Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Smecta là thuốc gì? Nên dùng trước hay sau ăn

Cập nhật: 01/10/2021 15:28 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Smecta được sử dụng khi bị tiêu chảy ngắn ngày hoặc dài ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng, công dụng và có những thành phần gì. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ thông tin về thuốc Smecta. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây ra ra sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Đó là sự khó chịu, bất tiện, cơ thể suy nhược nếu nặng do thiếu hụt khoáng chất. Trước tình trạng đó thì thuốc Smecta sẽ có tác dụng giải quyết tình trạng trên.

>>Tham khảo thêm: Cây mật gấu trị bệnh gì? Hướng dẫn sử dụng cây mật gấu an toàn

Thuốc Smecta là thuốc gì?

Thuốc Smectathuốc điều trị tiêu chảy do một số nguyên nhân. Smecta thành phần chính là Diosmectite cùng với một số hoạt chất khác. Trong đó Diosmectite bao gồm Silicat nhômma-giê tự nhiên có tác dụng bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa rất tốt. 

Thuốc Smecta là thuốc gì?
Thuốc Smecta điều trị tiêu chảy rất tốt
  • Smecta thuốc khi vào cơ thể sẽ kết hợp với Protein trong niêm dịch bao phủ hết ruột, bởi vậy mà thuốc giúp bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Dù thuốc Smecta sẽ gắn kết với những độc tố trong vi khuẩn nhưng đồng thời Smecta có thể kết hợp với một số thuốc khác có mục đích cản trở quá trình hấp thu của các thuốc khác. Đó là lý do khi sử dụng các thuốc khác bạn hãy lưu ý kết hợp với Smecta.

Thuốc Smecta dùng để điều trị tiêu chảy ở các trường hợp sau:

  • Điều trị những triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em với trẻ sơ sinh
  • Bù nước và khoảng cho người lớn theo đường uống 
  • Điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy mãn tính
  • Bên cạnh đó, thuốc Smecta còn được dùng để điều trị những triệu chứng đau liên quan đến đại tràng, thực quản và bệnh dạ dày.

Chỉ định đối tượng dùng thuốc Smecta:

  • Người bị mẫn cảm với thành phần diosmectite hoặc người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Smecta.
  • Bên cạnh đó, khi bào chế thuốc Smecta có chứa các thành phần glucose và saccarose, thuốc Smecta chống chỉ định với người bệnh không dung nạp fructose.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Smecta

Thuốc Smecta hay bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có cách sử dụng an toàn và hiệu quả. Trước khi sử dụng bạn hãy tham khảo thông tin trên sản phẩm thuốc từ nhà sản xuất hoặc ý kiến của bác sĩ. Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo về thuốc Smecta, áp dụng ở một số trường hợp:

Cách sử dụng thuốc Smecta

Smecta uống như nào? Người bệnh hãy pha với nước với liều lượng phù hợp. Nếu bạn thắc mắc thuốc Smecta uống trước hay sau ăn? Các dược sĩ của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng, thuốc Smecta nên được dùng sau bữa ăn mang lại hiệu quả tốt hoặc sử dụng giữa những bữa ăn khác. 

Không nên dùng thuốc Smecta tiêu chảy với các đồ uống khác như cafe, trà, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia… 

Liều dùng thuốc Smecta an toàn hiệu quả:

Smecta liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi hay tình trạng bệnh ở mỗi người. Cụ thể như sau:

Liều dùng Smecta phụ thuộc vào độ tuổi:

  • Liều dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh: 1 gói Smecta được hòa tan với 50ml nước, hoặc bạn có thể trộn với các thực phẩm lỏng như cháo soup ăn chung đều rất tốt cho sức khỏe.
  • Người lớn: Bạn có thể hòa tan Smecta với một nửa ly nước để dùng luôn trong ngày.

Liều dùng Smecta điều trị bệnh:

Liều dùng thuốc Smecta điều trị tiêu chảy cấp:

Smecta liều dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi: mỗi ngày dùng 2 gói x 3 ngày, sau đó 1 gói/ ngày.

  • Liều dùng cho trẻ > 1 tuổi: 3 ngày dùng 4 gói, sau đó 2 gói/ ngày.
  • Liều dùng cho người lớn: Mỗi ngày trung bình 3 gói.
  • Trong thực tế, liều hàng ngày có thể được tăng gấp đôi khi bắt đầu điều trị.

Các chỉ định khác:

  • Liều dùng thuốc Smecta cho bé và trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: ngày dùng 1 gói.
  • Liều dùng cho trẻ em từ 1 – 2 tuổi: Mỗi ngày dùng 1 – 2 gói.
  • Liều dùng cho trẻ em > 2 tuổi: Ngày 2 – 3 gói.
  • Liều dùng cho người lớn: ngày dùng trung bình 3 gói.

Điều trị viêm loét trực tràng bằng đường thụt trực tràng: mỗi lần 1 – 3 gói hòa với với khoảng 50 – 100ml nước ấm, rồi thụt ngày 1 – 3 lần.

liều dùng thuốc Smecta trên đây chỉ áp dụng với một số trường hợp. Để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc Smecta có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Thuốc Smecta điều trị tiêu chảy ít gây ra tác dụng phụ, đa số các trường hợp sử dụng đều rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên một số ít người có ghi nhận gặp phải những triệu chứng bất thường về thuốc sau đây:

  • Một số vấn đề về dạ dày – ruột: Thuốc Smecta có thể xảy ra triệu chứng táo bón. Trường hợp này tốt nhất hãy giảm liều dùng, Dù vậy thì một số ít trường hợp tốt nhất hãy ngưng sử dụng Smecta để làm giảm tình trạng
  • Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đầy hơi, nôn mửa nhưng không thường xuyên.
  • Người bệnh thận trọng nếu như xảy ra những triệu chứng phản ứng quá mẫn bao gồm các triệu chứng như nổi mề đay, viêm ngứa, phát ban hay bị phù mạch.

Tương tác của thuốc Smecta như thế nào?

Như ở trên đã chia sẻ, thuốc có thể vừa gắn kết với độc tố của vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể gắn vào một số loại thuốc khác làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc.

Do vậy người bệnh hãy chú ý, thuốc Smecta chống chỉ định khi dùng cùng lúc với các thuốc khác. Trường hợp này bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để mang lại hiệu quả.

Những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Smecta?

Những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Smecta?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Smecta

Bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng cũng cần phải có những lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp người bệnh không dung nạp với đường thì hãy thận trọng khi dùng Smecta. Tốt nhất chỉ dùng khi được sự cho phép của các bác sĩ
  • Với người bị dị ứng với thuốc diosmectite hoặc bất kỳ những thành phần nào khác trong thuốc thì không nên sử dụng.
  • Với những người bệnh không dung nạp được fructose hay người bị hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose thì không nên sử dụng
  • Thận trọng khi dùng Smecta thuốc biệt dược cho những đối tượng đã từng táo bón nặng trước đây.
  • Trong trường hợp dùng thuốc khoảng 7 ngày mà triệu chứng tối loạn không thuyên giảm hoặc người bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng nôn mửa, sốt cao thì tốt nhất ngưng sử dụng đồng thời báo ngay cho bác sĩ để tham vấn về cách xử trí.
  • Bên cạnh đó thận trọng dùng thuốc Smecta cho trẻ em và trẻ sơ sinh, bệnh nhân bị tiêu chảy cấp thì có thể điều trị kết hợp với dung dịch bù nước theo đường uống nhằm tránh tình trạng mất nước.
  • Chế độ ăn uống tốt cho bệnh tiêu chảy
  • Người bệnh cần phải đảm bảo đủ nước để bù cho bệnh nhân tiêu chảy. Theo đó thì nhu cầu nước trung bình hàng ngày ở người lớn là 2 lít.
  • Hãy duy trì chế độ ăn uống dễ hấp thu để tốt cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên người bệnh chú ý dùng một số thực phẩm này ra: trái cây, rau sống hãy những đồ ăn cay, hay đồ dùng đông lạnh. 

Với phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú

Với phụ nữ mang thai thì chỉ nên sử dụng thuốc Smecta khi có chỉ định của các bác sĩ. Trường hợp phát hiện mang thai trong thời gian điều trị bệnh thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng thuốc hay không.

Thuốc Smecta điều trị tiêu chảy hiện nay được bán khá nhiều trên thị trường trở thành loại thuốc phổ biến không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình. Tuy nhiên thì người bệnh hãy đi thăm khám và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại an toàn và hiệu quả nhất.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990