Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não an toàn

Cập nhật: 01/11/2023 16:55 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Chấn thương sọ não là tai nạn nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong cao tại nước ta. Tuy nhiên trong những trường hợp đó vẫn có nhiều người được cứu nếu được cấp cứu kịp thời và việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não tốt nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn thì các bạn hãy cùng trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não

Việc chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não cần phải căn cứ vào mức độ bệnh ở mỗi người. Cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để tránh biến chứng với cơ thể:

1.1. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não nhẹ:

  • Người bị chấn thương sọ não thì di chứng nhẹ nhất là suy nhược thần kinh kèm theo những biểu hiện đau đầu, kém ngủ, chóng mặt và mệt mỏi nhất là khi có sự thay đổi thời tiết và rất dễ bị té.
  • Bởi vậy khi lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não để giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì trước tiên hãy chú ý cho bệnh nhân nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuyệt đối tránh các chất kích thích bao gồm rượu, bia, cafein, thuốc lá bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến não và khiến cho bệnh nhân nặng hơn.
  • Sau khi được cải thiện về tình trạng sức khỏe và trí tuệ thì bệnh nhân có thể được làm việc và sinh hoạt bình thường. Tốt nhất hãy đưa bệnh nhân đi khám bác sĩ thường xuyên để an toàn cho sức khỏe. Nên được theo dõi thường xuyên và dễ dàng phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não an toàn, hiệu quả
Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não an toàn, hiệu quả

Có thể bạn muốn biết thêm về Các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

1.2. Bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng:

  • Bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng như thoát vị não, phù não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não, máu tụ… Căn bệnh này có thể để lại những di chứng vô rất nguy hiểm bao gồm: rối loạn tâm thần, động kinh, tổn thương các dây thần kinh sọ não gây liệt, người bệnh khó khăn vận động hoặc không đi lại được. Tình trạng này có thể gây biến chứng nguy hiểm cho não.
  • Bởi vậy, khi chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng thì cần phải tránh bị bội nhiễm, thực hiện chu đáo, tỉ mỉ nhằm để chống loét và nuôi dưỡng theo sự hướng dẫn của các y bác sĩ.
  • Cần phải chú ý về việc vệ sinh toàn thân cho người bệnh, mỗi ngày nên vệ sinh răng miệng 2-3 lần, gội đầu 2 lần 1 tuần. Trường hợp bệnh nhân không thể nhắm mắt được thì hãy kéo mi cho người bệnh, đậy kín bằng băng dính chống khô loét. Người bệnh cần được nằm lên trên nệm nước để tránh bị hầm cơ thể, đồng thời kết hợp vệ sinh nơi nằm của bệnh nhân sạch sẽ.
  • Về chế độ dinh dưỡng thì cần phải nạp cho cơ thể người bệnh từ 800-2000kcal, số lượng 1500-2000 ml/24h chia điều những buổi trong ngày cho đến 21h. Nên đa dạng khẩu phần dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm an toàn

2. Chế độ sinh hoạt bệnh nhân chấn thương sọ não

Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não thì bạn cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt và thực hiện các y lệnh của bác sĩ. Đồng thời thực hiện những lưu ý để chăm sóc cho người bệnh tốt hơn:

Chú ý chế độ tập thể dục cho người bệnh
Chú ý chế độ tập thể dục cho người bệnh

Bạn có thể muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết an toàn tại nhà

2.1. Chăm sóc bệnh nhân đa chấn thương sọ não

  • Thiết lập chu trình sinh hoạt thường xuyên đều đặn giúp cho người bệnh luôn cảm thấy an toàn.
  • Những vật dụng cho bệnh nhân quan trọng thì cần phải được đặt ở vị trí dễ lấy.
  • Đảm bảo chế độ nghỉ ngơi tốt nhất cho bệnh nhân nhằm tránh tình trạng mệt mõi.
  • Luôn quan tâm, chia sẻ và chăm sóc bệnh nhân bình thường, và tích cực động viên người bệnh tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
  • Bạn hãy giao tiếp hàng ngày với bệnh nhân kể cả khi họ không nói được, điều đó giúp cho họ cải thiện sức đề kháng và hồi phục sâu từ tâm lý. Luôn luôn mang đến tinh thần thoải mái, lạc quan cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh hồi phục sức khỏe thì cần cho họ tham gia các hoạt động và tham gia vào cuộc trò chuyện của gia đình để cho họ thêm sự thoải mái vui vẻ với mọi người xung quanh.
  • Tạo một thời gian biểu hàng ngày đối với bệnh nhân.
  • Tránh nói những lời bi quan với bệnh nhân bởi điều đó ảnh hưởng đến đến tinh thần và sự hồi phục của họ.
  • Tránh những hành động gây tổn thương, chia rẽ như nhận xét về hành vi, giọng nói của người bệnh so với thời điểm trước khi họ bị chấn thương. Luôn nhìn về những điều tích cực ở phía trước để giúp người bệnh lạc quan hơn nhiều.
  • Tôn trọng sở thích của bệnh nhân về việc giải trí, ăn uống, cách ăn mặc và sinh hoạt.
  • Thay vì để người bệnh cảm thấy có lỗi khi không may làm vỡ hay phạm sai lầm nào đó thì hãy khuyến khích những điều tích cực để họ cảm thấy được trân trọng, yêu thương.
  • Tình trạng chấn thương sọ não nếu làm ảnh hưởng đến bộ nhớ thì khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não thì phải giải thích mọi việc một cách từ từ. Bạn hãy làm mẫu đồng thời hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân cách làm. Luôn sáng tạo vào mang đến cảm giác thoải mái cho bệnh nhân tốt nhất. Thể hiện được sự kiên nhẫn đồng thời luôn tạo cảm giác thoải mái đối với bệnh nhân.

2.2. Tránh cho người bệnh chấn thương sọ não bị kích thích quá mức

Bệnh nhân chấn thương sọ não có thể bị ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh thần, bởi vậy bạn phải chú ý đến những yếu tố dưới đây để giúp bệnh nhân được phục hồi sớm: 

  • Hạn chế khách đến thăm hàng ngày, chỉ 1 đến 2 người một lần đồng thời tránh quá đông người.
  • Mỗi thời điểm chỉ nên có 1 người giao tiếp với người bệnh.
  • Khi giao tiếp thì hãy dùng câu nói ngắn gọn cùng với từ ngữ đơn giản.
  • Kiên nhẫn đợi người bệnh phản hồi nếu như bạn có yêu cầu gì với bệnh nhân.
  • Giao tiếp với người bệnh bằng giọng nhẹ nhàng, bình tĩnh, tránh quát tháo hay cáu gắt.
  • Người bệnh nên được nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc đông người như sân vận động hay trong siêu thị, điều đó ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân.

Bạn xem thêm về Lưu ý chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối an toàn

Việc đảm nhiệm chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não tại bệnh viện đó là vai trò của mỗi điều dưỡng viên. Hiện nay, trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng bằng học bạ với thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tập trung đào tạo ngành Điều dưỡng kết hợp phương thức đào tạo đưa bệnh viện vào nhà trường. Thí sinh khi theo học ngành này sẽ được đào tạo đầy đủ lý thuyết và kỹ năng, qua đó sau khi tốt nghiệp có thể phục vụ tốt cho công việc của mình.

Thông tin chi tiết về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo ở mục cẩm nang Y Dược để cập nhật thông tin hữu ích nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990