Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

7 Vai Trò Của Ngành Điều Dưỡng Trong Hệ Thống Y Tế

Cập nhật: 05/08/2024 16:25 | Người đăng: Nguyễn Trang

Sự phát triển của ngành Y tế hiện nay ngày càng được nâng cao, và không thể thiếu được dịch vụ y tế gắn liền với Điều dưỡng viên. Vậy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới đây nhé.

7 Vai trò của ngành điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh

Nắm được những điều cần biết về ngành điều dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cụ thể vai trò của ngành Điều dưỡng là làm những gì. Cụ thể vai trò của điều dưỡng viên trong hệ thống y tế hiện nay như sau:

  1. Người chăm sóc sức khỏe
  2. Người giao tiếp với bệnh, người nhà bệnh nhân
  3. Người quyết định, tư vấn Y tế
  4. Người làm Giáo dục
  5. Nghiên cứu khoa học
  6. Quản lý chăm sóc người bệnh
  7. Đại diện và bảo vệ quyền lợi cho bệnh nhân.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn ở dưới đây.

ngành điều dưỡng là gì
Vai trò ngành Điều dưỡng như thế nào?

1, Người vhăm sóc sức khỏe

Điều dưỡng viên nắm một vị trí quan trọng trong các cơ sở y tế và các bệnh viện. Họ đều là những người có chuyên môn kĩ thuật cao, thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Vừa là người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và đáp ứng nhu cầu y tế cho bệnh nhân. Qua đó điều dưỡng lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả nhất, đồng thời rút ngắn thời gian hồi phục cho người bệnh.

2, Người giao tiếp với người bệnh, người nhà

Điều dưỡng viên là người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân nên việc thông cảm, thấu hiểu nắm bắt được nhu cầu và tâm lý bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy điều dưỡng viên luôn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp để truyền đạt tới bệnh nhân giúp cho quá trình khám bệnh và chữa bệnh hiệu quả tốt nhất.

3, Người ra quyết định, tư vấn Y tế

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ tư vấn y tế cho bệnh nhân, sử dụng những kiến thức chuyên ngành kết hợp với những kinh nghiệm thực tế để tư vấn cho bệnh nhân và người nhà về cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Qua đó giúp rút ngắn thời gian phục hồi kết hợp với các yếu tố về nên ăn gì, kiêng gì và uống gì, chế độ tập luyện như thế nào...

4, Người làm giáo dục

Vai trò của điều dưỡng viên trong chăm sóc người bệnh là người truyền đạt lại những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của mình hỗ trợ các học viên, tạo ra những điều dưỡng viên chất lượng trong tương lai. Đóng góp cho sự phát triền của hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế nước ta.

5, Nghiên cứu khoa học

Vai trò nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng viên có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bằng những kinh nghiệm sẵn có của mình, họ sẽ đóng góp kiến thức trong các công trình nghiên cứu.

Còn đối với chương trình nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ với các bài báo cáo dự thi, thì hiện nay đã có nhiều ứng dụng được thực hiện lĩnh vực y tế, đóng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của tương lai.

Điều dưỡng đóng góp vai trò cực kỳ to lớn trong đội ngũ y tế. Họ vừa là sợi dây kết nối giữa người bệnh, người nhà với các bác sĩ cùng trong lĩnh vực này. Ngoài ra, họ còn là người giúp đỡ, nâng cao kiến thức, sẻ chia đồng thời giúp mở rộng sự hiểu biết đồng thời để hoàn thành chương trình giáo dục, nghiên cứu với mục tiêu đem đến lợi ích cho tất cả mọi người.

6, Người quản lý chăm sóc người bệnh

Vài trò của điều dưỡng đối với bệnh nhân là quản lý chăm sóc và đảm bảo rằng kế hoạch chăm sóc cho người bệnh phải đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Trong đó bao gồm việc chịu trách nhiệm cho tính liên tục trong chăm sóc người bệnh từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện, thậm chí cả công tác giám sát và hướng dẫn chăm sóc người bệnh tại nhà.

7, Người biện hộ cho bệnh nhân

Trở thành người biện hộ cho bệnh nhân là một trong những vai trò của điều dưỡng trong lĩnh vực y tế. Nói cách khác, điều dưỡng viên phải là người có trách nhiệm đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người bệnh nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho họ.

Bạn nên xem thêm  Vai trò của điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

Nhiệm vụ của điều dưỡng tại Bệnh viện và các cơ sở y tế

Để tìm hiểu nhiệm vụ của điều dưỡng viên khi làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế là gì? Hãy tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

  • Thực hiện đầy đủ và chính xác theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Tuân thủ nghiêm túc những quy chế của bệnh viện, quy chế chăm sóc sức khoẻ người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật…
  • Thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật của bệnh viện.
  • Chăm sóc đúng theo y lệnh, thường xuyên giám sát và báo cáo những diễn biến bất thường của những trường hợp bệnh nặng, trong cơ nguy kịch cho bác sĩ điều trị kịp thời.
  • Ghi chép đầy đủ các thông số sức khoẻ, triệu chứng, dấu hiệu bất thường của người bệnh và cách xử lý vào phiếu theo dõi và chăm sóc sức khoẻ theo đúng quy định.
  • Trước khi tan ca, phải bàn giao đầy đủ những yêu cầu theo dõi và chăm sóc sức khoẻ đối với từng người bệnh, nhất là người bệnh nặng cho điều dưỡng trực ca tiếp theo.
  • Quản lý và bảo quan tài sản, thuốc, trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế đang công tác và giữ gìn trật tự, vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật theo phân công.
  • Tham gia công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh.
  • Tham gia hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và chuyên môn cho học viên khi được phân công.
  • Tham gia trực theo ca trực được phân công.
  • Lắng nghe, động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Chủ động cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, giữ gìn và trau dồi y đức.
  • Tuân thủ và thực hiện các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

Chức năng của điều dưỡng trong công việc Y tế

Chức năng của điều dưỡng trong hệ thống Y tế gồm chức năng chủ động (độc lập trong công việc), chức năng phối hợp và chức năng phụ thuộc (thụ động).

Chức năng chủ động độc lập

Chức năng chủ động bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức mà người điều dưỡng đã được đào tạo và có khả năng thực hiện một cách chủ động.

Chức năng này được thể hiện một cách rõ rệt thông qua việc chủ động đáp ứng những nhu cầu của người bệnh bao gồm:

  • Tiếp đón bệnh nhân khi nhập viện.
  • Nhận định bệnh nhân theo đúng quy trình của điều dưỡng.
  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá sức khoẻ bệnh nhân trong quá trình chăm sóc.
  • Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân.
  • Tiến hành sơ cứu, cấp cứu ban đầu khi chưa có bác sĩ.
  • Giúp đỡ bệnh nhân vệ sinh thân thể như tắm gội, thay quần áo…
  • Giúp đỡ bệnh nhân trong ăn uống, tập luyện phục hồi chức năng.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc đảm bảo vô khuẩn trong quá trình chăm sóc người bệnh.
  • Chăm sóc và giải quyết bệnh nhân đang hấp hối và bệnh nhân đã tử vong.

Chức năng phối hợp

Trong khi thực hành chăm sóc, người điều dưỡng còn phải phối hợp với các đồng nghiệp: các bác sĩ, điều dưỡng viên khác, các nữ hộ sinh, các kỹ thuật viên… để công tác phục vụ người bệnh đạt hiệu quả cao và cũng qua đó chia sẻ kinh nghiệm, cộng đồng trách nhiệm, làm tăng thêm sức mạnh, chất lượng của đội ngũ điều dưỡng chăm sóc.

  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân bằng các phối hợp với các kỹ thuật viên các phòng ban khác tại cơ sở y tế như phòng X-quang, xét nghiệm, ECG, phục hồi chức năng…
  • Theo dõi và báo cáo tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân cho bác sĩ để phối hợp xử lý kịp thời khi bệnh nhân xuất hiện những diễn biến xấu.

Chức năng phụ thuộc

Chức năng này đòi hỏi người điều dưỡng có ý thức kỷ luật cao và nhận thức đúng đắn vì nó liên quan đến sức khoẻ hiện tại, trong tương lai và thậm chí là sinh mệnh người bệnh. Điều dưỡng có trình độ càng cao thì chức năng phụ thuộc càng giảm và chức năng chủ động càng được phát huy.

  • Cho bệnh nhân uống thuốc, tiêm thuốc, truyền dịch và các kỹ thuật y khoa khác theo đúng y lệnh của bác sĩ.
  • Phụ giúp bác sĩ trong quá trình khám bệnh và điều trị bệnh.
  • Lấy bệnh phẩm của bệnh nhân để thực hiện xét nghiệm.

➤ Xem thêm Thực trạng ngành điều dưỡng hiện nay tại Việt Nam

Ngành điều dưỡng học ở trường nào uy tín TPHCM?

Ngành Điều dưỡng ở nước ta hiện nay thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực, chính vì vậy ngành điều dưỡng luôn được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên ngành điều dưỡng học ở trường nào uy tín, có cơ sở đào tạo tốt cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây:

Ngành điều dưỡng học ở trường nào uy tín TPHCM?
Ngành điều dưỡng học ở trường nào uy tín TPHCM?

Hệ thống Điều dưỡng hệ Đại học:

  • Đại học Y Dược TPHCM
  • Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Văn Lang...

Ngoài ra, ngành Điều dưỡng còn được đào tạo tại các trường Cao đẳng uy tín bên dưới:

  • Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
  • Cao đẳng Kinh tế Công nghệ TPHCM
  • Cao đẳng Tâm Trí
  • Cao đẳng miền Nam
  • Cao đẳng Y dược Hồng Đức
  • Cao đẳng Bách Việt
  • Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ TPHCM
  • Cao đẳng Viễn Đông
  • Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn...

Những ngôi trường trên đều được Bộ Y Tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công nhận về độ uy tín cùng với chất lượng đào tạo cao. Tuy nhiên để xem xét ngôi trường phù hợp bạn cần cân nhắc một số tiêu chí về chất lượng giảng dạy, học phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…

Với chương trình đào tạo trong vòng 3 năm thì học Cao đẳng Điều dưỡng cũng là sự lựa chọn đáng được chú ý. Ngoài ra, hệ đào tạo này còn mở rộng điều kiện xét tuyển, chỉ cần thí sinh đã tốt nghiệp THPT là hoàn toàn có thể theo học.

Những thông tin được chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu vai trò của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh là gì? Hi vọng đây sẽ là hành trang để các bạn tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
dieu-duong-thi-khoi-c-duoc-khong Thi khối C học Điều dưỡng được không? Học trường nào? Nhóm ngành Y Dược luôn đứng đầu về số lượng thí sinh đăng ký mỗi mùa tuyển sinh. Nhiều câu hỏi đặt ra “ Điều dưỡng thi khối C được... dieu-duong-co-luong-huu-khong Điều dưỡng có lương hưu không? Tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Điều dưỡng viên là một vị trí quan trọng trong ngành Y tế, có thu nhập cùng chế độ đãi ngộ tốt. Vậy Điều dưỡng có lương hưu không? Công thức tính... dieu-duong-co-duoc-tiem-filler-khong Điều dưỡng có được tiêm Filler không? Quy định như thế nào? Tiêm filler đang là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện hành... lap-ke-hoach-cham-soc-dieu-duong Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng cho sinh viên Để trở thành một người Điều dưỡng giỏi, các bạn cần hiểu rõ về lập kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng. Vậy kế hoạch chăm sóc bệnh nhân của Điều dưỡng... quy-trinh-ky-thuat-dieu-duong Các Quy Trình Kỹ Thuật Điều Dưỡng Của Bộ Y Tế Mới Nhất Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc người bệnh. Để thực hiện điều đó thì mỗi Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình kỹ thuật Điều dưỡng... ky-thuat-tiem-truyen-tinh-mach Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì? Quy trình như thế nào? Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là một kỹ thuật phổ biến mà người Điều dưỡng phải nắm vững. Vậy thực chất Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch là gì?...
Xem thêm >>



0899 955 990