Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Cập nhật: 01/10/2019 14:41 | Người đăng: Lường Toán

Trong bài viết sau đây, Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp thông tin giúp cho bạn đọc có thể hiểu biết về bệnh viêm thanh quản ở trẻ em cùng với các điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.


Viêm thanh quản chính là tình trạng lớp niêm mạc của dây thanh quản bị viêm

Bệnh viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản chính là tình trạng lớp niêm mạc của dây thanh quản bị viêm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản và các biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng có sự khác biệt. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mắc bệnh mà viêm thanh quản được chia thành các loại như:

  • Viêm thanh quản ở người lớn
  • Viêm thanh quản ở trẻ em

Bệnh viêm thanh quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm thanh quản ở trẻ em chính là do trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh khi nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc có thể là do trẻ hò hét quá nhiều là kích thích dây thanh quản. Trẻ hát lớn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản ở trẻ em chính là:

  • Trẻ bị chấn thương, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi do vi rút.
  • Trẻ bị dị ứng với hóa chất, khói thuốc lá… khiến cho dây thanh âm bị kích thích.
  • Do trẻ tiếp xúc nhiều với máy giữ ẩm không khí, điều hòa làm cho cuống họng bị khô và rất dễ viêm.
  • Một số loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, sổ mũi ở trẻ cũng có thể khiến cho dây thanh âm bị nhiễm trùng.
  • Trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến cho lượng axit ở trong dạ dày trào ngược lên gây ta kích thích đối với dây thanh âm.


Khi trẻ em bị viêm thanh quản thường có những triệu chứng như khản tiếng, mất giọng hoặc giọng nói trầm hơn so với bình thường

Triệu chứng của viêm thanh quản ở trẻ em

Khi trẻ em bị viêm thanh quản thường có những triệu chứng như khản tiếng, mất giọng hoặc giọng nói trầm hơn so với bình thường. Ngoài ra, bệnh viêm thanh quản ở trẻ em cũng có một số triệu chứng khác như: 

  • Khàn tiếng: có thể nhẹ hoặc nặng gây ra tình trạng bị mất tiếng
  • Khó nuốt, bỏ ăn và chảy nhiều nước miếng
  • Khó thở
  • Đau họng
  • Ho khan nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Bệnh thường xảy ra vào ban đêm và bắt đầu với những triệu chứng như khó thở, cảm cúm tăng dần và sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình trong khoảng vài giờ.
  • Các triệu chứng thường gặp khác có thể không đầy đủ như viêm họng mãn tính, ho, sốt cao, khi thở có tiếng rít.

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em thường được chia ra thành 3 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ nhẹ: Trẻ bị ho, khản tiếng, khi khóc có tiếng thở rít. Trong giai đoạn này sẽ chưa cần cho trẻ nhập viện nhưng cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi tình trạng của trẻ và điều trị ngay tại nhà.
  • Cấp độ trung bình: Khi trẻ nằm im cũng nghe thấy tiếng thở rít, thở nhanh, khó thở. Khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng này nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Cấp độ nặng: Khi trẻ nằm im cũng nghe thấy tiếng thở rít, tình trạng khó thở cũng đã trở nặng, tím tái, vật vã. Lúc này trẻ đã bị tắc nghẽn đường hô hấp và rất nguy hiểm tới tính mạng nếu như không được xử lý và điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Khi trẻ nhỏ bị viêm thanh quản sẽ gây ra tình trạng khó thở nên sẽ cần tới sự theo dõi và điều trị của bác sĩ. Những cơn khó thở ở mức độ nhẹ có thể thuyên giảm trong khoảng 3 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc một cách cẩn thận ngay tại nhà.

Khi trẻ sợ hãi nên nhanh chóng trấn an trẻ. Hãy cố gắng tạo cho trẻ một môi trường yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh để cho trẻ la khóc, kiêng nói và gắng sức quá nhiều.

Hãy cho trẻ uống nhiều nước ấm, tránh sử dụng những loại gia vị có tính kích thích như tiêu, ớt khi chế biến đồ ăn. Cần phải cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh viêm thanh quản, chúng ta sẽ cần phải theo dõi diễn biến của bệnh để có thể phát hiện kịp thời khi bệnh có dấu hiệu trở nặng. Nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế:

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ mệt nhiều.
  • Khi trẻ nằm yên cũng thấy tiếng thở rít
  • Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.
  • Xuất hiện những triệu chứng khó thở hoặc thở bất thường, nhìn thấy 2 bên cánh mũi phập phồng.
  • Những cơn khó thở thanh quản không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 ngày điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản ở trẻ em

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về những cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần phải nắm được.

  • Chú ý giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để nâng cao sức đề kháng của trẻ
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với những người đam bị cảm cúm hay bị viêm đường hô hấp trên…
  • Nếu như trẻ đã bị viêm thanh quản cần phải chú ý theo dõi tiến triển của bệnh để phát hiện kịp thời khi bệnh có dấu hiệu xấu đi.
  • Không để cho trẻ la hét quá nhiều hoặc quá lớn khi chơi đùa
  • Không nên để cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với hệ thống máy lạnh, máy giữ ẩm không khí… vì rất dễ khiến cho cuống họng của trẻ bị khô.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
  • Dạy trẻ cách che miệng khi hắt hơi, ho, không được khạc nhổ bừa bãi.
  • Tránh để cho trẻ tiếp xúc với một trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, khói thuốc lá.

Bệnh viêm thanh quản ở trẻ em rất dễ bị tái phát trở lại. Chính vì thế, khi trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn thì các bậc cha mẹ cũng cần phải chú ý phòng ngừa để tránh cho trẻ mắc bệnh trở lại. Hy vọng những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn bảo vệ sức khỏe của con em mình một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990