Vai trò của Điều dưỡng trong công tác phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện là cực kỳ quan trọng. Đây là khâu không thể thiếu khi chăm sóc bệnh nhân, phòng ngừa bệnh lây nhiễm khu vực bệnh viện để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
1. Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn là gì?
Công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn tại bệnh viện là sự phối hợp giữa khoa kiểm soát nhiễm khuẩn với các phòng, khoa khác, nhằm mục tiêu giảm tối đa sự lây lan của vi khuẩn trong bệnh viện.
Công tác này được thực hiện bởi các Điều dưỡng viên qua những công việc từ xây dựng quy trình, giám sát, tập huấn người nhà với đội ngũ nhân viên y tế. Để dễ hình dung hơn, kiểm soát nhiễm khuẩn chính để bảo vệ cho người bệnh, người thân bệnh nhân và cả những người làm công tác Y tế.
Nhiều người không biết đến sự tồn tại của khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn trong bệnh viện hay công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được thực hiện như thế nào? Cùng tiếp tục tìm hiểu dưới đây.
2. Vai trò của Điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện
Vai trò của Điều dưỡng viên trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở Y tế là rất quan trọng, giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm trọng bệnh viện, giảm chi phí và thời gian điều trị, tăng uy tín cho bệnh viện.
Thực tế tại các bệnh viện hiện nay, Điều dưỡng viên mới chỉ cho thấy vai trò trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người bệnh mà chưa thấy được hết tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn rất thiết thực, đảm bảo quá trình chăm sóc người bệnh trở lên an toàn, hoàn hảo và ngăn ngừa lây nhiễm những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ môi trường ô nhiễm, từ người này sang người khác, hay qua các dụng cụ chăm sóc không được vô khuẩn.
Để đạt được mục tiêu trên thì vai trò của điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn trong các bệnh viện như sau:
- Rửa tay trước khi chăm sóc bệnh nhân: Trước khi tiếp xúc, chăm sóc hay làm thủ thuật xâm lấn trên người bệnh, điều dưỡng phải rửa tay sạch sẽ nhằm không cho những tác nhân có nguy cơ lây sang người bệnh.
- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh: Khi chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân hay tiếp xúc với dịch sinh học, chất tiết, máu người bệnh, Điều dưỡng viên phải rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa lây nhiễm tác nhân gây bệnh sang người khác qua trung gian là bàn tay.
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân: Đây tưởng chừng là việc đơn giản nhưng sẽ là biện pháp ngăn ngừa viêm phổi rất tốt tại bệnh viện. Nhất là với người có thông khí hỗ trợ, bệnh nhân bị hôn mê, nằm lâu, ứ đọng đờm rãi hoặc trẻ nhỏ không tự vệ sinh.
- Tắm cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật: Trước khi phẫu thuật hay làm một số thủ thuật xâm lấn thì Điều dưỡng viên phải cho bệnh nhân tắm để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ.
- Chăm sóc đường tiểu cho bệnh nhân: Với người đặt thông tiểu thì chăm sóc đúng cách là biện pháp giúp giảm nhiễm khuẩn đường tiểu đáng kể ở người cao tuổi, người nằm lâu mà không tự chăm sóc được.
Điều dưỡng viên còn phải thực hiện nhiều thao tác chăm sóc hàng ngày để giúp cho chất lượng chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả cao. Đồng thời phòng tránh lây nhiễm cho người bệnh, người thân và cả chính nhân viên y tế trong bệnh viện.
Tại các bệnh viện hiện nay đều có quy định nghiêm ngặt về chăm sóc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Có thể thấy, vai trò của Điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn là vô cùng quan trọng để đảm bảo môi trường bệnh viện an toàn, giảm tỷ lệ lây nhiễm và gia tăng uy tín bệnh viện.
Không chỉ vậy, công tác huấn luyện, tuyên truyền, tạo điều kiện làm việc tốt cho điều dưỡng rất cần thiết để thúc đẩy quá trình chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả, giảm tỷ lệ sai sót với chi phí điều trị.
Bạn nên xem thêm 7 Vai trò của ngành điều dưỡng trong Y tế hiện nay không thể thiếu.
3. Lịch sử ra đời của công tác Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được đưa ra ngay từ nửa đầu thế kỷ 19 tại Mỹ. Khi đó một bác sĩ Ignaz Semmelweis nhận thấy có sự lây lan biểu hiện sốt từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác qua tay bẩn của nhân viên y tế.
Tuy nhiên, những nhận định đó hoàn toàn bị bác bỏ. Cho đến thập niên 50 của thế kỷ 20 xảy ra liên tiếp những đợt dịch tại các bệnh viện, khiến cho vô số người tử vong. Buộc các nhà nghiên cứu đề xuất đưa ra giải pháp để cải thiện tình hình.
Đến năm 1960, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn mới sơ bộ hoàn thành, đưa vào áp dụng tại các bệnh viện ở Mỹ và dần trở thành bắt buộc tại các bệnh viện trên toàn thế giới.
Bài viết của Cao đẳng Y Dược HCM trên đây nhằm giúp tìm hiểu về vai trò của Điều dưỡng trong kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp các bạn có thể tự ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và khi chăm sóc người nhà tại bệnh viện. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác.