Gãy xương khuỷu tay không hiếm xảy ra trong sinh hoạt và hoạt động thể thao. Chúng không chỉ gây ra tổn thương về xương đồng thời còn ảnh hưởng đến dây thần kinh, mô cơ, dây chằng ở khu vực này. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay để tránh biến chứng và dị tật có thể xảy ra.
1. Gãy xương khuỷu tay như thế nào?
Khuỷu tay có xương trụ ở vị trí ở đầu trên, bị chồi ra ở khu vực dưới da khiến cho vùng này dễ thành vị trí bị chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu tại vị trí phía trước cùng mỏm vẹt sẽ tạo nên hố xích ma to khớp với ròng rọc tại xương cánh tay, loại khớp này có tác dụng giúp hỗ trợ vận động quan trọng nhất là việc gấp duỗi khuỷu.
Gãy xương khuỷu tay là loại gãy nội khớp, do bị chấn thương trực tiếp. Mỏm khuỷu tay là nơi bám trong hệ thống gân cơ tam đầu cánh tay, do vậy nếu xảy ra chấn thương do lực co kéo sẽ dễ khiến cho tay bị gãy và di lệch.
Việc thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng sau xương gãy khuỷu tay đòi hỏi phải thực sự kiên trì sẽ giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, đồng thời có thể hạn chế những biến chứng về sau.
Có thể bạn chưa biết Bài tập Phục hồi Chức năng sau gãy xương cánh tay an toàn
2. Nguyên nhân gãy xương khuỷu tay như thế nào?
Các bác sĩ chỉ ra 3 nguyên nhân dẫn đến gãy xương khuỷu tay được chia làm 3 nhóm dưới đây:
- Do tác động trực tiếp: Khớp khuỷu tay là vị trí dễ bị tổn thương nhiều nhất, khiến cho chúng bị gãy vụn thành nhiều mảnh là do ngã chống khuỷu tay, bị tai nạn hay do có lực đánh tác động trực tiếp lên vùng khuỷu.
- Do tác động gián tiếp: Trường hợp ngã chống tay trong tư thế bàn tay bị duỗi và khuỷu gấp, khiến cho co mạnh cơ tam đầu và mỏm khuỷu bị gãy ngang hay gãy chéo.
- Kết hợp lực trực tiếp và gián tiếp: Việc co cơ mạnh sẽ được kết hợp với lực tác động trực tiếp vào khuỷu tay từ đó sẽ khiến cho xương mỏm khuỷu tay bị gãy, di lệch hoặc thậm chí là trật hẳn khỏi khớp.
3.Triệu chứng gãy xương khuỷu tay như thế nào?
Người bị gãy xương khuỷu tay thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Ngay lập tức là cảm giác sưng đau tại ngang khuỷu tay
- Hạn chế việc gấp duỗi khuỷu tay như bình thường.
- Khó khăn khi xoay bàn tay vào trong hay ra ngoài có thể là do tổn thương khuỷu tay.
- Rối loạn cảm giác: giảm cảm giác vùng cẳng tay, các ngón tay và bàn tay, có thể thấy tê, lạnh.
- Gồm 3 mốc xương thay đổi cấu trúc như 2 xương cẳng tay hình dạng bất thường và xương cánh tay.
- Xuất hiện vết cắt hoặc vết thương hở tại vùng khuỷu tay.
- Bị chèn ép hoặc tổn thương sau chấn thương dây thần kinh, mạch máu, đi qua mỏm khuỷu.
Ngoài những triệu chứng kể trên thì khi chụp X-quang sẽ cho hình ảnh bị gãy xương khuỷu tay rõ ràng, cụ thể, nhất là vị trí gãy, đường gãy với mức độ di lệch.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng gãy xương chày cho người bệnh
4. Kỹ thuật phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay
Phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay đòi hỏi người bệnh thực sự kiên nhẫn và áp dụng luyện tập bài bản. Người bệnh có thể bó bột hoặc nẹp cố định cánh tay trong vòng 3-4 tuần. Tuy vào vị trí gãy và mức độ gãy xương thì có thể bó bột lâu hơn. Tuy nhiên, quá trình phục hồi chức năng gãy xương khuỷu tay chủ yếu được chia làm 2 giai đoạn:
4.1. Giai đoạn bất động
Ở giai đoạn bất động, phương pháp phục hồi chức năng sau gãy xương khuỷu tay nhằm mục đích lưu thông tuần hoàn tại khuỷu tay. Qua đó giúp bệnh nhân tránh bị teo cơ do tay bất động lâu. Trong thời gian đeo nẹp hoặc bó bột, người bệnh chú ý phải gồng cơ khoảng 10 lần/ ngày để tránh teo cơ cứng khớp. Đồng thời có thể kết hợp với vận động các khớp tự do gần với khớp bị bất động, chẳng hạn như chủ động cử động nhẹ nhàng các ngón tay và cổ tay.
4.2. Giai đoạn sau bất động
Ở giai đoạn sau bất động, mục tiêu của phương pháp phục hồi chức năng vẫn nhằm vào việc cải thiện tuần hoàn tại khuỷu tay. Từ đó giúp phục hồi dần tầm vận động tại khớp khuỷu tay bao gồm cổ tay, ngón tay, khớp vai, qua đó giúp ngăn ngừa tình trạng teo cơ, cứng khớp hay loạn dưỡng cơ.
Hướng dẫn bài tập phục hồi chức năng gãy xương khuỷu tay cơ bản dưới đây:
- Người bệnh hãy chú ý luyện nâng cao tay nhẹ nhàng nhằm giúp giảm phù nề.
- Sau 2 tuần qua sự giúp đỡ của người thân thì các kỹ thuật viên hoặc dàn treo nhằm giúp tăng tầm hoạt động của các khớp vai và khớp khuỷu đồng thời kết hợp tập cử động cổ tay, ngón tay.
- Sau 1 tháng, thì người bệnh thực hiện kỹ thuật giữ nghỉ với khớp theo từng khả năng với mức độ gãy. Theo đó, bạn có thể thực hiện các bài tập gập, duỗi tay, khép hoặc xoay khớp đồng thời có thể tăng dần (tùy mức độ liền xương).
- Khi về nhà, người bệnh cũng kiên trì để tập cử động khớp khuỷu, cổ tay với các ngón tay thường xuyên.
Trường hợp nếu sau khi tháo bột, bỏ nẹp mà bệnh nhân vẫn bị cứng cơ khớp thì có thể dụng nước ấm chườm hoặc sưng đau thì chườm lạnh trong vòng 10-15 phút/lần cách 2 giờ. Việc tập luyện nếu như gây đau thì người bệnh hãy dùng thuốc giảm đau, giảm phù nề theo chỉ định của các bác sĩ.
Việc thực hiện bài tập phục hồi chức năng gãy xương khuỷu tay mà đạt được hiệu quả tốt thì người bệnh cũng không nên bỏ qua việc theo dõi tình trạng teo cơ, đau tay, yếu cơ và hạn chế khả năng vận động khớp trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp tái lại cơn đau hoặc không có dấu hiệu giảm đau thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để điều trị kịp thời.
5. Học Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại đâu uy tín?
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là ngôi trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo chuyên sâu lĩnh vực Y Dược. Trường không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm giúp sinh viên được tiếp thu và trau dồi đầy đủ kỹ năng, kiến thức chuyên môn tốt nhất.
Với sứ mệnh cung ứng nguồn nhân lực ngành Y Dược chất lượng, hiện nay, trường đào tạo 4 chuyên ngành chính là: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều Dưỡng, Cao đẳng Kỹ Thuật Phục hồi Chức năng và ngành Y sỹ Y học cổ truyền... theo hình thức xét học bạ. Thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể theo học.
Trong đó, trường chú trọng tuyển sinh Cao đẳng Phục hồi Chức năng là một ngành mũi nhọn, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về số lượng cũng như chất lượng để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe. Điểm mạnh của ngành học này đó là giúp người bệnh hồi phục những chức năng bị giảm, hoặc bị mất như ban đầu và trở lại cuộc sống bình thường.
Với chất lượng đào tạo chuyên sâu, chú trọng vào thực hành, sinh viên Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng của trường được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn với kỹ năng thực hành. Qua đó sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu công việc hiện nay.
Thông tin trong bài viết trên đây nhằm giúp bạn nắm được kỹ thuật Phục hồi chức năng say gãy xương khuỷu tay để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Người bệnh nên nhớ những nguyên tắc điều trị kiên trì để mang lại hiệu quả tốt.