Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Vitamin 3B tốt cho hệ thần kinh và những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 02/11/2021 12:09 | Người đăng: Lường Toán

Vitamin 3B là một loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, bao gồm B1, B6 và B12. Thuốc được dùng để điều trị cho những người bị thiếu hụt vitamin B ảnh hưởng đến hệ thần kinh bao gồm suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa,…Thông tin về thực phẩm chức năng Vitamin 3B sẽ được tổng hợp trong chuyên mục dưới đây nhé.

1. Những thông tin cần biết về thuốc Vitamin 3B

Như các bạn đã biết, Vitamin 3B là sự kết hợp giữa 3 loại vitamin Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12. Loại vitamin này được bào chế dưới dạng viên nang mềm, chỉ định dùng cho các trường hợp gặp các vấn đề về thần kinh. Bên cạnh đó thực phẩm chức năng còn này còn được dùng ở một số trường hợp khác sau đây:

Vitamin 3B bổ sung Vitamin B1, B6, B12
Vitamin 3B bổ sung Vitamin B1, B6, B12
  • Người bị thiếu vitamin nhóm B do không ăn uống đầy đủ
  • Trẻ em bị chậm lớn
  • Bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng cường sức khỏe và hoạt động của hệ thần kinh
  • Hỗ trợ chứng năng gan mật
  • Điều trị đau nửa đầu hay vấn đề bị rối loạn tuần hoàn
  • Cải thiện vị giác
  • Giảm stress, căng thẳng và mệt mỏi
  • Bệnh zona
  • Hồi phục thể trạng sau khi điều trị bệnh hoặc làm việc quá sức

Ngoài ra, Vitamin 3B còn có thể được chỉ định với mục đích khác chưa được kể đến trên đây. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên chủ động báo cho bác sĩ để có cách sử dụng an toàn và hiệu quả. 

>>Tham khảo thêm: Thuốc Smecta là thuốc gì? Nên dùng trước hay sau ăn

2. Chống chỉ định dùng vitamin 3B

Ngoài những trường hợp được chỉ định dùng thuốc Vitamin 3B vừa được liệt kê trên đây thì Vitamin 3B nên chống chỉ định ở trường hợp:

  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần trong Vitamin 3B (nhất là Vitamin B1, B6 và B12)
  • Người bị u ác tính bởi Vitamin 3B có thể khiến khối u ác tính tiến triển nhanh chóng
  • Người bị Eczema (Chàm) và hen suyễn

Khi sử dụng Vitamin 3B chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Để tránh tình trạng này thì người bệnh nên báo về tiền sử dị ứng hay bệnh lý để cân nhắc về việc sử dụng thuốc.

Trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường khi sử dụng Vitamin 3B, thì bạn nên báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Hoặc được bác sĩ chỉ định loại thuốc khác để mang lại hiệu quả nhất.

3. Cách dùng – liều lượng dùng Vitamin 3B an toàn

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì người bệnh cũng cần đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm theo chỉ định của các bác sĩ. Thông tin này không thay thế được chỉ định của các bác sĩ. Lưu ý bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, áp dụng với một số trường hợp: 

3.1. Cách dùng vitamin 3B:

Vitamin 3B được bào chế thành viên nang mềm do vậy nên uống trực tiếp với nước lọc. Không nên thay thế bằng các loại đồ uống khác như nước ngọt, sữa, nước hoa quả hay các chất kích thích. Chúng có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. 

Bạn có thể uống vitamin 3B vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên nên sử dụng đúng liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Hãy nuốt trọn viên Vitamin 3B khi uống, tránh tình trạng bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc bởi chúng có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động và gây ra những phản ứng không mong muốn.

3.2. Liều dùng Vitamin 3B như thế nào?

Liều dùng của bất kỳ loại thuốc nào cũng phụ thuốc chủ yếu vào mục đích sử dụng, độ tuổi và triệu chứng cụ thể và tình trạng của từng trường hợp. Tốt nhất người bệnh nên đi gặp các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về thời gian và liều lượng uống .

Thông tin về Vitamin 3B được tổng hợp dưới đây chỉ đáp ứng trong một số trường hợp, không thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường:

  • Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 1 viên, ngày sử dụng 2 lần
  • Liều dùng cho trẻ em: Mỗi ngày dùng 1 viên/ lần

Nếu sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ mà không thấy cải thiện triệu chứng thì tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ để được thay đổi liều dùng hay các loại.

Ngành Dược là một ngành học thú vị và cung cấp cho bạn kiến thức về hướng dẫn dùng thuốc, chuyển hóa thuốc trong cơ thể và những tác dụng phụ... Để trở thành Dược sĩ thì bạn cần đào tạo trong 3 năm tại trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Năm 2021 trường tuyển sinh Cao đẳng Dược với một số ngành học khác với hình thức xét tuyển học bạ.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Vitamin 3B

4.1. Thận trọng khi dùng Vitamin 3B

Trước khi sử dụng Vitamin 3B, người bệnh lưu ý không nên dùng cho người bị thiếu hụt vitamin B12 chưa được chẩn đoán. Trong đó, phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên sử dụng Vitamin 3B. Khi sử dụng loại dược phẩm này có thể gây ra hội chứng lệ thuốc thuốc ở trẻ sơ sinh.

Hoạt chất Vitamin B6 có trong thuốc có thể gây ra sự ức chế quá trình tiết sữa bởi chúng ngăn chặn tác động của prolactin. Do vậy với những phụ nữ đang cho con bú thì tốt nhất không nên sử dụng loại thuốc này. Nếu bắt buộc sử dụng loại thuốc này thì bạn hãy ngưng cho con bú thời gian điều trị này. 

Thuốc Vitamin 3B có thể gây ra sự ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tự nhiên ở trẻ nhỏ. Bởi vậy bạn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng khi không có yêu cầu từ bác sĩ.

4.2. Tác dụng phụ của Vitamin 3B như thế nào?

Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược HCM, Vitamin 3B là sự kết hợp của ba loại vitamin, bởi vậy trong trường hợp sử dụng người bệnh có thể gặp phải nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. 

Trường hợp xuất hiện những tác dụng ngoại ý thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ chuyên môn để được xử lý. Bên cạnh đó bác sĩ có thể điều chỉnh loại thuốc khác phù hợp với người bệnh và mang lại hiệu quả.

Vitamin 3B có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Tác dụng phụ của Vitamin B1:

  • Phản ứng quá mẫn: dị ứng, nổi mề đay, sưng phù mặt, môi, lưỡi...
  • Cảm giác kim châm
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ngứa
  • Đổ mồ hôi
  • Hạ huyết áp thoáng qua
  • Yếu sức
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Suy hô hấp
  • Mất ngủ
  • Nghẹn cổ họng

Tác dụng phụ của Vitamin B6:

  • Làm tiến triển bệnh thần kinh ngoại vi

Tác dụng phụ của Vitamin B12:

  • Phản ứng phản vệ
  • Sốt
  • Ngứa, nổi mề đay
  • Phản ứng da dạng trứng cá
  • Đỏ da

Bên cạnh đó, trong trường hợp sử dụng Vitamin 3B có thể khiến cho nước tiểu xuất hiện màu hồng. Tình trạng này có thể là do kết hợp giữa vitamin B1, B6 và B12.

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của Vitamin 3B. Tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác chưa được kể đến trên đây. Theo đó thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé. 

5. Tương tác thuốc Vitamin 3B

Một số nghiên cứu cho thấy, Vitamin 3B khi sử dụng với một số loại thuốc khác có thể gây ra sự tương tác không mong muốn. Tình trạng phản ứng này có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, khiến tác dụng điều trị suy giảm đồng thời có thể phát sinh ra những triệu chứng nguy hiểm.

Theo đó, Vitamin 3B có khả năng tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Thuốc ức chế thần kinh cơ: Vitamin B1 làm tăng tác dụng của nhóm thuốc đó, tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Levodopa: Vitamin B6 trong Vitamin 3B có thể làm giảm hiệu quả của Levodopa.
  • Penicillamin, Isoniazid, Hydralazin hay các thuốc tránh thai đường uống: Khi dùng với vitamin 3B có thể làm tăng tác dụng của vitamin B6.
  • Altretamin: Vitamin B6 có thể làm giảm hoạt tính của thuốc Altretamin, từ đó làm giảm hiệu quả.
  • Phenobarbital và Phenyltoin: Vitamin B6 có thể khiến làm giảm nồng độ hai loại thuốc trên trong huyết thanh.
  • Neomycin, Colchicin, Acid aminosalicylic, thuốc đối kháng histamine H2: khi dùng chung với vitamin 3b khiến làm giảm mức độ hấp thu của vitamin B12.
  • Cloramphenicol: Làm giảm hiệu quả của Vitamin B12.

Để chủ động phòng ngừa sự tương tác của các thuốc trên thì tốt nhất thì người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng. Từ đó bác sĩ sẽ xem xét về tất cả thuốc bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc bổ. 

Những thông tin tổng hợp về Vitamin 3B trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990