Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch sử dụng như thế nào?

Cập nhật: 20/12/2023 16:32 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Thuốc Paracetamol khá phổ biến hiện nay được bào chế thành nhiều dạng viên nang, viên nén...Trong đó có thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch cần được sử dụng cho một số trường hợp nhất định. Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

1. Dung dịch truyền tĩnh mạch Paracetamol là gì?

Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch có thành phần là Paracetamol, có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt một số trường hợp. Khác với các dạng bào chế khác, thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn các triệu chứng đau, sốt ở những trường hợp phổ biến như: đau răng, đau đầu. Nhất là trường hợp bệnh nhân đau sau khi trải qua cuộc mổ, người bị đau bụng kinh, đau sau khi tập thể dục, đau nhức chân tay do bị chấn thương.

Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch theo chỉ định bác sĩ
Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch theo chỉ định bác sĩ

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bị sốt vừa cho đến sốt cao.

2. Khi nào chỉ định dùng Paracetamol đường tĩnh mạch?

Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch chỉ nên sử dụng để điều trị ngắn hạn hạ sốt hoặc có thể làm giảm những cơn đau từ nhẹ đến trung bình (chấn thương, sau phẫu thuật...) với những trường hợp dưới đây:

  • Điều trị các cơn đau cấp tính hay trường hợp sốt cao cần sử dụng thuốc có tác dụng nhanh.
  • Người bệnh không thể sử dụng thuốc dưới các dạng bào chế khác: Người bị nôn ói nhiều, bệnh nhân hôn mê, người bị viêm loét trực tràng, hậu môn, bị tiêu chảy...

Thuốc Paracetamol có đặc điểm hấp thu tốt vào cơ thể qua nhiều đường sử dụng. Do vậy mà thuốc hiện nay được bào chế nhiều dạng với hàm lượng khác nhau:

  • Dạng viên nén Paracetamol 500mg, viên sủi Paracetamol 500mg
  • Bột pha uống 80mg, 150mg, 250mg, siro hỗn dịch uống Paracetamol 160 mg/5 mL
  • Viên đặt hậu môn Paracetamol 80mg, 150mg, 250mg
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch Paracetamol 1g/100ml

>>> Bạn có thể tìm hiểu về Công dụng của thuốc Paracetamol 500mg và cách sử dụng mang lại hiệu quả.

3. Hướng dẫn cách dùng thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch

3.1. Cách dùng thuốc Paracetamol

Thuốc Paracetamol được dùng theo đường tiêm truyền qua tĩnh mạch. Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

3.2. Liều dùng thuốc Paracetamol

  • Với người lớn tối đa dùng thuốc là 10 ngày và cách dùng thuốc Paracetamol cho trẻ em không được quá 5 ngày dùng thuốc liên tục.
  • Liều dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch cho người lớn và trẻ vị thành niên có cân nặng lớn hơn 50kg: Với 1 chai 100ml dùng để truyền tĩnh mạch chậm cho người bệnh trong khoảng 10 cho đến 15 phút. Khoảng cách giữa 2 lần truyền nước kế tiếp nhau ít nhất là khoảng 4 giờ để hạn chế tránh tình trạng sốc thuốc hay quá liều dùng thuốc.
  • Đối với trẻ em có cân nặng khoảng từ 10 kg cho đến 30 kg: Liều lượng dụng truyền 1.5 ml dung dịch/ 1 kg cân nặng của trẻ/ 1 lần. Tối đa liều lượng cho đối tượng này là không được vượt quá 6 ml/ 1 kg cân nặng/ 1 ngày.
  • Liều lượng với những bệnh nhân mắc bệnh suy gan hay suy thận, người bị nghiện rượu: Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh sau đó mới đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

4. Xử lý khi dùng thuốc Paracetamol quá liều hoặc quên liều

4.1. Quá liều Paracetamol và xử lí

Dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM chia sẻ, việc sử dụng dịch truyền Paracetamol quá liều có thể gây hoại tử gan, thậm chí có khả năng gây tử vong ở liều quá cao.

Trong trường hợp này sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc N-Acetyl Cysteine hoặc Methionin qua đường tiêm truyền tĩnh mạch để làm giảm nhất tác dụng phụ quá liều. Đồng thời người bệnh phải được theo dõi trên tim mạch về những biểu hiện loạn nhịp, truyền tĩnh mạch, điện tâm đồ. Người bệnh tốt nhất hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp.

4.2. Xử lý trường hợp quên liều dùng Paracetamol

Trường hợp quên liều dùng Paracetamol thì tốt nhất hãy sử dụng càng sớm càng tốt. Nếu như liều dùng gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều quên đồng thời dùng liều kế tiếp vào thời điểm theo kế hoạch. Không được gấp đôi liều đã quy định ở bất kỳ trường hợp nào.

5. Một số lưu ý sử dụng Paracetamol theo đường tĩnh mạch an toàn

  • Thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch được sử dụng trực tiếp, thời gian truyền tối thiểu 15 phút.
  • Khi dùng thuốc Paracetamol cần lưu ý với các dạng bào chế khác nhau có chung thành phần Paracetamol. Với người lớn sử dụng liều tối đa 1g/liều với khoảng cách 4 – 6 giờ và 4g/ngày. Liều dùng cho trẻ em được tính theo tuổi và cân nặng của trẻ.
  • Liều dùng Paracetamol truyền tĩnh mạch cần được thực hiện tại các cơ sở y tế. Trong thời gian dùng thuốc và sau khi truyền thì người bệnh cần phải được theo dõi sát những phản ứng bất lợi có thể xảy ra.
  • Dùng thuốc Paracetamol theo đường tĩnh mạch chỉ khi thật cần thiết, có thể chuyển sang những dạng bào chế đường uống ngay khi có thể.

6. Thuốc Paracetamol có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Paracetamol truyền tĩnh mạch có thể gây ra tình trạng phản ứng dị ứng, phát ban. Ngoài ra còn gây ra những triệu chứng như chóng mặt, giảm huyết áp nhẹ sau khi tiêm IV hoặc đau tại chỗ.

Trường hợp sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol gặp phải những tác dụng phụ bất thường kể trên thì tốt nhất bạn hãy ngưng sử dụng mà đi thăm khám bác sĩ ngay. Những triệu chứng bất thường khác có thể xảy ra nhưng tùy cơ địa mỗi người có thể gặp phải. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định liều dùng an toàn nhất.

Dùng thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch có thể gây tác dụng phụ
Dùng thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch có thể gây tác dụng phụ

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch

7.1. Chống chỉ định dùng Paracetamol:

  • Thuốc Paracetamol chống chỉ định đối với những người bị mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần trong thuốc.
  • Không dùng thuốc cho những bệnh nhân gặp phải chứng thiếu máu
  • Không sử dụng thuốc khi người bệnh có nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim, bệnh phổi hoắc bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy thận.
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt men G6 PD cùng không được sử dụng thuốc này.

7.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamol

  • Trong thời gian điều trị bằng thuốc Paracetamol thì người bệnh không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh bằng paracetamol. Bởi nó có nguy cơ làm tăng chất độc cho gan hơn rất nguy hiểm cho bạn.
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol với những bệnh nhân bị mắc về bệnh tim, phổi,  và người bị thiếu máu cấp và mạn tính.
  • Thuốc Paracetamol chỉ được sử dụng với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú nhằm cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
  • Trường hợp cần thiết có thể thay thế luôn thuốc Paracetamol tiêm tĩnh mạch bằng đường uống. Đồng thời thông báo ngay việc đang dùng thuốc này nếu cần phải định lượng acid uric hay glucose máu.

Bạn có thể quan tâm tới Thuốc Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

7.3. Tương tác thuốc Paracetamol như thế nào?

  • Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng Paracetamol với những loại  thuốc có tác dụng đối kháng bao gồm: Probenecid bởi nó có khả năng làm giảm độ thanh thải và thời gian bán thải của Paracetamol trong huyết tương. Do vậy mà nồng độ paracetamol bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn tích tụ lâu dẫn tới bị độc.
  • Một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu quả đối với thuốc Paracetamol , nhất là khi dùng đồng thời thuốc phenytoin và điều này làm tăng nguy cơ độc với gan
  • Paracetamol nếu dùng đồng thời với các thuốc cảm ứng men microsom gan cũng làm tăng khả năng gây độc cho gan.

Với những chia sẻ trên đây về thuốc Paracetamol truyền tĩnh mạch hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990