Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chẩn Đoán Tứ Chẩn Trong Y Học Cổ Truyền

Cập nhật: 04/12/2023 10:31 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Tứ chẩn là phương pháp chẩn đoán bệnh chủ đạo của Y học cổ truyền gồm Vọng – Văn – Vấn  – Thiết. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn trị tứ chẩn trong Y học cổ truyền, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tứ chẩn trong Y học cổ truyền là như thế nào?

Tứ chẩn trong Y học cổ truyền là bốn phương pháp chẩn đoán bệnh, khai thác các triệu chứng gồm: Vọng – Văn – Vấn  – Thiết của Y học cổ truyền.

Chúng không tách rời mà được sử dụng kết hợp và bổ sung cho nhau. Vì vậy, để có thể chẩn đoán được bệnh chính xác thì cần phải thực hiện cả 4 phương pháp trên.

Chấn đoán bệnh theo Tứ chẩn trong Y học cổ truyền là như thế nào?
Chấn đoán bệnh theo Tứ chẩn trong Y học cổ truyền là như thế nào?

Có thể bạn chưa biết về các nguyên nhân gây bệnh trong Y học cổ truyền

Chẩn đoán bệnh theo Tứ chẩn trong Y học cổ truyền

Theo đông y, mỗi người, mỗi bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Do đó, để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả thì trước tiên phải chẩn đoán được bệnh đó như thế nào.

Tất cả những vấn đề của bệnh đều thể hiện hết ra bên ngoài như trên mặt, lưỡi... Cụ thể về phương pháp chẩn đoán bệnh theo tứ chẩn như sau: 

Chẩn đoán theo Vọng chẩn (nhìn)

Việc quan sát tỉ mỉ thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi người bệnh, sẽ giúp thầy thuốc nhìn thấy sơ bộ tình hình bệnh tật trong cơ thể. Y học cổ truyền rất chú trọng đến việc xem xét tỉ mỉ các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… vì có quan hệ mật thiết đến tạng phủ.

Vọng chẩn (nhìn) trong tứ chẩn theo Y học cổ truyền
Vọng chẩn (nhìn) trong tứ chẩn theo Y học cổ truyền

Xem thần:

Thần ở đây là sự hoạt động về tinh thần, về ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ ở bên trong cơ thể, biểu hiện ra bên ngoài.

  • Còn thần: Mắt sáng, tinh thần tỉnh táo, hoạt động có ý thức… điều này cho thấy chính khí chưa suy sụp, bệnh nhẹ, chữa dễ và có khả năng chữa khỏi.
  • Mất (thất) thần: Tinh thần mỏi mệt, lờ đờ, nói không đủ sức… là dấu hiệu chính khí đang suy, bệnh nặng, khó chữa hoặc phải chữa lâu ngày.

Xem sắc:

Y học cổ truyền thường xem sắc ở mặt, người bình thường sẽ có sắc mặt tươi nhuận. Ngược lại, khi có bệnh cơ thể thường có sự thay đổi, căn cứ trên những thay đổi đó có thể biết được phần nào trạng thái bệnh lý ở tạng phủ liên hệ như:

  • Sắc đỏ: biểu hiện cho sự viêm nhiệt.
  • Sắc vàng: sắc vàng sáng là do thấp nhiệt, vàng tối là do hàn thấp.
  • Sắc trắng: thường do hư, hàn, thiếu máu.
  • Sắc đen, xám: thường do thận hư, thận hư tinh suy kiệt.
  • Xem hình thái (hình dáng, tư thế, cử động)
Xem sắc mặt phản ánh được tổn thương của lục tạng
Xem sắc mặt phản ánh được tổn thương của lục tạng

>>> Tham khảo thêm học Y học cổ truyền ra làm gì?

Xem hình dáng:

Để biết được tình trạng sức khỏe của tảng phụ. Xem tư thế, cử động để biết trạng thái tổng quát thuộc âm hay dương chứng.

Xem mũi:

Để chẩn đoán trạng thái hư yếu hoặc bất bình thường của phế.

Xem môi:

Môi đỏ hồng là do nhiệt, môi nhợt nhạt là do huyết hư, môi xanh tím là huyết ứ. Ngoài ra, Tỳ khai khiếu ra ở môi miệng. Do đó, nếu môi bị lở loét là dấu hiệu hỏa của Tỳ vượng, môi thâm đen là dấu hiệu thủy của Tỳ suy…

Xem da:

Dựa vào những dấu vết xuất hiện trên da để suy đoán được những rối loạn chức năng của vùng tương ứng.

Xem tai:

Dựa vào vị trí cũng như sự thay đổi và các dấu hiệu bệnh của loa tai để suy đoán bệnh lý ở cơ quan phủ tạng có liên hệ.

Xem mắt:

Mắt cũng là một vùng phản chiếu tình trạng bệnh của cơ thể, qua mắt thầy thuốc có thể biết được phần nào trạng thái rối loạn của cơ quan tạng phù tương ứng.

Xem lưỡi:

Đầu tiên là quan sát rêu lưỡi để chẩn đoán bệnh, rêu lưỡi chính là chất bám trên bề mặt của lưỡi:

  • Rêu lưỡi trắng mỏng: chứng biểu hàn.
  • Rêu lưỡi vàng: chứng lỵ nhiệt.
  • Rêu lưỡi sạm đem: bệnh nặng.
  • Rêu lưỡi dày: bệnh đã vào trong.
  • Rêu lưỡi dính nhầy: do thấp ứ trệ.
  • Rêu lưỡi khô: do nhiệt cao, âm hư gây giảm tân dịch.

Ngoài ra khi kiểm tra hình dạng, tổ chức cơ, niêm mạc của lưỡi cũng có thể chẩn đoán được bệnh như:

  • Chất lưỡi nhạt: bệnh hư hàn, khí huyết hư.
  • Chất lưỡi xanh tím: khô là cực nhiệt, ướt là cực hàn hoặc tuyết ứ.
  • Chất lưỡi đỏ: chứng nhiệt.
Bác sĩ xem lưỡi để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân
Bác sĩ xem lưỡi để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân

Xem mặt (diện chẩn)

Mặt cũng là vùng cơ quan phản chiếu của cơ thể, qua khuôn mặt cũng phần nào đoán biết được bệnh tật ở các cơ quan tạng phủ tương ứng.

Văn chẩn (nghe – ngửi)

Chẩn đoán bệnh theo Văn chẩn là để ý đến những tính chất của âm thanh như tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, tiếng rên hay ngửi mùi bốc ra từ người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh của Văn chẩn (nghe – ngửi)
Phương pháp chẩn đoán bệnh của Văn chẩn (nghe – ngửi)

- Tiếng nói:

  • Tiếng nói to, vang, mạnh… là dấu hiệu thực chứng.
  • Tiếng nói nhỏ, yếu thều thào, hụt hơi,… là dấu hiệu của hư chứng.
  • Khó nói, nói ngọng là dấu hiệu của chứng trúng phong.
  • Hay nói, nói 1 mình là dấu hiệu tâm và thận hư.

- Tiếng thở:

  • Thở mạnh, thở nhanh,… là dấu hiệu thực chứng.
  • Thở nông, yếu… là dấu hiệu hư chứng.

- Tiếng ho:

  • Ho có đờm là Thấu, ho không đờm là Khái, ho khan là dấu hiệu bệnh nội thương…
  • Ho kèm theo tình trạng hắt hơi, sổ mũi… thường là do cảm phong hàn.
  • Ho từng cơn, có tiếng rít… là ho gà.
Văn chẩn liên quan đến những đặc điểm về âm thanh và khí mùi của người bệnh
Văn chẩn liên quan đến những đặc điểm về âm thanh và khí mùi của người bệnh

>>> Bạn đọc tham khảo thêm học trung cấp Y học cổ truyền ở đâu tốt.

Vấn chẩn (hỏi)

Hỏi người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân là 1 yếu tố hết sức quan trọng để thầy thuốc biết rõ hơn về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi phát đến lúc thăm khám. Từ đó, thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe.

Cách chẩn đoán bệnh của Vấn chẩn (hỏi)
Cách chẩn đoán bệnh của Vấn chẩn (hỏi)

Những vấn đề cần hỏi :

  • Quê quán và chỗ ở lâu nhất của người bệnh (để ý đến chi tiết địa lý và phong thổ gây ra bệnh).
  • Lối sống sinh hoạt, tập quán, nghề nghiệp.
  • Tinh thần và hoàn cảnh sống.
  • Tiền sử bệnh (trước đây đã mắc những bệnh gì…).
  • Diễn tiến của bệnh từ lúc khởi phát đến khi đến khám.

Thiết chẩn

Thiết chẩn là phương pháp chẩn đoán Y học cổ truyền cuối cùng của tứ chẩn. Đây là khâu tập hợp đầy đủ những triệu chứng, để việc chẩn đoán bệnh một cách toàn tiện.

Thiết chẩn gồm 2 phần:

  • Sờ nắn (án chẩn): sờ nắn đề xem vị trí và tính chất của bệnh, thường thì sẽ xem tại da, thịt, tay chân và bụng.
  • Xem mạch: xem mạch để biết được tình trạng các tạng phủ thịnh suy, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. 
Cách chẩn đoán bệnh của Thiết chẩn theo Y học cổ truyền
Cách chẩn đoán bệnh của Thiết chẩn theo Y học cổ truyền

Có thể nói, tứ chẩn trong Y học cổ truyền là phương pháp chẩn trị đặc biệt không được bỏ qua khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Với những chia sẻ trên của các giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bài viết hi vọng đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản về tứ chẩn trong Y học cổ truyền.

Thông tin hữu ích khác
thuc-pham-bo-duong-khi Những thực phẩm bổ dương khí giúp cân bằng cơ thể Dương khí là nguồn năng lượng ở bên trong cơ thể, thiếu dương khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Hãy tìm hiểu những... benh-chung-ty-la-gi Bệnh chứng tý là gì trong Đông y? Cách điều trị như thế nào? Chứng tý theo Y học cổ truyền là bệnh do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm bế tắc kinh lạc gây đau nhức các cơ khớp ở tay chân. Để hiểu rõ hơn về... nhung-dieu-can-biet-de-tro-thanh-bac-si-y-hoc-co-truyen Bác sĩ y học cổ truyền là gì? Phạm vi hoạt động như thế nào? Ngành Y học cổ truyền hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập hấp dẫn. Vậy để trở thành bác sĩ... cac-mon-hoc-nganh-y-hoc-co-truyen-hien-nay Các môn học ngành Y học cổ truyền hiện nay Trong những năm gần đây, Y học cổ truyền đã có đóng góp rất lớn cho việc thăm khám và chữa bệnh trong hệ thống y tế hiện nay. Bên cạnh đó thì các... thoi-gian-dao-tao-cao-dang-y-hoc-co-truyen-ha-noi Thời gian học Ngành Y học cổ truyền học mấy năm? Ngành Y học cổ truyền học mấy năm là thắc mắc của không ít các bạn đọc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi đó tới các... chua-thoat-vi-dia-dem-bang-y-hoc-co-truyen Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền có hiệu quả không? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y hiện nay được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ. Cùng chúng tôi tìm hiểu...
Xem thêm >>



0899 955 990