Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Viêm vòm họng là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 01/10/2019 14:44 | Người đăng: Lường Toán

Đau vòm họng là một tình trạng rất phổ biến rất thường gặp khi giao mùa hay khi thời tiết trở lạnh. Nếu như được chăm sóc tốt thì bệnh có thể khỏi sau khoảng 1 tuần. Hãy cùng Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu một số thông tin về viêm vòm họng và cách điều trị bệnh hiệu quả.


Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng sẽ bị viêm và gây ra tình trạng đau vòm họng

Viêm vòm họng là gì?

Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng sẽ bị viêm và gây ra tình trạng đau vòm họng. Phần niêm mạc ở hầu họng bị viêm nhiễm và tổn thương. Đau vòm họng có thể chia ra làm 2 loại là đau vòm họng cấp tính và đau vòm họng mạn tính.

Theo số liệu thống kê, có tới 80% trường hợp bị viêm họng là do nhiễm vi rút. Những trường hợp còn lại là do nấm, vi khuẩn, cùng với những chất kích thích.

Nguyên nhân gây ra viêm vòm họng

Vi khuẩn và vi rút được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau vòm họng. Loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất chính là streptococcus nhóm A và streptococcus pyogenes. Có tới 10% người trưởng thành bị đau vòm họng là do liên cầu khuẩn gây ra. 

Ngoài vi rút và vi khuẩn còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau vòm họng chính là: 

  • Dị ứng: Bụi bẩn, nấm, phấn hoa cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị đau vòm họng.
  • Không khí nóng cũng có thể sẽ khiến cho cổ họng bị ngứa ngáy, khó chịu. Nếu như hít thở không khí nóng trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng viêm họng và nghẹt mũi.
  • Chất kích thích: Khi tiếp xúc với hóa chất độc hại và không khí bị ô nhiễm trong một thời gian dài hoặc những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống rượu bia sẽ khiến cho cổ họng bị kích ứng.
  • Cổ họng bị nhiễm trùng thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Axit ở trong dạ dày trào ngược lên khiến cho cổ họng cảm thấy khó chịu.
  • Khối u: Các khối u xuất hiện ở vùng cổ họng, thanh quản, lưỡi có thể chính là nguyên nhân khiến cho các bạn cảm thấy bị đau họng. Nếu như có khối u, sẽ thấy xuất hiện thêm một số triệu chứng kèm theo như: khàn giọng, khó nuốt, thở dốc, nước bọt có lẫn máu...

Triệu chứng dấu hiệu viêm họng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh viêm vòm họng khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau. Sau đây chính là những triệu chứng thường gặp khi bị viêm vòm họng:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Cổ họng bị đau rát
  • Vùng cổ xuất hiện hạch bạch huyết
  • Đau khớp, đau cơ
  • Nổi phát ban ở trên da


Bệnh viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần nếu như được chăm sóc đúng cách

Cách điều trị viêm họng hiệu quả

Bệnh viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần nếu như được chăm sóc đúng cách. Bác sĩ điều trị cũng có thể kê một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau.

Đối với những trường hợp bị viêm họng do nhiễm khuẩn có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng đối với những người bị mắc bệnh do nhiễm siêu vi.

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra được rằng uống nước ấm hoặc uống nước chanh pha cùng với mật ong đều có tác dụng trị bệnh viêm họng rất tốt.

Xông mũi họng

Xông mũi họng chính là phương pháp có thể giúp cho người bị viêm họng cảm thấy dễ thở hơn, thậm chí là giảm được tình trạng bị viêm họng mãn tính trong một thời gian ngắn. Triệu chứng của bệnh viêm họng sẽ giảm rõ rệt sau khoảng 3-4 ngày xông mũi họng.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Đối với những người đã bị viêm họng mãn tính tốt nhất nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để có thể tăng độ ẩm và cuốn trôi được vi khuẩn ở cổ họng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết, hãy ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin A, C, D.

Tỏi

Tỏi có chứa một loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Loại kháng sinh tự nhiên ở trong tỏi có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây ra viêm họng mãn tính. Khi cảm thấy cổ họng bị ngứa có thể ngậm 1 tép tỏi ở trong miệng khoảng 5-10 phút. Ngoài ra, cũng có thể giã nát tỏi sau đó thêm nước và một chút mật ong đun thành một hỗn hợp sánh mịn. Uống loại nước này mỗi ngày có thể giúp bệnh viêm họng mãn tính khỏi rất nhanh chóng. 

Uống trà mật ong

Trong mật ong có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng với những loại vitamin có lợi cho cơ thể. Không những thế, mật ong còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng rất hiệu quả.

Để giảm được triệu chứng của bệnh viêm họng có thể sử dụng một tách trà nóng có pha thêm 1 thìa cà phê mật ong cùng với nước cốt nửa quả chanh. Chanh giống như một chất làm se giúp cho lớp màng nhầy co lại. Chính vì thế, trà mật ong sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm họng.

Khi bị viêm họng nên uống thuốc gì?

Thuốc giảm đau

Đối với những trường hợp bị viêm họng do vi rút gây ra thường sẽ tự khỏi trong khoảng 1 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, để có thể giảm được triệu chứng khó chịu khi bị viêm họng cần phải sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol, đặc biệt là đối với những trường hợp viêm họng sốt ở trẻ em.

Khi sử dụng thuốc giảm đau để điều trị viêm họng cần phải lưu ý đến những điều sau:

  • Đối với những bệnh nhân dưới 16 tuổi, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc aspirin.
  • Nên đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, cần phải uống thuốc đúng liều lượng, nếu uống quá liều có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm.
  • Đối với trẻ em hoặc những người không thể sử dụng được ibuprofen có thể thay thế bằng paracetamol.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn gây ra. Khi uống thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

  • Uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ định kể cả khi các triệu chứng của bệnh viêm họng đã được cải thiện.
  • Khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị thì không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.

Chế độ sinh hoạt và cách phòng ngừa viêm họng

Để có thể phòng ngừa được bệnh viêm họng, chúng ta sẽ cần phải thực hiện những điều sau đây:

  • Phải rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Không nên uống rượu bia hoặc những đồ uống có chứa cồn.
  • Nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày và không nên uống nước đá, nước lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ răng miệng và hầu họng. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng để súc miệng mỗi ngày.
  • Tránh xa khỏi những nguồn có thể gây ra dị ứng.
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc và môi trường bị ô nhiễm.
  • Không được sử dụng chung thức ăn hoặc đồ dùng sinh hoạt với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.

Viêm họng là một bệnh về đường hô hấp rất thường gặp và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải vài lần. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm họng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Từ đó có thể nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này.

 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990