Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue

Cập nhật: 01/11/2023 10:40 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Việc lập kế hoạch cho bệnh nhân sốt xuất huyết là điều hết sức quan trọng. Vì căn bệnh này nếu không chú ý hay phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Chúng ta cùng trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu về việc lên kế hoạch chăm sóc trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu thông tin về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Căn bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, chủ yếu qua đường truyền nhiễm ở muỗi. Bởi vậy mà thời cao điểm nhất của bệnh chính là ở mùa mưa.

1.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết:

Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Thường phải qua biện pháp xét nghiệm máu mới có thể phát hiện được bệnh với những biểu hiện sau:

  • Sốt liên tục từ 2-7 ngày, sốt cao 39 41C, sốt đột ngột.
  • Xuất huyết: Xuất hiện những chấm xuất huyết trên da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, đi ngoài ra máu, nôn ra máu và bầm tím chỗ tiêm.
  • Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
  • Trụy mạch (sốc): Bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Thường thì từ ngày thứ 3 6 hết sốt mà bệnh nhân vẫn đang li bì, tím môi, chân tay lạnh, hoặc bứt rứt, tiểu tiện ít...Cần phải chú ý biểu hiện để đưa người bệnh đến chữa kịp thời.
  • Chú ý: Với trẻ em bị sốt cao liên tục 2 ngày trở lên thì phải nhanh chóng đưa bé đến cơ sở khám chữa bệnh để điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết gây nguy hiểm đến tính mạng
Sốt xuất huyết gây nguy hiểm đến tính mạng

 

1.2. Nguyên nhân khiến bạn bị sốt xuất huyết

Như các bạn đã biết thì bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus Dengue gây nên. Chúng thường được tìm thấy ở những loại muỗi vằn, và nó hoạt động đốt người thường vào ban ngày.

Muỗi vằn thường sống trong nhà, những nơi ẩm thấp, trong xó tối và chỗ treo quần áo. Hoặc chúng còn đẻ trứng trong những dụng cụ chứa nước trong, sạch, và nước mưa.

Bởi vậy, cần phải chú ý phạt hết những cây xung quanh nhà tránh rậm rạp, không tích nước trong chum, dụng cụ...để hạn chế bị muỗi đốt và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm tới Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não an toàn, hiệu quả

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

2.1. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ

Bệnh sốt xuất huyết nhẹ thường sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Kèm theo những lời khuyên, hướng dẫn của thầy thuốc. Do vậy cần phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue dưới đây nhé:

2.1.2. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

– Hạ sốt: Lấy nước ấm để lau toàn thân và cho dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt…

– Khuyến khích trẻ em nên dùng những loại thức ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có màu đen, đỏ, nâu.

– Tái khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu bệnh tiến triển nặng.

– Chú ý: Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống Aspirin bởi nó dễ gây xuất huyết. Cho bệnh nhân ăn uống đa dạng, không được mặc nhiều quần áo, hay đắp chăn khi đang bị sốt cao.

– Báo ngay cho bác sĩ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu khi những dấu hiệu của bệnh càng tiến triển nặng bao gồm: Người bệnh bị đau bụng, nôn nhiều. Dù hết sốt nhưng chân tay lạnh, bứt rứt, lừ đừ, người vã mồ hôi; Nôn ra máu, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi.

Cùng xem thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị trầm cảm an toàn

2.1.2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Để chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue thì việc quan trọng nhất là bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Việc này giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng.

– Người bệnh có thể bị chán ăn, không ăn được bằng miệng, chậm tiêu hoá (xuất huyết tiêu hoá).

– Tùy diễn biến bệnh đưa ra cách ăn uống phù hợp.

Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý
Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà cần lưu ý

 

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết:

– Bổ sung Protein: Người bệnh sẽ có nhu cầu cần protein nhu cầu cao hơn bởi chúng có giá trị sinh học cao như: trứng, thịt, cá, sữa.

– Bổ sung đầy đủ Lipid và cacbohydrat: Đây được biết đến là một nguồn năng lượng chủ yếu. Bổ sung thêm lipid thực vật, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây).

– Cung cấp đủ nước, muối khoảng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Bổ sung về chế độ ăn uống bằng nước trái cây, sữa, nước đường, tăng dần năng lượng khi dùng các loại thực phẩm lỏng như sữa chua, cháo thịt, súp, phở, cơm mềm tùy theo nhu cầu sử dụng của bệnh nhân.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose từ những loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, mật ong, mía nếu không bị tiểu đường.

Quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà thì cần phải theo dõi về những biểu hiện của bệnh nhân qua đó giúp bạn nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường khác. Trường hợp những dấu hiệu của bệnh trở nặng hơn hoặc tình trạng bất thường khác trên bệnh nhân thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Còn với trẻ em bị sốt xuất huyết mà bị chảy máu cam, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu, tím tái người, rối loạn ý thức, lơ mơ, co giật, khó thở,… thì gấp rút đưa đến phòng khám, bệnh viện gần nhất để được điều trị, tránh các trường hợp xấu xảy ra.

Theo đó thì bệnh sốt xuất huyết hiện nay được đánh giá cực kỳ nguy hiểm với những biến chứng khôn lường. Tuy nhiên việc chăm sóc người bệnh cần phải dựa trên sự hướng dẫn lập kế hoạch sốt xuất huyết của các y tá và bác sĩ theo đúng lịch trình. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc để cho cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh.

Bạn có thể tham khảo Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim an toàn, hiệu quả

2.2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng 

Như đã biết thì bệnh sốt xuất huyết nặng có thể gây nên tình trạng tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bởi vậy người bệnh cần phải được đưa đến bệnh viện để áp dụng các biện pháp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

  • Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày những ngày đầu
  • Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Người bệnh nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi chấm dứt xuất huyết tiêu hoá.
  • Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có biến chứng não (Hôn mê): bệnh nhân được nuôi ăn qua ống thông đồng thời có phối hợp với đường tĩnh mạch. Tuyệt đối phải chú ý đến việc đặt ống thông dạ dày với trường hợp bệnh nhân bị hôn mê lâu (>7 ngày), chú ý đến việc nuôi dưỡng đủ nhu cầu theo lứa tuổi, bệnh nhân hồi tỉnh tập ăn bằng miệng.
  • Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân cần phải được tăng lượng, tăng đạm, nên ăn thêm bữa phụ về trái cây, chè, cháo, sữa chua. Bổ sung thêm các thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

Chắc hẳn bạn không biết, đảm nhiệm việc chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đó là vai trò của mỗi điều dưỡng viên. Nếu các bạn yêu thích công việc này, hãy tham khảo Khóa học Cao đẳng Điều Dưỡng hiện nay của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch với thời gian đào tạo trong vòng 3 năm.

Thông tin chi tiết về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo tại chuyên mục Cẩm nang Y Dược để được cập nhật thông tin hữu ích nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990