Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm là cực kỳ cần thiết. Vì cùng với các phương pháp điều trị khoa học thì đòi hỏi phải kết hợp từ phía gia đình để giúp người bệnh mau chóng khỏe lại. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh đáng sợ ngày càng có gia tăng cùng với sự phát triển xã hội hiện nay. Hiện nay, bệnh trầm cảm có nguy cơ gia tăng trong xã hội hiện đại và rất khó để chữa trị.
Người bệnh phải thật kiên trì kết hợp với việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm từ phía gia đình để giúp đưa bệnh nhân đi khám. Qua đó được tư vấn hữu ích và lên phác đồ điều trị phù hợp.
1.1. Chăm sóc người bị trầm cảm
Thấu hiểu và giúp đỡ bệnh nhân đó là cách đầu tiên giúp bạn chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tốt nhất. Qua đó, bạn phải tìm hiểu thêm về căn bệnh này, thường xuyên trao đổi với người thân bệnh nhân, bạn bè để hiểu rõ về người bệnh.
Tuy nhiên, khi bạn tiếp cận người bệnh thì việc chăm sóc sức khỏe cảm xúc đối với bản thân. Theo đó thì bạn cần tìm hiểu về nhu cầu bản thân, đây được xem là một điều rất cần thiết. Đây chính là động lực để bạn có thể hỗ trợ liên tục cho người bạn bị trầm cảm.
1.2. Tìm hiểu thông tin trầm cảm từ gia đình và người thân bệnh nhân
Trường hợp bạn không thể khắc phục được tình trạng trầm cảm ở người khác tuy nhiên thì chính bạn cũng có thể chăm sóc và tìm hiểu thêm về căn bệnh này. Bằng cách, bạn hãy luôn ở bên quan tâm, thấu hiểu càng áp lực cố gắng cứu người bệnh thoát khỏi tình trạng này thì bạn sẽ càng rơi vào bế tắc. Thay vào đó hãy bên cạnh, từ từ chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm cho người bệnh hàng ngày.
➤ Bạn có thể tham khảo Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm an toàn hiện nay
1.3. Nhận biết các dấu hiệu trầm cảm ở người thân
Thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm thì gia đình và bạn bè chính là tuyến phòng thủ đầu tiên trong cuộc chiến này. Bởi vậy, bạn phải sớm phát hiện ra những dấu hiệu và triệu chứng đối với căn bệnh này.
Quan trọng hơn cả là phát hiện những vấn đề ở người thân trước khi căn bệnh trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm thêm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Bởi sức ảnh hưởng và mối quan tâm của bạn sẽ giúp cho bệnh nhân tiến triển tốt hơn.
1.4. Khuyến khích cho bệnh nhân trầm cảm
Đối với bệnh nhân trầm cảm thì sự khuyến khích, động viên tinh thần là cách tốt nhất để họ cải thiện tình trạng bệnh. Theo đó thì người thân hãy luôn ở bên, trò chuyện, chia sẻ, thấu hiểu đồng thời động viên người bệnh. Đây là cách giúp họ cải thiện tinh thần, suy nghĩ tích cực hơn đồng thời được điều trị, giúp quá trình phục hồi hiệu quả hơn.
1.5. Hỗ trợ điều trị với người thân
Bệnh trầm cảm sẽ rất khó lành nếu như những người xung quanh thờ ơ. Theo đó thì bạn hãy luôn ở bên cạnh nhằm giúp hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm hiệu quả nhất mà không cần thuốc. Luôn để cho người thân đồng hành với bệnh nhân giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này để phục hội bệnh tật.
➤ Bạn có thể muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim an toàn, hiệu quả
2. Làm thế nào bệnh nhân trầm cảm tự điều trị cho bản thân
Điều trị bệnh trầm cảm là quá trình gian nan với nhiều thách thức. Không chỉ có sự hỗ trợ từ người thân, việc lập kế hoạch chăm sóc thì chính bản thân người bệnh cũng phải cố gắng để tự điều trị cho mình.
2.1. Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ
Điều trị tốt nhất cho bệnh nhân trầm cảm đầu tiên là phải tuân thủ kế hoạch điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhằm cải thiện bệnh tình rất tốt.
2.2. Tập thể dục giúp cải thiện tinh thần
Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân trầm cảm đó là cải thiện tinh thần người bệnh luôn thoải mái, đó cũng là cách chữa bệnh hiệu quả hiện nay. Một trong những cách khoa học nhất đó là phải rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên, ngoài ra có thể tham gia các lớp học yoga, được xem là cách tốt nhất khuyến khích người bệnh nhanh chóng phục hồi.
2.3. Cải thiện chất lượng bữa ăn
Dù bất kỳ bệnh nào thì chế độ dinh dưỡng cũng cực kỳ quan trọng, bạn phải cải thiện được chất lượng bữa ăn. Nên thiết kế dinh dưỡng hàng ngày đa dạng, đầy đủ cho cơ thể, nên bổ sung nhiều loại vitamin từ các loại rau củ quả tươi sạch. Đó chính là yếu tố để người bệnh có sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
2.4. Tập điều tiết suy nghĩ
Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm thì cần chú ý đến việc điều tiết suy nghĩ, ổn định tinh thần thần, luôn tích cực suy nghĩ lạc quan. Đây được xem là một phương pháp tốt nhất để cho bệnh nhân có thể áp dụng trong việc cải thiện bệnh trầm cảm. Theo đó thì khi đối diện với căng thẳng thì bạn hãy tìm cách để tạm thời quên đi như đi mua sắm, ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch khám phá những nơi mới, tập làm bánh hay những thú vui hàng ngày…
Chú ý không nên xem quá nhiều điện thoại, máy tính bởi điều đó khiến cho bạn càng cảm thấy áp lực, stress và bệnh tăng nặng hơn.
2.5. Phối hợp với người thân để điều trị cho chính mình
Ngoài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm từ các bác sĩ tâm lý thì bản thân người bệnh cũng cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ của những người thân trong gia đình cùng thực hiện kế hoạch điều trị chung. Nếu như bạn phối kết hợp nhiều yếu tố trên giúp người bệnh phục hồi tốt.
Với bệnh nhân bị trầm cảm nặng thì cần phải thực hiện theo y lệnh của bác sĩ kết hợp dùng thuốc. Theo đó, mỗi người điều dưỡng viên có vai trò quan trọng để chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn và giúp cho người bệnh cải thiện hơn về tình trạng bệnh.
Để đảm nhiệm tốt các công việc trên thì bạn phải trải qua thời gian đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng trong 3 năm tại Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Nếu yêu thích ngành học này thì bạn hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng nhé.
Căn bệnh trầm cảm cực kỳ nguy hiểm, và đáng sợ trong xã hội hiện nay. Cùng với đó thì việc điều trị khá phức tạp đòi hỏi sự kiên trì phía người thân, gia đình và chính ở sự nỗ lực ở người bệnh. Theo đó hãy tiến hành lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm để giúp người bệnh được cải thiện tốt hơn.