Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết

Cập nhật: 20/04/2024 15:15 | Người đăng: Vũ Duyên

Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công dụng chữa trị những căn bệnh thường gặp. Sau đây là các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả mà Dược sĩ cần biết. Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp sẽ tổng hợp ở bài viết này.

1. Thuốc hạ sốt cho người lớn có những loại nào?

Sốt là tình trạng phản ứng bình thường cơ thể với nhiễm trùng do vi khuẩn hay một số nguyên nhân khác. Trường hợp sốt cao trên 38.5 độ C thì sẽ được bác sĩ khuyến cáo dùng các loại thuốc hạ sốt cho người lớn dưới đây:

1.1. Thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen)

Trong các tình huống sốt thông thường, bạn nên dùng Paracetamol. Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu, được dùng trong giảm sốt tạm thời trong điều trị chứng sốt nhẹ và vừa, làm giảm thân nhiệt của người bệnh sốt, giúp người bệnh sẽ dễ chịu hơn.

Thuốc hạ sốt cho người lớn Paracetamol
Thuốc hạ sốt cho người lớn Paracetamol

Khi mua thuốc hạ sốt nhanh cho người lớn, bạn sẽ được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để bạn lựa chọn cho cùng một loại thuốc Paracetamol như: Paracetamol đơn thuần dùng để hạ sốt và kháng viêm nhẹ, loại kết hợp với Codein vừa có tác dụng hạ sốt mà còn có cả tác dụng chống đau đầu, thuốc hạ sốt hình viên nén,...

Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực giảm sốt mạnh và rất dễ sử dụng. Paracetamol thường dùng uống, đối với người bệnh không uống được có thể dùng thuốc đặt trực tràng. Tuy nhiên, liệu pháp giảm sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Ngoài dạng viên uống, Paracetamol còn được bào chế thành thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho người lớn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giá tham khảo: 30.000 đồng/hộp 20 vỉ.

➤ Bạn có thể xem và tìm hiểu Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo an toàn và hiệu quả

1.2. Thuốc hạ sốt Efferalgan

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt tốt nhất cho người lớn khác nhau, nhưng Efferalgan là thông dụng và an toàn hơn cả. Thành phần của thuốc là Acetaminophen với dược lực là Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không Steroid vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu, giảm đau cường độ thấp.

Efferalgan được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén, dung dịch treo, gói để pha dung dịch nên rất tiện lợi và dễ dàng khi sử dụng. Khi mua thuốc, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn kĩ nên dùng Efferalgan 80mg, 250mg hay 500mg,... để phù hợp với liều thuốc tránh các trường hợp không mong muốn khi sử dụng thuốc. Không nên dùng thuốc khi điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài quá 3 ngày hay sốt tái phát. Thuốc có tác dụng nhanh, dễ sử dụng nên được các bác sĩ, dược sĩ tin dùng.

Giá tham khảo: 41.000 đồng/hộp 4 vỉ.

Thuốc có tác dụng nhanh, dễ sử dụng nên được các bác sĩ, dược sĩ tin dùng

1.3. Thuốc hạ sốt Panadol

Thuốc giảm đau, hạ sốt Panadol vỉ màu xanh dương có thành phần là Paracetamol được dùng để giảm sốt, đau nhẹ đến đau vừa bao gồm: đau cơ, đau bụng kinh, đau khi tiêm vacxin hay khi dùng các thủ thuật nha khoa.

Panadol được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần là Paracetamol và các tá dược vừa đủ. Liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn là  1 - 2 viên chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày và khoảng cách tối thiểu mỗi lần uống là 4 giờ.

Thuốc hạ sốt Panadol dành cho người lớn

Thuốc hạ sốt Panadol

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có Panadol Extra cũng được dùng để giảm sốt nhưng chủ yếu được dùng để giảm đau nhiều hơn. Bạn nên thận trọng tránh dùng cà phê, trà, các chất chứa caffein khi đang uống thuốc.

Giá tham khảo: 120.000 đồng/hộp.

Panadol được bào chế dưới dạng viên nén dùng để giảm sốt, đau nhẹ đến đau vừa.

1.4. Aspirin

Thuốc Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt cho người lớn hiệu quả bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase 1, 2. Từ đó dẫn đến ngăn cản quá trình tổng hợp prostaglandin ngăn chặn quá trình sinh nhiệt và tăng cường thải nhiệt.

Bên cạnh đó còn làm giảm tính cảm thụ của dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau. Liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn là từ 325-650mg khi dùng qua đường uống. Còn thuốc đặt hậu môn cách nhau mỗi lần 4 giờ khi cần thiết và không quá 4g/ngày.

2. Lời khuyên dùng thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả

  • Chú ý đến thời gian, liều dùng thuốc, tránh để xảy ra tình trạng uống thuốc quá liều gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đọc kỹ hướng dẫn liều thuốc có chứa paracetamol hay thuốc có phải NSAID không. Cảnh báo rủi ro của một số hoạt chất, thành phần, liều cao nhất giúp bạn dùng thuốc an toàn và thời gian sử dụng trong bao lâu.
  • Trường hợp chưa thực sự cần thiết thì không nên uống thuốc hạ sốt. Hạn chế liều dùng thuốc sẽ có tác dụng làm giảm nhiều rủi ro cho bạn.
  • Với thuốc hạ sốt NSAID, người bệnh hãy đặt ngày ngưng dùng thuốc dựa vào hướng dẫn sử dụng thuốc về thời gian trước khi gặp bác sĩ.
  • Tránh dùng chung thuốc với rượu. Nếu đã uống rượu thì bạn hãy báo bác sĩ trước khi dùng paracetamol hoặc NSAID.
  • Sau khi điều trị bệnh ban đầu tại nhà, trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường thì hãy ngưng sử dụng:
  • Sốt cao trên 38,5 độ, sốt kéo dài quá 72 giờ
  • Uống thuốc hạ sốt hết liều dùng nhưng không hiệu quả
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc hạ sốt đang sử dụng

Những loại thuốc hạ sốt cho người lớn được liệt kê trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ điều trị. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin Y Dược liên quan khác nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990