Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não để giúp phòng ngừa, đồng thời làm giảm biến chứng cho người bệnh. Cùng Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn có thể muốn tìm hiểu Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người chi tiết
1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
1.1. Thay đổi chế độ ăn uống cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
Nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não có rất nhiều, trong đó phải kể đến là do chế độ ăn uống. Bởi vậy, kế hoạch chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não là phải điều chỉnh chế độ ăn uống. Tình trạng thừa hoặc thiếu chất cũng là yếu tố gây bệnh nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học tốt cho người tai biến:
- Vitamin và chất khoáng:
Các loại rau củ, hoa quả chín và sữa có chứa hàm lượng lớn các chất khoáng và vitamin tốt cho cơ thể. Điển hình là kali giúp lợi tiểu, giảm huyết áp đồng thời chống lại tình trạng toan của cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày nên bổ sung ít nhất 300mcg axit folic sẽ giúp làm giảm 13% nguy cơ bệnh tim và 20% nguy cơ đột quỵ so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Hàm lượng Axit folic được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, rau xanh, gạo, mì và các loại quả có vị chua,… Ngoài ra có thể dùng đậu tương lên men nguồn gốc từ Nhật Bản tốt cho người bị tai biến, bởi chúng có chứa lượng lớn enzym nattokinase rất tốt.
- Đạm (protein):
Mỗi người, cơ thể người chỉ nên thu nạp 0,8g/kg cân nặng. Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não tốt nhất hãy chọn các loại thực phẩm có ít cholesterol và nhiều đạm thực vật bao gồm đậu tương, đậu đỗ và đậu phụ và đạm động vật như cá, sữa, thịt nạc… Còn với những người bệnh suy thận nên chú ý giảm lượng đạm từ 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ngày.
- Chất béo:
Mỗi ngày chỉ nên giữ ở mức 25 – 30g, trong đó 1/3 là chất béo động vật còn lại là 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại axit béo trong dầu thực vật sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhất là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.
- Năng lượng mỗi ngày:
Với bệnh nhân tai biến mạch máu não thì cần phải giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn. Đó là cách để giúp người bệnh tránh bị tăng cân, giảm bớt áp lực cho tuần hoàn và bộ máy tiêu hóa. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 30 – 35 Kcal/ kg cân nặng. Nên chú ý cho người bệnh dùng nhiều loại rau củ, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến vừa bổ sung đủ năng lượng vừa tốt cho cơ thể.
Tốt nhất hãy lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến bằng những loại thức ăn dễ hấp thu và dễ tiêu hóa dưới dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Tốt nhất hãy chia nhỏ bữa ăn thành 3 – 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no trong 1 bữa. Đồng thời cần phải hạn chế các đồ lên men, các chất gây kích thích như gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, chè…
Bệnh nhân tai biến thường sẽ bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù do không bài tiết được nhiều muối và thận yếu. Cần phải chú ý việc bổ sung nước cho cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ. Đồng thời giảm thiểu lượng ăn muối ở mức 4 – 5g/ngày để làm giảm gánh nặng cho thận hoạt động hiệu quả.
>>> Tham khảo về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sút trí tuệ an toàn, hiệu quả
1.2. Chăm sóc cho người tai biến với chế độ tập luyện hàng ngày
Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não bằng các bài tập luyện hàng ngày là rất quan trọng. Bạn có thể hỗ trợ cho bệnh nhân tập từ những bài cơ bản đến nâng cao tùy theo mức độ hồi phục của người bệnh.
Với bệnh nhân phải nằm một chỗ thì cần chú ý đổi tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng trái, phải giúp chống loét, mỗi ngày vệ sinh răng miệng 2-3 lần. Hàng ngày xoa bóp các cơ để vận động khớp tay, chân để lưu thông mạch máu, tránh cơ cứng, teo cơ. Những bài tập nhẹ, thường xuyên giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.
Sau khi xuất viện, người bệnh tai biến cần phải được chăm sóc, vận động tài nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Với những công việc sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy cố gắng có người bệnh tự làm để giúp họ được độc lập và phục hồi sớm. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi một số vận dụng để phù hợp với bệnh nhân.
Các bài tập luyện trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tai biến mạch não:
- Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân:
Hỗ trợ người bệnh đứng tựa nhẹ vào mép bàn, và đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20cm, ngang bằng nhau, sau đó hãy dồn trọng lượng của cơ thể lên hai chân. Đồng thời chuyển trọng lượng từ chân này sang chân kia, giữ vài giây. Thực hiện lặp lại hàng ngày.
- Tập đứng và dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân:
Với bệnh nhân đứng thẳng thì đặt hai bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20cm, hai tay xuôi theo thân và dồn trọng lượng chia đều hai bên chân. Tập chuyển trọng lượng sang chân trái và nhấc chân phải lên khỏi sàn nhà, và tiếp tục đổi bên.
- Tập đứng thăng bằng:
Người bệnh hãy đứng thẳng và dồn trọng lực đều hai chân, sau đó tập quay đầy để nhìn ra sau vai, tiếp tục ngửa, cúi, nghiêng đầu, đồng thời phải đưa hai tay lên qua đầu và đưa hai tay sang phải và sang trái.
- Tập đi bộ:
Sau khi đã đứng vững, hãy hỗ trợ người bệnh tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Khi chăm sóc cho người bệnh tai biến mạch máu não bị rối loạn ý thức, ngôn ngữ thì người thân cần phải trao đổi, trò chuyện, để người bệnh có thể nghe và tự đọc được những câu chuyện trên truyền hình, báo chí… Bắt đầu từ những bước đơn giản và dần tăng mức độ khó.
Trường hợp bệnh nhân bị mất tiếng nói thì cần phải điều trị và tập luyện hàng ngày để dần khôi phục. Bắt đầu bảng những bài tập đếm đơn giản như đếm số, bảng chữ cái. Hãy thực hiện hàng ngày và sau đó cần phải dần tăng độ khó lên bằng cách tập đọc đoạn văn ngắn đến dài và mô tả đồ vật xung quanh. Hãy để cho bệnh nhân có nhiều thời gian nói chuyện để tăng khả năng cải thiện ngôn ngữ.
1.3. Chế độ chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não trong sinh hoạt
Thuốc lá, rượu bia, đồ mặn,... là khắc tinh với người tai biến mạch máu não. Bởi vậy cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên bạn phải kiểm soát các bệnh phối hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp… nhằm tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Có chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tránh căng thẳng đầu óc không tốt cho não.
Đối với người cao tuổi, cần chú ý khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh cần phải luôn giữ ấm để hạn chế bệnh tái phát.
Công việc chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não đòi hỏi một quá trình kéo dài. Do vậy cần phải có quá trình kiên trì và có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt kết hợp dùng thuốc để đạt hiệu quả.
>>> Có thể bạn đang muốn tìm hiểu về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow đúng cách
2. Đào tạo Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não
Như đã biết, việc chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Để thực hiện được thì bạn hãy đăng ký ngành học Điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Với những chia sẻ trên đây về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não mà Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức liên quan nhé. Chúc bạn sức khỏe!