Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Sút Trí Tuệ An Toàn, Hiệu Quả

Cập nhật: 01/11/2023 16:59 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sút trí tuệ là công việc quan trọng để chăm sóc người bệnh bị suy giảm nhận thức và phụ thuộc vào người khác. Đòi hỏi bạn phải có kiến thức về bệnh, kỹ năng để thông cảm, chia sẻ và có biện pháp tốt nhất. Thông qua bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ phổ biến nhất là do bệnh Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy. Ngoài ra, các chuyên gia còn chỉ ra một nguyên nhân khác là do bệnh sa sút trí tuệ mạch máu não. Đó là bởi sự tổn thương các mạch cung cấp máu cho não của người bệnh.

Tuy nhiên bệnh sa sút trị tuệ thường không có những biểu hiện đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do vậy mà gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Điển hình có tình trạng sa sút trí tuệ thể Lewy có triệu chứng phổ biến gây ảo giác và mất sự tập trung, chân tay run rẩy, chậm hoặc cứng nhắc.

Các chuyên gia khuyến cáo, để biết có phải mắc chứng sa sút trí tuệ hay không, xác định nguyên nhân gây bệnh thì cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa nội thần kinh để chẩn đoán và đưa ra kết luận với phác đồ điều trị phù hợp.

Sa sút trí tuệ tiến triển theo thời gian và khó hồi phục
Sa sút trí tuệ tiến triển theo thời gian và khó hồi phục

 

>>> Có thể bạn đang muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow đúng cách

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ tốt nhất.

Bệnh sa sút trí tuệ tác động không nhỏ đến đời sống của bệnh nhân, khiến người bệnh bị phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Bởi vậy việc phát hiện sớm và điều trị bệnh là rất tốt.

Tuy nhiên cần phải kết hợp với kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ để người bệnh sớm phục hồi và giảm thiểu sự trở nặng của bệnh mang đến hiệu quả cao.

2.1. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ bằng thuốc

Thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh của bệnh nhân sa sút trí tuệ. Bởi vậy người chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ cần phải đảm bảo sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. 

Các loại thuốc dùng để điều trị sa sút trí tuệ như: 

  • Một số loại thuốc ức chế cholinesterase bao gồm galantamine, donepezil, rivastigmine… Loại thuốc này làm tăng nồng độ acetylcholine – chất trung gian dẫn truyền não bộc để cải thiện nhận thức bệnh nhân.
  • Memantine: Thuốc này giúp điều chỉnh hoạt động của chất hóa học glutamate để cải thiện trí nhớ và khả năng học tập. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu như kết hợp memantine với chất ức chế cholinesterase sẽ mang lại hiệu quả điều trị sa sút trí tuệ.
  • Một số loại thuốc khác: Sa sút trí tuệ gây ra nhiều triệu chứng bất thường về rối loạn giấc ngủ. Bởi vậy bạn có thể phối hợp với các loại thuốc khác để đạt hiệu quả cao.

2.2. Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ bằng vận động

Các chuyên gia khuyến cáo, tập thể dục mang lại những lợi ích về sức khỏe với mọi người không chỉ với sa sút trí tuệ.

Vận động giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe rất tốt đồng thời làm giảm kháng insulin, tình trạng viêm nhiễm cơ thể. Ngoài ra bạn còn được cải thiện về tim mạch với các bài tập nhẹ nhàng:

  • Khuyến khích tập thể dục: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những hoạt động thể chất sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của chứng bệnh suy giảm nhận thức đối với bệnh nhân sa sút trí tuệ. 
  • Khuyến khích tham gia các hoạt động tư duy: Người bệnh sa sút trí tuệ nên thường xuyên tham gia các trò chơi, câu đố ô chữ yêu cầu sử dụng kỹ năng tư duy, từ đó giúp cải thiện tư duy và làm chậm quá trình suy giảm tâm thần với người bệnh sa sút trí tuệ.
  • Đơn giản mọi sinh hoạt hàng ngày: Người sa sút trí tuệ thường bị ảnh hưởng về vấn đề ghi nhớ, nên sẽ tác động đến cả những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Điều quan trọng là bạn hãy đơn giản hóa những yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hàng ngày, từ đó giúp làm giảm sự nhầm lẫn với người bệnh mắc chứng mất trí nhớ.
lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ theo bác sĩ

Hãy tham khảo thêm Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

2.3.  Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ

Khi chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ thì cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc và giàu omega-3. Bên cạnh đó, bạn cần phải hạn chế dung nạp đường, mỡ và cholesterol để kiểm soát huyết áp, từ đó giúp hạn chế những bệnh lý liên quan tới mạch máu não. 

Một số nghiên cứu cho thấy, các dạng bệnh sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer có nguy cơ cao xảy ra với những người có lượng vitamin D thấp trong máu. Bởi vậy, những người mắc chứng sa sút trí tuệ cần phải được bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin D bằng các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng và phơi nắng hợp lý. 

Nên tránh những loại đồ uống chứa cồn như rượu bia hay thuốc lá bởi chúng có khả năng ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, nhất là với bệnh nhân thì tuyệt đối cần hạn chế những yếu tố gây hại trên.

2.4. Thăm khám sức khỏe định kỳ hệ thần kinh

Với bệnh nhân sa sút trí tuệ thì việc điều trị không hề dễ dàng và đòi hỏi phải có nhiều thời gian điều trị kiên trì. Bởi vậy việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ là rất cần thiết. Tình trạng bệnh sẽ thay đổi theo thời gian, cải thiện tốt hay diễn biến xấu hoàn toàn nằm ở trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân. Không thể quên việc đưa người bệnh thăm khám thường xuyên với bác sĩ Nội Thần kinh.

Để đánh giá chính xác về tình trạng bệnh ở mỗi người thì các bác sĩ sẽ đánh giá về vận động, phản xạ, cảm giác và sự cân bằng… Các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp để đánh giá chứng sa sút trí tuệ bao gồm:

  • Tìm dấu hiệu đột quỵ thiếu máu não hay xuất huyết não: Có thể được chụp cắt lớp CT hay chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Thực hiện một số xét nghiệm máu nhằm loại trừ những vấn đề sinh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng não bao gồm suy giảm hoạt động tuyến giáp và thiếu hụt vitamin B12.
  • Thực hiện một số bài kiểm tra về thần kinh: Điều này đòi hỏi cần nhiều thời gian và gây ra vấn đề tâm lý hồi hộp, bồn chồn cho bệnh nhân. Bởi vậy đòi hỏi phải được sự trấn an, an toàn cho bệnh nhân.

>>> Bạn nên xem thêm về Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa an toàn

Để giúp bạn trở thành người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ phải đảm bảo về chuyên môn, kỹ thuật. Các bạn phải trải qua thời gian học Cao đẳng Điều Dưỡng.

Khóa học Cao đẳng Điều dưỡng 3 năm sẽ giúp bạn được trau dồi đầy đủ về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hiện. Nhờ vào phương pháp đào tạo đi đôi với thực hành, các bạn sinh viên sẽ tự tin sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ sở y tế trên cả nước. 

Bài viết trên đây giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ đầy đủ và chi tiết. Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện chất lượng sống của người bệnh và người nhà sẽ thích nghi với việc chăm sóc bệnh nhân.

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990