Gãy xương chậu là tình trạng bị vỡ khớp khối mu, khớp thắt lưng chậu, xương chậu, xương cùng và ổ cối… Bệnh nhân cần được điều trị sớm kết hợp các bài tập phục hồi chức năng gãy xương chậu giúp bệnh nhân trở lại bình thường.
1. Tìm hiểu về tình trạng gãy xương chậu
Tình trạng vỡ xương chậu xảy ra do tai nạn lao động hoặc giao thông ...ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ thể. Tình trạng vỡ xương chậu gồm ổ cối, xương cánh chậu, chấn thương mu xương chậu.
Đa số những chấn thương ở vùng xương chậu sẽ gặp phải tình trạng đau vùng lưng và khớp háng. Mỗi loại gãy xương sẽ gây ra mức độ nghiêm trọng khác nhau, dẫn đến mất khả năng đi bộ. Người bệnh có thể sẽ gặp những triệu chứng về tổn thương sản phụ khoa hay tiết niệu sinh dục bao gồm: Đái máu, vô niệu, tụ máu đáy chậu hay ở bẹn bìu, chảy máu miệng sáo, chảy máu âm đạo, tổn thương thần kinh, ruột hoặc trực tràng, chảy máu trực tràng, yếu chi hoặc đau bụng, tiến triển viêm phúc mạc,...
Người bệnh gãy xương chậu cần phải được điều trị sớm với kết hợp phục hồi chức năng gãy xương chậu an toàn. Phương pháp điều trị ban đầu bao gồm: các bước sơ cứu ban đầu và bất động nhằm giúp làm giảm đau đồng thời tránh di lệch gây tổn thương thêm. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật nhằm chỉnh lại chậu hông bị lệch.
Có thể bạn muốn biết về Các phương pháp phục hồi chức năng gãy xương đòn
2. Kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chậu
Nguyên tắc phục hồi chức năng gãy xương chậu cần phải được tiến hành sớm nhằm giúp ngăn ngừa những biến chứng xảy ra gia tăng tuần hoàn, phổi, duy trì lực cơ với tầm vận động khớp còn lại. Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp phục hồi chức năng di chuyển cho người bệnh cần được thực hiện dưới đây:
2.1 Thời gian nằm bất động trên giường
- Bệnh nhân hãy tập thở nhằm giúp ngăn ngừa những biến chứng ở phổi. Ngoài ra có thể kết hợp với các bài tập thở phân thùy, thở cơ hoành, với những kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp bao gồm vỗ rung, dẫn lưu tư thế...;
- Người bệnh kết hợp tập gồng cơ các cơ ụ ngồi, cơ đáy chậu, cơ tứ đầu đùi, cơ dạng và cơ khép đùi;
- Cần phải kết hợp tập cử động bàn chân, cổ chân nhằm giúp cải thiện tuần hoàn máu;
- Người bệnh kết hợp tập cử động có lực đối kháng cùng với những phần còn lại của cơ thể bao gồm cơ lưng, bụng và 2 tay.
2.2 Sau thời gian bất động
Dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà người bệnh có thể đứng lên đi lại hoặc ngồi dậy. Ngoài ra có kết hợp phục hồi chức năng gãy xương chậu với các bài tập tăng tiến ở giai đoạn này. Bên cạnh đó thì còn áp dụng bài tập tăng tiến trong giai đoạn này. Bởi vậy, đây được xem là thời điểm mà bệnh nhân cần tập theo các bài tập theo tầm vận động khớp bao gồm:
- Dựa vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thì kết hợp tập chủ động có trợ giúp, kết hợp tập kháng trở nhằm cải thiện sức khỏe với tầm vận động của khớp;
- Bệnh nhân có thể di chuyển ban đầu bằng nạng, rồi đi nhiều và xa hơn mà không cần nạng;
- Áp dụng bài tập vật lý trị liệu cho người bị vỡ xương chậu;
- Kết hợp bài tập vật lý trị liệu bao gồm điện giảm đau, nhiệt trị liệu, máy kích thích liền xương,... cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, quá trình phục hồi chức năng cần phải kết hợp thêm những loại thuốc chống viêm, giảm đau. Điều đó giúp phòng ngừa tình trạng tắc mạch máu, dùng kháng sinh trường hợp bị nhiễm trùng,... và các phương pháp tăng cường thể lực khác cho bệnh nhân.
Qúa trình phục hồi chức năng gãy xương chậu cần phải theo dõi các biến chứng có thể xảy ra. Trường hợp người bệnh được xuất viện thì chú ý nên đi tái khám sau 3 tháng hoặc ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu ngay thông tin hữu ích về Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chày cho người bệnh
3. Kết hợp chăm sóc sức khỏe cho người gãy xương chậu
3.1. Tăng cường chất dinh dưỡng cho người gãy xương chậu
Để ngăn ngừa gãy thân xương đùi cần phải áp dụng chế độ ăn uống nhằm giúp duy trì mật độ xương. Trong đó, Vitamin D và Canxi là hai loại khoáng chất vô cùng quan trọng với sự phát triển của mô xương. Các chất này có thể được hoạt động song song qua đó nhằm xây dựng mô xương và làm tăng mật độ xương.
Các sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều canxi bao gồm sữa chua, phomai, sữa tươi, các loại đậu, trứng...đều rất tốt cho sức khỏe. Thường Vitamin D sẽ được tổng hợp trực tiếp qua da bởi vậy bạn có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhé Bổ sung vitamin D qua thực phẩm bao gồm các loại cá có dầu như cá thu, cá ngừ, cá trích, trứng, sữa, nấm, các loại cá có dầu.
3.2. Ngăn ngừa loãng xương bằng cách vận động hợp lý
Càng người cao tuổi thì vấn đề lo ngại nhất chính là bị loãng xương. Thuật ngữ Y khoa này chỉ tình trạng mật độ xương thấp, sẽ làm tăng nguy cơ cao bị gãy xương.
Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng này thì người bệnh có kết hợp tập luyện những bài tập với trọng lượng dồn vào phần xương đùi. Trường hợp đặt tải trọng nặng lên xương đùi thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo thêm xương. Với bài tập này thì bạn sẽ tập theo những bài như tập tạ, squat, hoặc chạy lên xuống cầu thang...
3.3. Phòng chống té ngã
Để đề phòng gãy xương đùi tổn thương và giảm nguy cơ bị té ngã, nhất là ở người lớn tuổi và trẻ em thì thực hiện cách đề phòng sau đây:
- Người bệnh có thể bám vào lan can hoặc thành khi lên xuống cầu thang;
- Đảm bảo đủ độ sáng trong nhà giúp mọi người nhìn thấy các chướng ngại vật tiềm ẩn có thể gây ra tai nạn trượt ngã;
- Tránh những vật dụng dễ gây té ngã như đồ chơi hay dụng cụ trên mặt sàn nhà, bàn ghế...;
- Luôn giữ cho sàn nhà được khô ráo, nhất là ở sân vườn hay nhà vệ sinh...Qua đó giảm tối đa nguy cơ trượt ngã.
Xem ngay Các bài tập Phục hồi Chức năng sau gãy xương cẳng chân tại nhà
3.4. Tập luyện thể thao đúng cách
Với người chơi thể thao hay các vận động viên chuyên nghiệp thì cần chú ý đến nguyên tắc phòng tránh chấn thương dưới đây:
- Chú ý khởi động trước khi ra sân: Cách làm nóng cơ thể này nhằm giúp nới lỏng các khớp, tăng cường lưu thông máu đồng thời làm ấm cơ bắp, qua đó giúp ngăn ngừa tình trạng chấn thương cơ xương khớp.
- Mang thiết bị bảo hộ: Cách này giúp bạn phòng ngừa gãy xương cực kỳ tốt.
- Giải lao giữa thời gian tập luyện: Nhằm giúp tăng cơ hội phục hồi tránh áp lực và căng thẳng.
- Tránh tập luyện quá sức sẽ gây tổn thương đến xương đùi hay các loại xương khác do bị quá tải.
- Chơi các môn phối hợp: giúp làm tăng thêm thời gian nghỉ ngơi cho xương đồng thời bạn có thể kết hợp với các môn bơi lội, chạy bộ hay đạp xe…
4. Trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh CĐ Kỹ thuật Phục hồi chức năng
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một trong số ít trường Cao Đẳng Dược TPHCM được đánh giá uy tín về công tác đào tạo ngành Y Dược. Ngôi trường hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Năm nay, trường tiếp tục sứ mệnh tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng. Đây là ngành chủ đạo trong hệ thống Y Tế hiện nay, đóng góp lớn trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật.
Với điều kiện xét tuyển đơn giản, chỉ cần bạn đỗ tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể đăng ký Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn 3 ngành học khác như Cao đẳng Dược, Các đẳng điều dưỡng, Trung Cấp Y học Cổ truyền trong hệ thống mũi nhọn của trường.
Với những chia sẻ tổng hợp trên đây về phương pháp phục hồi chức năng gãy xương chậu hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn cập nhật thông tin khác nhé.