Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chày cho người bệnh

Cập nhật: 10/01/2023 15:44 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Phục hồi chức năng gãy xương chày là phần rất quan trọng để giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì kết hợp các bài tập để giúp phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

1. Gãy xương chày là gì?

Xương chày quan trọng với cẳng chân và toàn bộ chi dưới nói chung. Đây là bộ phận quan trọng nhằm điều hòa hoạt động của khớp gối và khớp cổ chân để nâng đỡ trọng lượng cơ thể, cho phép cơ thể di chuyển linh hoạt. Dù vậy, xương chày khá quan trọng có cấu tạo lớn, chúng thường nằm ở dưới khớp gối và nằm phía trên khớp cổ chân.

Hình ảnh gãy xương chày phổ biến
Hình ảnh gãy xương chày phổ biến

Xương chày khá dài và rất dễ bị gãy. Tình trạng gãy thường xảy ra ở phần xương nằm ở trên khớp cổ chân và dưới khớp gối. Ngoài ra còn có một số tổn thương khác đi kèm.

Gãy xương chày là tình trạng bị rạn hoặc bị gãy một bộ phận hoặc toàn bộ xương chày theo nhiều kiểu với đường gãy khác nhau.

Nguyên nhân gãy xương chày chủ yếu là do tai nạn xe máy, bình thường xương có thể gãy nát thành nhiều mảnh. Hoặc khi chơi thể thao bị té ngã hay trượt patin, trượt tuyết, chơi bóng đá gặp chấn thương mạnh cũng có thể làm gãy thân xương chày. Trường hợp gãy xương do lực xoắn vặn nên đường gãy có thể bị xoắn hoặc bị chéo. Tuy nhiên phổ biến nhất là tình trạng gãy xương chày ngang hình răng cưa.

Bạn có khi muốn quan tâm tới Kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chậu cho bệnh nhân

2. Gãy xương chày biến chứng nguy hiểm không?

Tình trạng gãy xương chày có thể gây ra nhiều biến chứng bao gồm:

  • Đầu xương gãy có thể gây ra tình trạng rách cơ, mạch máu hoặc thần kinh lân cận.
  • Tình trạng bị sưng nề quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng chèn ép khoang. Hội chứng này làm cắt đứt nguồn máu đi nuôi dưỡng. Chúng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đồng thời cần được xử trí phẫu thuật cấp cứu.
  • Tình trạng bị gãy hở có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm xương mạn tính kéo dài.

Bởi vậy, tình trạng gãy xương chày cần phải được điều trị kết hợp phục hồi chức năng sớm để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Các bài tập phục hồi chức năng gãy xương chày như thế nào?

Phương pháp phục hồi chức năng gãy xương chày sau phẫu thuật được chia làm hai giai đoạn kết hợp xương do vỡ lún mâm chày.

3.1. Phục hồi chức năng gãy xương chày giai đoạn 1

Giai đoạn này vẫn chưa được chống tỳ sức nặng lên chân tổn thương (thường kéo dài 3 tháng đầu)

3.1.1. Tuần đầu (1 - 7 ngày đầu)

  • Đặt chân người bệnh bao gồm gối và cổ chân cao hơn mức tim (20 – 30cm trên mặt giường).
  • Lấy túi nước đá hoặc túi nước lạnh để chườm lên lên vùng khớp gối qua một lớp băng gạc hay lớp khăn lót dày 1cm trong vòng 10 - 15 phút/lần, ngày khoảng 3 - 5 lần.
  • Tích cực gập gấp duỗi khớp cổ chân chủ động trong khoảng 10 lần sau đó tăng lên 20 lần mỗi lần tập, ngày 2 lần.
  • Tập gồng cơ tĩnh, cơ cẳng chân, cơ đùi 10 lần rồi tăng dần lên 20 lần cho mỗi lần tập, ngày tập 2 lần.
  • Nâng chân lên khỏi mặt giường trong tư thế gối duỗi giữ càng lâu càng tốt. Tiếp theo hãy hạ xuồng nghỉ trong vòng 5 phút rồi tiếp tục nâng lên 10 lần, tăng dần khoảng 20 lần cho mỗi lần tập, ngày nên tập 2 lần.
  • Trường hợp giảm đau thì người bệnh tích cực gấp duỗi gối nhẹ nhàng bên tổn thương với biên độ càng rộng càng tốt ở phạm vi có thể chịu đựng được.

3.1.2. Tuần 2-4 (ngày 8 đến 30)

  • Dùng túi nhiệt để đắp nóng vào khớp gối tổn thương mỗi lần khoảng 20 phút, ngày 2 - 3 lần.
  • Duy trì tập vận động khớp cổ chân kết hợp nâng chân khỏi mặt giường như trước.
  • Chú ý việc tập gấp - duỗi khớp gối mỗi lần có thể tăng dần gấp tăng 5 độ đến 10 độ gập, ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút. Trường hợp ngừng tập trên 3 tiếng mà vẫn bị đau hoặc sưng nề tăng do tập quá mức, bởi vậy cần chú ý đến việc giảm cường độ ở lần tập sau cho phù hợp.
  • Dùng khung tập hoặc nạng để tập đi mà không tì sức nặng lên chân tổn thương.

3.1.3. Tháng thứ hai (tuần thứ 5 đến 8)

  • Duy trì việc điều trị nhiệt nóng như trên.
  • Tập gấp duỗi khớp cổ chân, co cơ tĩnh đồng thời nâng chân lên khỏi mặt giường như các bài tập trước
  • Tăng dần việc tập gấp - duỗi khớp gối mỗi lần gấp 5 đến 10 độ, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút.
  • Tập đi bằng khung tập, nạng không tì lên chân tổn thương.

Xem ngay Kỹ thuật phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay an toàn

3.2. Phục hồi chức năng gãy xương chày ở giai đoạn 2:

Giai đoạn 2, người bệnh được phép chịu sức nặng lên chân tổn thương

Thực hiện phục hồi chức năng gãy xương chày cho người bệnh
Thực hiện phục hồi chức năng gãy xương chày cho người bệnh

3.2.1. Tháng thứ ba (tuần thứ 9 -12)

  • Người bệnh tiếp tục điều trị nhiệt nóng như trước.
  • Thực hiện bài tập gấp - duỗi khớp co cơ tĩnh, cổ chân rồi nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.
  • Tiếp tục tập gấp - duỗi khớp gối chủ động tăng dần cho đến khi đạt tầm vận động ít nhất khoảng 110 độ.
  • Người bệnh có thể đi bằng khung hoặc bằng nạng có tì chân tổn thương tăng dần sức nặng lên đến 25% trọng lượng cơ thể.

3.2.2. Tháng thứ 4 đến tháng thứ 6

  • Tiếp tục thực hiện bài tập phục hồi chức năng gãy xương chày do điều trị nhiệt nóng như trước.
  • Tiếp tục tập gấp - duỗi khớp co cơ tĩnh, cổ chân rồi nâng chân lên khỏi mặt giường như trước.
  • Người bệnh tiếp tục tập gấp duỗi khớp gối chủ động và thụ động, dần dần có thể tăng biên độ đến mức vận động bình thường
  • Dùng nạng hoặc khung tập đi cho bệnh nhân có tì chân tổn thương để tăng dần sức nặng đến 100% trọng lượng cơ thể vào cuối tháng thứ 6.

3.2.3. Từ tháng thứ 7 trở đi

  • Người bệnh tập đi với dáng bình thường, cân đối không nạng.
  • Có thể lên xuống cầu thang rồi đi trên địa hình phức tạp.
  • Người bệnh có thể tự phục vụ rồi trở lại công việc
  • Tập đi bộ nhanh hoặc kết hợp chạy bộ nhẹ nhàng.

Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích về Các phương pháp phục hồi chức năng gãy xương đòn

4. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh CĐ Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Trong số các trường đào tạo lĩnh vực Y Dược hiện nay thì trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong số ít ngôi trường được đánh giá cao về chất lượng. Đây được xem là cái nôi cung ứng nguồn nhân lực ngành Y Dược cho ngành Y Tế hiện nay phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe trên cả nước.

Xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng không điểm chuẩn
Xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng không điểm chuẩn

Hiện nay, trường đào tạo 4 chuyên ngành chính là: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều Dưỡng, Cao đẳng Kỹ Thuật Phục hồi Chức năng và ngành Y sỹ Y học cổ truyền... theo hình thức xét học bạ. Thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể theo học.

Trong đó, ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng là một ngành mũi nhọn, được yêu cầu cấp thiết về số lượng cũng như chất lượng để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe. Điểm mạnh của ngành học này đó là giúp người bệnh hồi phục những chức năng bị giảm, hoặc bị mất như ban đầu và trở lại cuộc sống bình thường.

Với chất lượng đào tạo chuyên sâu, chú trọng vào thực hành, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng của trường được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn với kỹ năng thực hành. Qua đó sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu công việc hiện nay.

Với bài viết phục hồi chức năng gãy xương chày trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Người bệnh chú ý, hãy kiên trì thực hiện phác đồ điều trị gãy liên mấu chuyển và cố gắng. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật kiến thức liên quan khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
hoc-phi-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-bao-nhieu Học phí ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng TPHCM 2024 Học phí ngành Phục hồi Chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào? Có thay đổi so với các năm trước không? Mọi băn khoăn sẽ được giải đáp tại... cac-truong-dao-tao-nganh-phuc-hoi-chuc-nang Các Trường đào tạo ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng uy tín Các trường đào tạo ngành phục hồi chức năng ở đâu chất lượng? Trong những năm gần đây thì ngành Phục hồi chức năng ngày càng được chú trọng và... dieu-kien-xet-tuyen-cao-dang-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-la-gi Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM 2024 Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 như thế nào có rất nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu... diem-chuan-nganh-vat-ly-tri-lieu-bao-nhieu-de-trung-tuyen Điểm chuẩn ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng năm 2024 Ngành kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng được đào tạo tại nhiều trường Y dược đang bắt đầu thông báo tuyển sinh, Vậy điểm chuẩn để đủ... thoi-gian-xet-tuyen-cao-dang-nganh-ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020 Thời gian xét tuyển cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Thời gian xét tuyển ngành Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM 2024 như thế nào là câu hỏi được rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy để biết được thông... ho-so-xet-tuyen-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tphcm-nam-2020-gom-nhung-gi Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng 2024 Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng TPHCM năm 2024 gồm những giấy tờ gì? Cùng xem chi tiết ở bài viết dưới đây...
Xem thêm >>



0899 955 990