Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Liệt Nửa Người Chi Tiết

Cập nhật: 01/11/2023 16:54 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh liệt nửa người gây nhiều khó khăn cho người bệnh và cả người nhà bệnh nhân. Do vậy, đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người chu đáo để không bị ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bởi nó đòi hỏi phải một quá trình dài. Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây nhé.

1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người là phải xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Nếu không có kế hoạch chi tiết thì điều đó khiến cho người bệnh có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau.

Nếu sử dụng chế độ quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây thừa cân, béo phì, tiểu đường... Còn nếu chế độ ăn không đủ chất thì có thể gây suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch.

Chế độ ăn uống cho người bệnh liệt nửa người vừa đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng đồng thời phải đảm bảo thực phẩm mềm và dễ tiêu. Do vậy mà bạn có thể nấu thành món cháo mềm đồng thời chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, kết hợp với việc uống sữa hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân bị liệt nửa người
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân bị liệt nửa người

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người có thể tự ăn được thì nên chọn những thực phẩm hợp khẩu vị với người bệnh. Nên cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép người bệnh bởi có thể gây nghẹn và sắc rất nguy hiểm.

Trường hợp bệnh nhân mắc phải các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp và tăng mỡ máu đòi hỏi phải ăn theo chế độ quy định của bác sĩ.

Trường hợp bệnh nhân không tự ăn được đòi hỏi phải lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người chi tiết và cụ thể, bởi công việc này hoàn toàn không dễ dàng.

Thường người thực hiện phải biết cách cho ăn qua ống sonde, bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ 1.800-2.000 Kcal/ngày, chia ra 3 - 4 bữa/ngày, mỗi bữa bơm 500ml.

Bạn có thể thay đổi khẩu phần đa dạng gồm thịt nạc, khoai tây, rau cải, cháo đặc, giá hoặc rau ngót cắt xay nhỏ để nấu thành súp cho người bệnh. Sau một thời gian thì có thể cho người bệnh tập ăn qua đường miệng và rút dần ống sonde.

Tìm hiểu chi tiết Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

2. Vệ sinh cá nhân người bệnh

Bệnh nhân liệt ½ người sẽ phải phụ thuộc việc vệ sinh cơ thể hoàn toàn bởi người khác. Bạn cần chú ý lập kế hoạch chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân hàng ngày gồm tắm rửa, đánh răng và gội đầu.

Thường những người bệnh liệt nửa người sẽ tác động lớn đến việc bị ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển đến hoạt động của cơ tròn. Điều đó khiến họ không tự chủ được việc đại tiểu tiện của mình, đây là nguyên nhân khiến họ dễ bị viêm đường tiết niệu.

Cách xử lý tốt nhất là nên đóng bỉm cho người bệnh, dùng lót giấy thấm, và với bệnh nhân nam thì nên dùng ống tiểu. Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ và lau khô cho bệnh nhân sau khi đại tiểu tiện giúp họ cảm thấy dễ chịu, và chống lại tình trạng viêm nhiễm nam, phụ khoa.

Bạn nên tham khảo thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình cụ thể và hiệu quả

3. Đề phòng loét da do nằm lâu

Một trong những biến chứng với bệnh nhân liệt nửa người dễ gặp nhất là tình trạng bị loét. Nguyên nhân là bởi họ thường phải nằm lâu một chỗ, không đi lại được. Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt tứ chi đó là cho người bệnh dùng đệm nước hoặc đệm hơi.

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân liệt nửa người hiệu quả
Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân liệt nửa người hiệu quả

Các vết loét thường xuất hiện ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như hai gót chân, bả vai, vùng cùng cụt, lưng, mông. Do vậy bạn cần phải lăn trở thay đổi điểm tỳ cho bệnh nhân: cứ khoảng  2 giờ sẽ trở mình cho người bệnh 1 lần với các tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng trái hoặc nghiêng sang phải. Ngoài ra cần kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng hàng ngày cho bệnh nhân vùng bị tỳ đè nhiều, lưu ý không nên xoa bóp mạnh sẽ gây trợt da. Đồng thời phải vận động thụ động bên liệt để giúp lưu thông tuần hoàn và tránh co cứng cơ.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị liệt nửa người tại vùng da bị tỳ đè nhiều: Mỗi ngày dùng khăn mềm, ấm lau cho bệnh nhân 1-2 lần l ấm, sau đó dùng khăn sạch để lau khô, nhất là sau khi đi đại, tiểu tiện. Tránh lau mạnh sẽ làm xây xát, tổn thương vùng da nhạy cảm sẽ rất dễ gây ẩm và loét. Mỗi ngày, người chăm sóc hãy kiểm tra cơ thể người bệnh để sớm những dấu hiệu chớm loét bao gồm thay đổi màu da đỏ hoặc tím, ngứa, đau để kịp thời điều trị. Nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu chớm loét thì dùng gối, đệm mềm để kê lên vị trí đó nhằm tránh bị tỳ đè thêm tránh loét.

Có thể bạn sẽ cần tới Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người

4. Đề phòng các biến chứng về hô hấp 

Ngoài biến chứng loét thì ở những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não bị liệt thường có những bệnh lý về đường hô hấp do nằm lâu và ít vận động như viêm phổi, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng đờm dãi. Nên cho bệnh nhân ngồi dậy, vỗ rung vùng lưng hằng ngày để bệnh nhân dễ khạc được đờm dãi.

5. Thường xuyên xoa bóp, vận động nhẹ nhàng

Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người gồm những công việc xoa bóp, vận động nhẹ nhàng cho người bệnh. Đây là công việc cần thiết để lưu thông máu và tránh bị cứng cơ:

  • Xoa bóp tay, chân, lưng, trán nhẹ nhàng cho người bệnh.
  • Tập co duỗi các ngón tay, ngón chân.
  • Tập co duỗi các khớp tay, khớp chân.
  • Thỉnh thoảng cho bệnh nhân xoay cổ, tập ngồi dậy rồi dần dần phối hợp với bệnh nhân tập đứng, tập đi…

Xem thêm cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sút trí tuệ an toàn, hiệu quả

6. Chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân liệt nửa người

Bệnh nhân bị liệt nửa người thường sẽ phải nằm và sinh hoạt trên giường bệnh 24/24 do vậy mà ga gối có thể sẽ bị bẩn hơn so với bình thường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn nếu không được thay ga giường thường xuyên.

Phòng riêng của người bệnh cần phải được tạo ở nơi khô ráo, thoáng khí, và nằm trong tầm mắt người nhà để tiện lợi trong việc theo dõi và chăm sóc.

Trong thời gian chăm sóc cho bệnh nhân liệt 1/2 người thì người nhà nên nói chuyện, khích lệ và động viên tinh thần cho bệnh nhân cố gắng trong điều trị bệnh. Thường xuyên trao đổi để bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không có tâm lý chán nản, gánh nặng cho gia đình.

Trở thành người chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người với kỹ năng và chuyên môn tốt thì bạn phải trải qua khóa học Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Ngôi Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Thạch và địa chỉ xứng đáng để các bạn lựa chọn

 

Thông tin trên đây Cao Đẳng Dược HCM nhằm giúp bạn nằm được việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990