Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình chu đáo, hiệu quả tại nhà sẽ giảm tổn thương và tránh ảnh hưởng đến đời sống. Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer chi tiết, hiệu quả
1. Chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình
Tình trạng bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngày càng cao theo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất và giảm sự tác động của bệnh.
Thường biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình khá nhiều và dễ gây nhầm lẫn so với các bệnh lý khác. Dưới đây là biểu hiện chung cần chú ý:
Các triệu chứng chung của rối loạn tiền đình:
- Chóng mặt: Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra với người mắc bệnh rối loạn tiền đình kèm theo buồn nôn...Tùy vào mức độ ở mỗi người có thể diễn ra với tần suất và mức độ mạnh, khiến cho bệnh nhân khó chịu.
- Rối loạn thăng bằng: Người bệnh trong tư thế lao đao và không thể đứng vững, luôn sợ ngã.
Tìm hiểu chi tiết thêm về Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người chi tiết
2. Phân loại bệnh rối loạn tiền đình:
Bệnh rối loạn tiền đình được chia làm hai loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương, cụ thể như sau:
2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
Người bệnh thường xảy ra những triệu chứng chung bao gồm giảm thính lực, ù tai,… do ngộ độc, một số chấn thương và viêm mê nhĩ
2.2. Rối loạn tiền đình trung ương
Người bệnh chỉ xuất hiện tình trạng bị mất thăng bằng như đang đứng trên thuyền, không kèm theo dấu hiệu bị ù tai, xơ cứng rải rác, u thân não và tai biến mạch máu não.
Các chuyên gia chia sẻ, để chẩn đoán chính xác về để có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình thì khi xuất hiện những triệu chứng ở trên cần phải đi khám ngay nhé.
3. Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình hiệu quả
Không phải ai cũng biết chi tiết về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình. Thường chỉ có những người sẵn chuyên môn thì mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà:
3.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình. Dưới đây là công việc cụ thể để người chăm sóc thực hiện:
Các loại thực phẩm nên dùng:
Một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình được các bác sĩ chuyên môn khuyên dùng bao gồm:
- Rau xanh: Các loại rau nhiều chất xơ được khuyến cáo bổ sung hàng ngày không chỉ với những người mắc bệnh. Thực phẩm này giúp cho bạn có thể dễ dàng trao đổi chất và có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
- Các loại trái cây tươi sẽ giúp bổ sung thêm nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, từ đó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, mỗi ngày nên uống từ 2 – 2.5 lít nước nhằm bổ sung lượng nước đã bị mất đi. Đồng thời để cân bằng chất điện giải và trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
- Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại đồ uống từ hoa quả tươi như sinh tố hoặc nước ép để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh và bổ sung nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể.
Các loại thực phẩm không nên ăn:
- Người bệnh rối loạn tiền đình được khuyến cáo không nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn vì sẽ làm lượng cholesterol tăng cao, là yếu tố khiến cho bệnh nặng hơn.
- Bên cạnh đó thì mỡ động vật còn chứa nhiều chất dễ gây tắc động mạch, đặc biệt không an toàn cho sức khỏe của người bệnh, nhất là với những bệnh về tim mạch.
- Thuốc lá có chứa nhiều nicotin, đây là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị tăng huyết áp và các mạch máu trong cơ thể bị teo hẹp, tăng nguy cơ và làm trầm trọng hơn với bệnh rối loạn tiền đình.
- Bệnh nhân rối loạn tiền định cần phải hạn chế sử dụng muối và đường trong khẩu phần ăn, nên ăn thức ăn nhạt sẽ tốt cho cơ thể.
- Về đồ uống, thì người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần tránh đồ uống có mùi vị mạnh, có chứa các chất kích thích.
Như vậy bạn đã nắm được cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh rối loạn tiền đình với những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và những loại cần tránh. Tốt nhất hãy thực hiện đầy đủ để cho tình trạng bệnh sớm cải thiện hơn.
3.2. Luyện tập thể dục thể thao
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe người bị rối loạn tiền đình mà các chuyên gia khuyến cáo, hoạt động này bổ ích cho tất cả mọi người. Đối với bệnh nhân thì nên chú ý tập luyện vùng đầu, cổ, gáy với các động tác nhẹ nhàng để thư giãn hơn.
3.3. Kiểm soát công việc và hạn chế sự căng thẳng
- Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình thì trước tiên đó là việc phải hạn chế tình trạng làm việc quá sức. Điều đó sẽ gây nên sự căng thẳng và đòi hỏi phải được điều chỉnh lượng phù hợp. Thay vào đó hãy dành nhiều thời gian để thư giãn cùng gia đình, bạn bè vào cuối tuần.
- Cải thiện tâm trạng vui vẻ, thoải mái nhất cho người bệnh. Nên hạn chế sử dụng nhiều máy tính và tránh cáu gắt, nhất là không ngồi quá lâu một chỗ trong phòng bật điều hòa và hạn chế thay đổi tư thế độ ngột.
- Nếu thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng và đau đầu thì người bệnh cần hạn chế tự điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Điều đó giúp làm giảm tình huống xấu ngoài ý muốn xảy ra.
3.4. Hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Để biết sự cải thiện của bệnh nhân rối loạn tiền đình hoặc tình trạng xấu đi đều phải thông qua sự kiểm tra của các bác sĩ. Theo đó nên đi khám sức khỏe định kỳ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dù có nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tiền đình nhưng nó lại khá giống với những bệnh lý khác. Để biết chính xác thì bạn hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe.
- Nên kết hợp chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình với việc đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng và sự cải thiện của bệnh nhân để có phương án điều trị tốt nhất.
- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh rối loạn tiền đình đòi hỏi phải tỉ mỉ cũng và có nhiều kiến thức đúng đắn, quan trọng nhất là kỹ năng xử lý tình huống nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Tìm hiểu chi tiết về Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Học Cao đẳng Điều dưỡng chăm sóc bệnh rối loạn tiền đình
Công việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Do vậy hãy đăng ký Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Khóa học sẽ cung cấp kiến thức và thực hành kỹ thuật chăm sóc tốt, bạn hãy lựa chọn Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Thạch.
Ngôi trường này thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Y Dược theo chỉ đạo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội với các chuyên ngành:
- Cao đẳng Dược (mã ngành 6720201)
- Cao đẳng Điều dưỡng (mã ngành 6720301)
- Trung Cấp Y sỹ Y học cổ truyền
- Cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng (mã ngành 6720603)
Hiện tại trường đang xét tuyển học bạ tốt nghiệp THPT đầu vào ngành Cao đẳng Điều dưỡng. Do vậy nếu yêu thích bạn hãy chuẩn bị nồ sơ để nộp về địa chỉ trường hoặc xét tuyển online TẠI ĐÂY.
Thông tin chi tiết về việc chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình trên đây, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên tham khảo bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác nhé, chúc bạn thành công!