Trong tủ thuốc mỗi gia đình chắc hẳn không thể thiếu Paracetamol dùng cho trẻ em khá an toàn không cần sự kê đơn của bác sĩ. Thuốc có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt thông thường mà bạn có thể yên tâm sử dụng.
Thuốc Paracetamol thường được dùng cho người lớn và cả trẻ em, điều trị những triệu chứng bao gồm: Sốt, cảm sốt, đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau lưng, đau răng,... Thuốc còn được dùng ở trường hợp khác chưa được kể đến trên đây nhưng nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

1. Các dạng thuốc Paracetamol dành cho trẻ em
Trên thị trường hiện nay, thuốc paracetamol được bào chế thành nhiều loại thuốc biệt dược. Trong đó, Paracetamol trẻ em khá phổ biến với các dạng bào chế sau:
- Thuốc dạng si-ro: hàm lượng 160mg/5ml.
- Thuốc dạng dung dịch: hàm lượng 160mg/5ml và 500mg/5ml.
- Viên nén: hàm lượng 325mg.
- Thuốc đặt trực tràng: hàm lượng 80, 150, 300mg.
Với trẻ em từ 12 tuổi trở lên thì có thể dùng thuốc Paracetamol 500mg với hàm lượng tương đương người lớn. Thông tin về việc dùng Paracetamol cho trẻ em trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đạt hiệu quả.
2. Hướng dẫn liều Paracetamol cho trẻ em
Như ở trên đã chia sẻ, Paracetamol cho trẻ được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau và cách dùng tương ứng:
- Thuốc Paracetamol dạng viên uống: Cho trẻ nuốt trực tiếp với nước. Không bẻ đôi hay nghiền thuốc khi không có chỉ định từ các bác sĩ.
- Dạng dung dịch và si-ro: Đo lường liệu lượng bằng dụng cụ y tế và cho trẻ uống trực tiếp.
- Thuốc đặt trực tràng: nhét thuốc vào hậu môn của trẻ, để trẻ nằm yên trong vòng 10 phút để thuốc hòa tan hoàn toàn.
Thuốc Paracetamol đặt trực tràng được sử dụng khi mà trẻ không dùng được thuốc theo đường uống. Dù là cho trẻ dùng thuốc Paracetamol dạng nào thì cũng không nên sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào có chứa paracetamol. Điều đó có thể khiến cho trẻ gặp phải tình trạng quá liều và gây nhiễm độc gan.
Liều uống Paracetamol cho trẻ em như thế nào?
Thuốc Paracetamol 250mg cho trẻ em được các chuyên gia khuyến cao sử dụng theo trọng lượng cơ thể trẻ. Một số trường hợp không rõ cân nặng của trẻ thì hãy tham khảo liều dùng của các bác sĩ chuyên khoa nhé.
Thuốc Paracetamol có nhiều dạng bào chế, nên khi cho trẻ dùng loại nào cần phải đảm bảo chia liều tốt, thuận tiện nhất là cho trẻ dùng dưới dạng lỏng mang lại hiệu quả hơn.
Thuốc Paracetamol cho trẻ em được dùng để hạ sốt mà không cần kê đơn, bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc mà không bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải tuân thủ liều lượng và cách dùng nhất là với trẻ nhỏ. bởi việc dùng thuốc quá liều có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Thuốc Paracetamol cho trẻ dạng uống:
Liều uống thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ em theo đường uống: Mỗi lần 10 - 15 mg/kg, cách 4 - 6 giờ/lần. Theo các bác sĩ, một ngày không nên cho trẻ dùng quá 5 lần thuốc đồng thời không vượt quá 75 mg/kg.
Cụ thể, liều Paracetamol cho trẻ theo cân nặng dưới 12 tuổi như sau:
Cân nặng (kg) |
Tuổi |
Liều dùng 1 lần |
2,7 - 5,3 (kg) |
0 - 3 tháng |
40 mg |
5,4 - 8,1 (kg) |
4 - 11 tháng |
80 mg |
8,2 - 10,8 (kg) |
1 - 2 tuổi |
120 mg |
10,9 - 16,3 (kg) |
2 - 3 tuổi |
160 mg |
16,4 - 21,7 (kg) |
4 - 5 tuổi |
240 mg |
21,8 - 27,2 (kg) |
6 - 8 tuổi |
320 mg |
27,3 - 32,6 (kg) |
9 - 10 tuổi |
400 mg |
32,7 - 43,2 (kg) |
11 tuổi |
480 mg |
Liều dùng thuốc Paracetamol cho trẻ theo đường đặt hậu môn:
Thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ em qua đường hậu môn được sử dụng trong khoảng 10-20 mg/kg/liều, mỗi liều cách nhau 4-6 giờ khi cần thiết. Mỗi ngày không dùng quá 5 lần và 75 mg/kg. Sau khi đặt qua hậu môn thì thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể và có tác dụng hạ sốt nhanh.
Do đó, phụ huynh vì thế không nên cho rằng viên đặt hậu môn không đáng kể. Thay vào đó hãy xem xét tổng lượng thuốc mà trẻ hấp thụ mỗi ngày để tránh nguy hiểm.
3. Khuyến cáo khi dùng thuốc Paracetamol cho trẻ em
Đối với dạng uống:
Thuốc paracetamol theo dạng lỏng được đo bằng muỗng hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Trước khi cho trẻ sử dụng thì ba mẹ hay cân nhắc lắc chất lỏng trước mỗi lần sử dụng đồng thời làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Đối với thuốc Paracetamol dạng đặt hậu môn:
- Không được uống viên Paracetamol đặt hậu môn.
- Phụ huynh hay rửa tay sạch sẽ trước và sau khi dùng thuốc cho trẻ. Tốt nhất hãy cho trẻ đi vệ sinh trước khi đặt thuốc. Sau đó, hãy đặt trẻ nằm nghiêng một bên gập gối vào bụng. Dùng tay nhẹ nhàng đưa viên thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý phụ huynh hãy đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào trước. Sau đó khép đồng thời giữ 2 nếp mông trẻ trong khoảng 2-3 phút, để nguyên tư thế nằm cho trẻ khoảng 10 phút để tránh viên thuốc không rơi ra ngoài.
- Trường hợp thuốc đặt bị mềm, thì có thể để viên thuốc trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, dễ thực hiện hơn.
Với những thông tin trên thì phụ huynh có thể dựa vào để tính liều lượng dùng paracetamol cho trẻ em theo cân nặng được chuẩn hơn. Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, thuốc Paracetamol chỉ có tác dụng điều trị những triệu chứng hạ sốt, giảm đau mà không phải thuốc điều trị nguyên nhân. Do vậy ở các trường hợp khác như trẻ sốt do nguyên nhân khác hay trẻ sốt cao liên tục không giảm ...thì phụ huynh hay đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
4. Những lưu ý khi dùng Paracetamol cho trẻ
- Thuốc Paracetamol được sử dụng dựa trên cân nặng và độ tuổi của trẻ để xác định liều dùng chính xác. Nên cẩn trọng với những trẻ có tiền sử dị ứng với paracetamol hay aspirin, tốt nhất không được sử dụng loại thuốc có chứa hoạt chất này. Với những trẻ bị dị ứng, có thể gặp phải những tình trạng nguy hiểm khi sử dụng.
- Một số ít trường hợp khi dùng thuốc Paracetamol gây nhiễm độc gan. Trường hợp này tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định một loại thuốc khác. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi quá trình dùng thuốc của trẻ, phản ứng và tương tác thuốc với cơ thể. Báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
- Dùng thuốc Paracetamol cho trẻ phải tuân thủ hàm lượng riêng, không nên dùng thuốc của người lớn và bẻ đôi để cho trẻ uống.
- Với thuốc Paracetamol dạng lỏng, thì cần sử dụng dụng cụ đo lường y tế để xác định đúng liều lượng.
- Dùng thuốc Paracetamol cho trẻ em 3 ngày liên tục mà không làm thuyên giảm triệu chứng thì tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
- Hãy ngưng sử dụng thuốc trường hợp trẻ phát sinh những phản ứng dị ứng bao gồm tức ngực, thở khò khè, khó thở, sưng cổ họng, lưỡi và miệng. Tốt nhất hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Với những thông tin về thuốc Paracetamol cho trẻ em trên đây hi vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ sử dụng đúng cách và phù hợp. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tốt nhất hãy tuân thủ theo liều dùng, cách dùng của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.