Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lưu ý chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối an toàn

Cập nhật: 09/11/2022 10:05 | Người đăng: Nguyễn Hằng

U tuyến tụy là tình trạng bệnh diễn biến thầm lặng và tác động lớn đến với sức khỏe bệnh nhân. Với bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn cuối thì cơ hội sống rất thấp, tuy nhiên nếu như chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối tốt sẽ giúp kéo dài thời gian sống đồng thời giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Hãy cùng xem cách lập kế hoạch chăm sóc ngay nhé!

1. Tìm hiểu về ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Tụy nằm ở vị trí kín trong cơ thể với dấu hiệu mờ nhạt, bởi vậy rất khó phát hiện ung thư tụy. Nếu như khối u lớn lên và bành trướng đến các bộ phận khác thì cần phải được khám và điều trị. Thường khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.

Tụy là bộ phận bên trong hệ tiêu hóa, rất khó nhận biết
Tụy là bộ phận bên trong hệ tiêu hóa, rất khó nhận biết bất thường

1.1. Ung thư tụy giai đoạn cuối diễn biến như thế nào?

Có 4 giai đoạn phát triển ung thư tuyến tụy dưới đây:

– Giai đoạn 1: Hình thành khối u trong tuyến tụy với kích thước nhỏ dưới 2cm, người bệnh thường ít xuất hiện triệu chứng.

– Giai đoạn 2: Khối u phát triển có kích thước lớn và xâm lấn xung quanh bề mặt tuyến tụy

– Giai đoạn 3: Kích thước khối u khoảng hơn 6cm, xâm chiếm mạch máu với các cơ quan xung quanh

– Giai đoạn 4: Khối u bành trướng không giới hạn, di căn tới những cơ quan xa hơn trong cơ thể

Bệnh nhân được xác định ung thư tụy giai đoạn cuối được hiểu gồm giai đoạn 3 và 4. Ở thời điểm này thì các tế bào ung thư sẽ lan rộng tới hạch bạch huyết và mạch máu xung quanh, chúng có thể xâm lấn đến tá tràng, dạ dày và ống dẫn mật,…Ngoài ra, khối u còn có thể lan sang các cơ quan khác bao gồm gan, phổi, bụng,… ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

1.2. Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?

So với những bệnh ung thư khác, thì ung thư tụy có tỷ lệ chữa thành công cao hơn nếu như được phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát lên đến 80%. Tuy nhiên thì bệnh nhân phát ung thư tụy giai đoạn cuối thì tỷ lệ được cứu sống giảm đi rất nhiều.

Cụ thể, nếu như khối u tuyến tụy chớm lan vào hạch bạch huyết thì tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn dưới 10%. Càng phát hiện muộn thì cơ hội sống càng thấp dần. Trường hợp bệnh nhân không thể dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ u tụy, thì thời gian kéo dài sự sống khoảng từ 8-12 tháng. Trường hợp đã di căn khối u thì chỉ kéo dài được sự sống từ 3-6 tháng.

Với bệnh ung thư tụy nói riêng và các bệnh ung thư khác nói chung thì việc phát hiện và chữa trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Điều đó ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công và khả năng kéo dài tuổi thọ với bệnh nhân. Nếu được sàng lọc sớm thì kết quả điều trị càng khả quan.

Bạn có thể muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan an toàn cho bệnh nhân

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối

Khi phát hiện khối u tụy giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống không cao mà việc điều trị khó khăn. Tuy nhiên nếu như biết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối an toàn sẽ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống đồng thời giảm bớt cơn đau:

2.1. Về dinh dưỡng

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối thì cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng. Nếu ăn phải những thực phẩm không có lợi sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn với những triệu chứng khi nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,… Nguy hiểm hơn, một số thực phẩm còn làm tăng nguy cơ tái phát ung thư.

Theo các chuyên gia thì bệnh ung thư tụy cần phải tránh thực phẩm đó là đồ ăn nhiều chất béo và loại thịt đỏ. Bởi thực phẩm này chứa lượng đạm cao khiến cho quá trình tiêu hóa và khiến cho tình trạng bệnh trở lên trầm trọng.

Tuyệt đối tránh đồ uống có cồn như rượu, bia ...được ví như khắc tinh của  mọi bệnh ung thư, và cả u tụy giai đoạn cuối.

Đồng thời cần phải tránh những loại thực phẩm có lượng đường cao sẽ làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

2.2. Chăm sóc về tâm lý

Một trong những vấn đề cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối là cải thiện một tinh thần tốt, thoải mái, lạc quan. Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tụy. Bởi vậy mà người nhà cần phải chú ý gần gũi, chia sẻ nhiều hơn với bệnh nhân nhằm giúp giải tỏa sự căng thẳng, lo âu và giải đáp mọi khúc mắc trong lòng người bệnh.

Những lời hỏi han, khích lệ, động viên từ người thân sẽ giúp cho người bệnh an tâm và có ý chí chiến đấu với căn bệnh này.

2.3. Chăm sóc về thể chất

Bệnh nhân bị ung thư tụy sẽ bị giảm sút nhiều về sức khỏe, và khó để thực hiện việc cần làm. Bởi vậy, người nhà hãy luôn túc trực bên cạnh nhằm giúp bệnh nhân được hỗ trợ khi cần thiết.

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy cần chú ý đến tinh thần người bệnh
Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy cần chú ý đến tinh thần người bệnh

Với bệnh nhân ung thư tụy nếu muốn đi vệ sinh thì cần phải có người nhà trợ giúp đồng thời luôn giữ cho vùng da trên cơ thể được khô ráo và sạch sẽ, tuyệt đối hãy tránh trường hợp bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, cần phải kết hợp với thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học. Từ đó giúp tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.

2.4. Chăm sóc người bệnh khi bị sốt và sau giải phẫu

Bệnh nhân ung thư tụy sau khi xuất hiện có thể đối mặt với các cơn sốt cao, tuy nhiên phải có biện pháp hạ sốt an toàn. Cần phải được sự đồng ý của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc hạ sốt hay kháng viêm cho người bệnh.

Trường hợp bệnh nhân bị sốt cao liên tục mà vẫn ý thức tỉnh táo và cơ thể bình thường, không có triệu chứng gì đặc biệt. Thì cách chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối tốt nhất đó là dùng khăn thấm nước ấm để chườm lên trán hạ nhiều và cho người bệnh uống nước đun sôi để nguội.

Nếu như bệnh nhân không thể tự hạ sốt được thì người nhà hãy dùng khăn thấm nước ấm để lau người cho bệnh nhân. Tiếp theo hãy dùng khăn bông khô để thấm khô người và mặc bộ quần áo mỏng cho bệnh nhân, nằm ở phòng kín gió.

Người bệnh có thể đi đứng lại trong nhà nếu như không có cấm kỵ gì. Người nhà có thể hỗ trợ dìu đỡ, tập đi nhằm giúp thúc đẩy các cơ năng của cơ thể được hồi phục nhanh chóng. 

Nếu như bệnh nhân xuất hiện vết mổ lớn, không thể tự xuống giường được và  sức khỏe kém thì hãy hỗ trợ người bệnh tập thêm các động tác tay, chân, trở mình qua lại nhẹ nhàng nếu được bác sĩ cho phép.

2.5. Về phòng ngừa ung thư giai đoạn cuối

Để phát hiện sớm bệnh ung thư tụy, góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công thì các chuyên gia khuyến cáo nên tầm soát ung thư định kỳ 1-2 lần /năm. Đây là việc cần thiết để ngăn chặn nguy cơ mắc “án tử”, đồng thời giúp sàng lọc bệnh sớm để việc chữa trị không ở giai đoạn quá muộn.

Bạn có thể muốn xem Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não an toàn, hiệu quả

3. Điều Dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư Tụy giai đoạn cuối là công việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu như tham gia học ngành CĐiều dưỡng thì bạn sẽ có thể nắm được hết những kỹ thuật liên quan. Khóa học Cao đẳng Điều dưỡng tại Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trong 3 năm sẽ giúp bạn vừa được học lý thuyết vừa được trau dồi thêm những kỹ năng tốt nhất.

Sau khi tốt nghiệp ra trường thì bạn hoàn thiện đầy đủ kỹ năng để có thể tự tin xin việc làm tại các cơ sở y tế. Ngôi trường hiện nay đang đào tạo 4 ngành học chính để bạn tham khảo:

Với bài viết trên đây nhằm giúp bạn nắm được việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo ở mục Cẩm nang Y Dược để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990