gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng?

Cập nhật: 03/05/2022 10:35 | Người đăng: Lường Toán

Thời điểm bước sang hè như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh tiêu chảy bùng phát. Nguyên nhân là do thời tiết khiến thức ăn nhiễm khuẩn, người bệnh ăn vào rất dễ mắc phải tiêu chảy. Tuy nhiên, còn rất nhiều nguyên nhân khác, với mỗi nguyên nhân lại dùng một loại thuốc điều trị khác nhau. Thuốc Loperamide là loại thuốc điều trị tiêu chảy không cần kê đơn nên người bệnh có thể mua ở bất kỳ đâu.

Thuốc Loperamide có tác dụng gì?

Thuốc Loperamide được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một vài trường hợp tiêu chảy mãn tính.

Thuốc Loperamide điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính

Thuốc Loperamide có tác dụng làm giảm nhu động ruột, đồng thời làm giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Bên cạnh đó thuốc còn được sử dụng để kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó sẽ giúp cơ thể chống mất nước và điện giải. Từ đó sẽ giảm lượng nước trong phân và giảm số lần đi tiêu.

Thuốc Loperamide chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân ( chẳng hạn như trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy do nhiễm trùng).

Thuốc Loperamide được bào chế dưới dạng viên nén có hàm lượng thuốc Loperamide 2mg, thuốc Loperamide con nhộng, dạng lỏng.

Xem thêm:

Cách dùng thuốc Loperamide như thế nào?

Nếu như bạn tự ý dùng thuốc này không theo toa của bác sĩ thì cần phải đọc hướng dẫn sử dụng in trên bao bì trước khi dùng. Thông tin trên bao bì không thay thế lời khuyên của các bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé.

Cách dùng: Nên uống sau mỗi lần đi phân lỏng hoặc uống theo chỉ định của các bác sĩ. Cách dùng của người lớn và trẻ em khác nhau. Đối với người lớn thì phân biệt theo độ tuổi, còn trẻ em thì phân biệt theo độ tuổi và cân nặng.

Nếu sử dụng viên nén có thể nhai, hãy nhai kỹ các viên nén trước khi nuốt. Và nên dùng khi bụng đói.

Nếu sử dụng viên nén hòa tan nhanh cần lưu ý lau khô tay trước khi mở gói và lấy viên thuốc ra cẩn thận. Đặt viên thuốc lên lưỡi và ngậm cho thuốc hòa tan hoàn toàn rồi nuốt theo nước bọt. Không nên chia nhỏ, làm vỡ, nghiền viên thuốc trước khi sử dụng, không uống chung thuốc với nước. Chỉ lấy thuốc ra khỏi vỉ khi cần dùng.

Tiêu chảy khiến cho cơ thể mất nước nhiều, do đó cần phải cung cấp cho cơ thể lượng nước và điện giải thích hợp. Giai đoạn này nên ăn nhạt như cháo loãng để giảm kích ứng dạ dày và dễ tiêu hóa hơn.

Lưu ý: Cần thông báo với bác sĩ nếu như bạn gặp một trong các trường hợp sau:

  • Bạn gặp phải dấu hiệu mất nước: giảm đi tiểu, cơ thể suy nhược, khát nước nhiều, ngất xỉu
  • Nếu tình trạng tiêu chảy của bạn sau 2 ngày vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc xấu đi, xuất hiện những dấu hiệu mới như: Đi ngoài ra máu, sốt, đau bụng, khó chịu
  • Nếu tình trạng bệnh tiêu chảy của bạn kéo dài 10 ngày
  • Thuốc không nên dùng với trẻ sơ sinh 24 tháng và trẻ e dưới 6 tuổi khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Liều dùng thuốc Loperamide

Liều dùng thuốc Loperamide cho người lớn

Với người lớn bị tiêu chảy cấp:

Khi sử dụng thuốc dưới dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng

  • Khởi đầu: Người bệnh nên sử dụng 4mg / lần sau mỗi lần đi phân lỏng
  • Duy trì: Dùng 2mg uống sau mỗi lần đi phân lỏng, lưu ý không nên dùng quá 16mg/ 24 giờ. Các dấu hiệu lâm sàng sẽ được cải thiện sau 48 giờ

Liều dùng thuốc Loperamide cho người lớn và trẻ em cần lưu ý

Với dạng viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Nên dùng 4mg/ lần sau lần đi phân lỏng đầu tiên
  • Liều duy trì: Cần uống 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng. Lưu ý không được vượt quá 8mg/24 giờ.

Liều dùng đối với bệnh nhân tiêu chảy mãn tính

Với dạng viên nang, viên nén, dạng lỏng:

  • Khởi đầu: nên uống 4mg/ lần đi phân lỏng đầu tiên và 2mg/ lần đi phân lỏng tiếp theo, không nên dùng quá 16mg/24 giờ
  • Liều duy trì: Mỗi ngày cần dùng 4 – 8mg. Theo dõi trong vòng 10 ngày nếu tình trạng không cải thiện thì cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ.

Liều dùng thuốc Loperamide cho trẻ em

Đối với trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy cấp tính:

Trẻ em độ tuổi 2 – 6 tuổi ( từ 13 – 20kg):

Độ tuổi này chỉ được chỉ định sử dụng dạng lỏng

  • Liều khởi đầu: nên dùng 1mg mỗi ngày 3 lần trong ngày đầu tiên
  • Liều duy trì 0,1mg/ kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng, không được uống vượt quá liều đầu tiên

Với trẻ 8 – 8 tuổi ( 20 – 30kg):

Khi dùng dạng viên nang, viên nén và dạng lỏng

  • Liều khởi đầu: Nên dùng 2mg mỗi ngày uống 2 lần trong ngày đầu tiên
  • Liều duy trì: Nên dùng 0,1mg/kg/liều sau mỗi lần đi phân lỏng nhưng không được vượt quá liều đầu tiên

Với dạng viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Nên uống 2mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên
  • Liều duy trì: Cần uống 1mg sau mỗi lần đi phân lỏng, và không được vượt quá 4mg/24 giờ

Với trẻ em 8 – 12 tuổi ( cân nặng trên 30kg)

Dạng viên nén, dạng lỏng và viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Nên uống 2mg/3 lần/ ngày trong ngày đầu tiên
  • Liều duy trì: cần dùng 0,1mg/kg/liều sau mỗi lần bệnh nhân đi lỏng nhưng không được uống vượt quá liều đầu tiên

Với dạng viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Nên dùng 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng
  • Liều duy trì: Cần uống 1mg sau mỗi lần đi phân lỏng tiếp theo và không vượt quá 6mg/24 giờ

Đối với trẻ 12 – 18 tuổi:

Dạng lỏng, viên nén, viên nhai:

  • Liều khởi đầu: Nên dùng 4mg sau mỗi lần đi phân lỏng
  • Liều duy trì: cần dùng 2mg sau mỗi lần đi phân lỏng, không được vượt quá 8mg/24 giờ

Thuốc Loperamide có dùng được cho bà bầu không?

Bà bầu có nên dùng thuốc Loperamide không?

Theo nghiên cứu về thuốc Loperamide, chưa có đầy đủ thông tin về tác hại của thuốc cho bà bầu. Do vậy phụ nữ khi đang mang thai hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng để giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Loperamide:

  • Một số bệnh nhân khi dùng thuốc Loperamide đã gặp phải một số tác dụng phụ. Phải gọi ngay cấp cứu nếu như bệnh nhân gặp một số biểu hiện sau: Khó thở, phát ban. Sưng mặt, mũi, lưỡi họng…
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc Loperamide và cần gọi ngay cho nhân viên y tế: Tiêu chảy ra máu hoặc nước, đau bụng, đầy hơi, sốt,  phát ban da đỏ hoặc tím gây phồng rộp, tróc da, nóng mắt…
  • Những tác dụng phụ ít nghiêm trọng nhưng cũng cần báo cho các bác sĩ: chóng mặt, táo bón, phát ban ngứa nhẹ, buồn ngủ, đau bụng nhẹ..

Ngoài những tác dụng phụ kể trên thì còn một số tác dụng phụ khác chưa được kể đến. Nếu bạn có gặp những dấu hiệu bất thường nào hãy gọi ngay cho các bác sĩ hoặc dược sĩ nhé.

Trên đây là những thông tin về thuốc Loperamide trị bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc do các thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990