Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng Dẫn Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa An Toàn

Cập nhật: 06/12/2022 11:12 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý đường tiêu hóa cực kỳ nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị phức tạp. Trong quá trình đó cần phải có người chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đặc biệt để đạt được hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.

Bạn có thể tham khảo Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung an toàn

1. Các phương pháp điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa

Thường bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nhẹ thì sẽ tự khỏi, cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng để bệnh phục hồi. Tuy nhiên với trường hợp nặng hơn thì người bệnh phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để kiểm soát tình trạng chảy máu. Có nhiều biện pháp điều trị bệnh xuất huyết đường tiêu hóa phụ thuộc vào nguyên nhân và vị trí xuất huyết của bệnh nhân:

Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa kịp thời
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa kịp thời

1.1. Điều trị trong quy trình chẩn đoán nội soi

Điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa hiệu quả cần phải được khám qua nội soi đường ruột hoặc phẫu thuật mở ổ bụng. Biện pháp này sẽ giúp bác sĩ cầm máu cho bệnh nhân bằng dụng cụ qua ống nội soi với mục đích:

  • Dùng thuốc tiêm vào vị trí chảy máu 
  • Dùng đầu dò nhiệt, tia laser và dòng điện để điều trị vị trí chảy máu và mô xung quanh.
  • Dùng các thiết bị chuyên dụng để đóng các mạch máu bị ảnh hưởng.

1.2. Dùng các loại thuốc điều trị xuất huyết tiêu hóa

Với bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) nhằm để ngăn chặn sản việc xuất axit dạ dày. Khi xác định được vị trí chảy máu, người bệnh sẽ được đánh giá và xác định có nên tiếp tục điều trị bằng PPI hay không.

Người bệnh có thể được truyền máu trường hợp mất nhiều máu. Tuy nhiên cần báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu như: thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) hay các thuốc aspirin.

1.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chỉ định với bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng, nhằm để cắt bỏ đi phần bị tổn thương, có thể là một phần nội tạng.

Bạn có thể chưa biết tới Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Basedow đúng cách

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa an toàn

2.1. Nguyên tắc chăm sóc cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Dù điều trị cho người bệnh bằng phương pháp nào thì người nhà cũng phải có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa để rút ngắn thời gian khỏi bệnh. Dựa vào những nguyên tắc dưới đây:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Thay vì ăn cơm thì hãy nấu cháo loãng, súp, canh hầm hoặc cho bệnh nhân uống sữa. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh để người bệnh bị quá no.
  • Nghỉ ngơi: Tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh, bệnh nhân nên được nằm ngửa trên giường phẳng, không dùng gối kê đầu.
  • Lấy khăn ấm để chườm bụng  giúp làm giảm đau
  • Sức khỏe ổn định hơn có thể cho bệnh nhân dậy đi lại nhẹ nhàng.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái: Hàng ngày bệnh nhân có thể xem phim, nghe nhạc, đọc sách hoặc trò chuyện với những người xung quanh...

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Việc chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần phải được chú ý từ những bữa ăn hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng góp phần giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục bởi nó có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Luôn giữ cho đường tiêu hóa không phải làm việc quá tải và nghỉ ngơi. 

Trong quá trình điều trị thì bệnh nhân sẽ được nhận dinh dưỡng từ đường tĩnh mạch. Cho đến khi chấm dứt tình trạng chảy máu thì người bệnh sẽ được ăn một lượng nhỏ thức ăn, đồ uống kiểm tra triệu chứng. Sau đó mới có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường.

2.1.1. Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nên ăn gì?

  • Thực phẩm nhiều chất xơ
Chú ý đến dinh dưỡng cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Chú ý đến dinh dưỡng cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì cần phải bổ sung nhiều chất xơ giúp làm mềm phân và không bị táo bón. Cụ thể, người bệnh cần phải được ăn trái cây, rau củ, nước ép, ngũ cốc nguyên hạt và giàu chất xơ. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm các loại thực phẩm t chứa các vitamin và khoáng chất giúp vết thương mau lành.

  • Thực phẩm cung cấp khoáng chất sắt

Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch khuyến cáo nên bổ sung Protein cho người bị xuất huyết đường tiêu hóa. Một số thực phẩm lành mạnh như thịt nạc, cá hay thịt gia cầm giúp bù đắp lại lượng sắt cho mất trong các đợt chảy máu. Ngoài ra có thể bổ sung sắt bằng nguồn thực phẩm khác như: rau xanh, đậu hay các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó cần phải kết hợp bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C (các loại rau) và những thực phẩm giàu sắt để người bệnh hấp thu đầy đủ.

2.1.2. Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không nên ăn những gì?

  • Rượu

Khi vào trong cơ thể thì rượu là một tác nhân gây kích thích ruột. Nếu như uống rượu quá nhiều sẽ là nguyên nhân gây ra hiện tượng giãn nở mạch máu trong thực quản với những bộ phận khác trong đường tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm vỡ và dẫn đến bị xuất huyết nhiều. Bởi vậy mà rượu được xem là là chất cấm đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa.

  • Các chất kích ứng tiềm ẩn

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì cần phải loại bỏ đồ uống và các chất kích thích như đồ ăn chua cay, caffeine. Ngoài ra một số loại thực phẩm khác như nước Soda, chocolate, trà, đồ uống thể thao và nước tăng lực đều có chứa caffeine. Trong quá trình điều trị hay hồi phục bệnh thì cần phải cân nhắc nếu dùng những loại thực phẩm này. Lưu ý cần phải tiêu thụ theo kế hoạch, không nên dùng quá nhiều trong một lần uống.

Tham khảo thêm Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sút trí tuệ an toàn, hiệu quả

3. Làm thế nào để ngăn chặn bệnh xuất huyết tiêu hóa?

Tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa có thể diễn biến ngày càng trở lên nặng hơn. Ngay ở giai đoạn đầu, người bệnh cần phải được điều trị để chấm dứt tình trạng này, tránh gây nguy hiểm. Khi chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa thì cần phải lưu ý:

  • Hạn chế hoặc không dùng thuốc NSAID: Người bệnh chỉ nên sử dụng khi mà có chỉ định của bác sĩ bởi các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ bị loét và chảy máu đường tiêu hóa.
  • Hạn chế uống rượu, bia: Đồ uống này sẽ gây kích thích, loét và giãn tĩnh mạch thực quản, đây là nguyên nhân khiến cho mạch máu trong thực quản bị sưng lên. Nếu để lâu ngày sẽ khiến các mạch máu trở nên yếu dần và dễ xảy ra hiện tượng chảy máu.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa nicotine và các hóa chất khác, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày.

4. Đào tạo Điều dưỡng viên chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Bệnh xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh nguy hiểm, do vậy trong quá trình chăm sóc bệnh nhân phải chú ý đến từ tốt thì bạn cần phải học ngành Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trong 3 năm. Để có được kiến thức và kỹ năng chuyên môn đầy đủ thì trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch xứng đáng là một địa chỉ đáp ứng mọi tiêu chí với các bạn.

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần có chuyên môn cao
Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần có chuyên môn cao

Ngôi trường này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội về lĩnh vực Y Dược  với các ngành chính:

  • Cao đẳng Dược (mã ngành 6720201)
  • Cao đẳng Điều dưỡng (mã ngành 6720301)
  • Cao đẳng kỹ thuật phục hồi chức năng (mã ngành 6720603)
  • Trung Cấp Y sỹ Y học cổ truyền

Trong thời gian đào tạo, sinh viên sẽ được trau dồi đầy đủ về kiến thức chuyên môn và kỹ năng chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa. Với phương pháp đào tạo đi đôi với thực hành, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình học để sau khi tốt nghiệp cơ thể ra trường làm việc tại các cơ sở y tế trên cả nước. 

Nếu yêu thích ngành Điều dưỡng thì các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ để gửi về trường hoặc đăng ký thông tin xét tuyển Online TẠI ĐÂY.

Với những thông tin chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tổng hợp của Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch trên đây hi vọng sẽ giúp bạn nắm được. Đừng quên tham khảo bài viết tiếp theo của chuyên mục Tin Y Dược để cập nhật kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990