Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Basedow Đúng Cách

Cập nhật: 01/11/2023 17:07 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh Basedow còn được gọi là cường giáp, đây là bệnh nội tiết thường xảy ra ở nữ giới. Bệnh này có thể gây tử vong do suy tim, bởi vậy cần phát hiện và có biện pháp lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow tốt nhất. Chúng ta cùng Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Tổng quan về bệnh Basedow

1.1. Xác định nguyên nhân bệnh Basedow

Hiện nay, các chuyên gia chưa xác định được chính xác cơ chế bệnh sinh, tuy nhiên một số yếu tố thuận lợi gây bệnh có thể kể đến:

  • Yếu tố thần kinh và tinh thần: Tâm trạng buồn bã, bất hòa, tang tóc hay một cảm xúc mạnh nào đó rất dễ sinh bệnh.
  • Giai đoạn biến đổi sinh dục nữ: Dậy thì, sinh đẻ hoặc mãn kinh
  • Nhiễm trùng, nhiễm độc nặng: Viêm phổi hay nhiễm trùng máu…dễ sinh bệnh
  • Người bệnh thiếu iod trong thời gian dài mà không có sự kiểm tra của bác sỹ chuyên khoa.
  • Bướu cổ gây ra bệnh Basedow hóa.
Bệnh Basedow có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân
Bệnh Basedow có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân

Bạn có thể quan tâm về Bệnh Basedow có chữa khỏi không? Nên ăn gì và kiêng gì?

1. 2. Triệu chứng của bệnh Basedow như thế nào?

Bệnh Basedow có rất nhiều triệu chứng bất thường trong cơ thể, cần phải được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị. Nếu để ý đến những dấu hiệu dưới đây thì bạn sẽ sớm phát hiện ra bệnh:

  • Người bệnh có thể bị bướu độ II, to đều cả hai bên.
  • Có biểu hiện tiếng thổi tâm thu hoặc tiếng thổi liên tục.
  • Mắt có thể bị lồi quá không nhắm kín được, mi mắt phù nề.
  • Khi sờ vào cảm giác chắc và có rung mưu.
  • Mắt sáng long lanh.
  • Đa số là bướu mạch, có khi bướu giáp ngầm hoặc bướu nhân.
  • Thường xuyên bị nhịp tim nhanh.
  • T1 mạnh, nghe có tiếng thổi tâm thu cơ năng.
  • Huyết áp tăng tối đa.
  • Run tay: Người bệnh bị run tay ngoài ý muốn, run khi xúc động.
  • Gầy sút cân: Mặc dù ăn được e nhưng vẫn sút cân, thậm chí 3 tháng sút đến 5 kg.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng bệnh Basedow khác chưa được để đến trên đây. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu xuất hiện tình trạng bất thường thì hãy đi khám ở chuyên khoa nội tiết để đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác nhất. 

Bệnh Basedow có thể gây ra nhiều biến chứng về tim mạch như rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Bạn có thể tham khảo Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa an toàn

1.3. Điều trị bệnh Basedow như thế nào?

Tùy vào từng giai đoạn và tình trạng bệnh Basedow ở mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là biện pháp điều trị bệnh Basedow:

1.3.1. Thuốc ngăn cản sự tổng hợp Thyroxin:

Người bệnh dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp bao gồm:

+ MTU (Methylthiouracil) 25mg x 8 - 12 viên/24h.

Hoặc:

+ PTU (Propylthiouracil) 25mg x 3 – 6 viên/24h.

+ Basden 100 mg x 2 – 3 viên/24h

Nếu người bệnh đã giảm triệu chứng lâm sàng, tần số mạch và CHCB trở về gần bình thường thì nên duy trì liều lượng bằng ½ liều ban đầu. Còn với trường hợp các triệu chứng lâm sàng, mạch và CHCB trở về bình thường hãy dùng liều duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Tổng thời gian điều trị từ 12-18 tháng.

1.3.2. Thuốc điều trị biến chứng:

+ Nhịp tim nhanh cho Propranolol.

+ Suy mòn: Truyền đạm.

+ Nhiễm khuẩn cho kháng sinh.

+ Cơn cường giáp: Điều trị cơn cường giáp.

Thời gian dùng thuốc điều trị biến chứng khoảng 18 tháng nhưng nếu tái phát hoặc không khỏi thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng Iod phóng xạ hoặc mổ cắt bán phần tuyến giáp.

Có thể bạn muốn xem về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sút trí tuệ an toàn, hiệu quả

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow như thế nào?

2.1. Nhận định chăm sóc:

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân để có liệu pháp chăm sóc người bệnh phù hợp.

Hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho người bệnh:

  • Thời gian mắc bệnh từ bao giờ ? Có bị đánh trống ngực không.
  • Có khó thở không? Có mệt và đi lại được nhiều không?
  • Có mất ngủ không ? Có bị sút cân không?
  • Có hay cáu gắt không?
  • Có cảm giác bốc nóng, có ra mồ hôi ở tay, ở người không ?
  • Có bị rối loạn kinh nguyệt không?
  • Ăn uống bình thường hay khỏe hơn? Nuốt có vướng không?

- Quan sát và thăm khám:

Dựa vào những triệu chứng bất thường trong cơ thể, người bệnh cần phải được đi khám tại chuyên khoa nội tiết bệnh viện để chẩn đoán bệnh chính xác và kịp thời.

Phát hiện bệnh Basedow sớm để có phương pháp điều trị phù hợp
Phát hiện bệnh Basedow sớm để có phương pháp điều trị phù hợp

 

2.2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Cường giáp khiến cho thần kinh và tinh thần không ổn định.

- Tăng CHCB khiến cho bệnh nhân thiếu hụt về dinh dưỡng.

- Cường giáp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Người thiếu hiểu biết về bệnh tật.

2.3. Chăm sóc bệnh nhân Basedow như thế nào

  • Giúp cho tinh thần cho bệnh nhân ổn định

- Nơi ở thoáng đãng: Người bệnh cần ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, tốt nhất là nên ở buồng riêng.

- Thường xuyên trò chuyện, trao đổi để tinh thần thoải mái và động viên để người bệnh yên tâm điều trị

- Trường hợp bệnh nhân ra nhiều mồ hôi thì hỗ trợ người bệnh vệ sinh thân thể: thay quần áo, Tắm, gội, thay ga trải giường.

  • Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

+ Cho bệnh nhân uống thuốc kháng giáp trạng tổng hợp:

+ Dùng thuốc MTU (Methylthiouracil) 25 mg x 8 - 12 viên/24h sau khi ăn.

Hoặc: PTU, Baseden.

+ Với người bệnh hồi hộp đánh trống ngực: Propranolon 40 mg x 1 – 2 viên/24h

+ Bệnh nhân bị mất ngủ: Seduxen 5 mg x 2 viên vào buổi trưa hoặc buổi tối.

Chú ý: Thuốc kháng giáp trạng có thể gây ảnh hưởng đến sinh sản của Tủy làm giảm bạch cầu và chức năng gan. Bởi vậy khi chăm sóc bệnh nhân Basedow cần phải phải theo dõi công thức máu và hiện tượng chán ăn, vàng da thay đổi người bệnh.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân khoa học, đầy đủ

Người bệnh cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều. Trường hợp bệnh nhân điều trị ngoại trú thì cần tránh lao động nặng.

- Chế độ dinh dưỡng:

+ Bổ sung thực phẩm giàu Calo: Thịt, trứng, cá, sữa…

+ Ăn uống đồ lạnh.

+ Giảm các chất kích thích cho người bệnh.

  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân Basedow

- Lên kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân Basedow thì cần phải theo dõi những dấu hiệu lâm sàng bao gồm:

Mạch, huyết áp, tinh thần và nhịp thở.

Người bệnh cần phải được theo dõi tình trạng trước, trong và sau khi dùng thuốc.  Cần phải đưa người bệnh đi xét nghiệm và lịch thăm khám của các bác sĩ.

  • Tăng cường hiểu biết cho bệnh nhân

- Giải thích cho bệnh nhân Basedow hiểu về tình trạng bệnh của mình để người bệnh có thể điều trị tích cực. Như vậy người bệnh sẽ được điều trị ổn định để từ đó tránh được những biến chứng, giúp bệnh nhân bớt lo lắng và được yên tâm điều trị.

- Người nhà chăm sóc bệnh nhân Basedow thì hướng dẫn họ dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ điều trị ngoại trú .

- Hướng dẫn người bệnh lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh đồng thời lao động nhẹ nhàng khi điều trị ngoại trú tại nhà.

- Hướng dẫn cho người bệnh về những biến chứng của bệnh để có thể khám bác sỹ và được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu thêm Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Việc chăm sóc cho bệnh nhân bị Basedow tốt thì bạn cần phải trở thành 1 điều dưỡng viên. Nếu yêu thích ngành này, bạn có thể tìm hiểu về thông tin xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

 

Với những thông tin về kiến thức chăm sóc bệnh nhân Basedow trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990