Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn nên xử lý như thế nào?

Cập nhật: 22/10/2019 14:39 | Người đăng: Lường Toán

Nhiễm trùng rốn là gì? Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn và cách xử lý như thế nào? Chúng tôi đã tổng hợp tất cả những thông tin này ở trong bài viết dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo.


Nhiễm trùng rốn chính là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, nhiễm trùng có thể lan rộng nhưng cũng có thể khu trú tại vị trí cuống rốn

Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới, có đến 47% trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu là do bị nhiễm trùng rốn và có khoảng 21% trẻ sơ sinh đến khám bệnh vì một số lý do khác có kèm theo tình trạng bị nhiễm trùng rốn. Chính vì thế, cha mẹ cần phải nắm được kiến thức về cách nhận biết và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn.

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ bao gồm những bệnh lý về nhiễm trùng có thể bị mắc phải trước khi sinh, trong quá trình sinh đẻ và sau khi sinh khoảng 28 ngày và trong đó có nhiễm trùng rốn hoặc nhiễm trùng dây rốn. Khi trẻ bị nhiễm trùng rốn có thể dẫn tới nguy cơ bị uốn ván rốn, đây chính là một trong số những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh hiện nay.

Nhiễm trùng rốn chính là nhiễm trùng cuống rốn sau khi sinh, nhiễm trùng có thể lan rộng nhưng cũng có thể khu trú tại vị trí cuống rốn, giữa da và niêm mạc rốn chỗ bị thắt hẹp không còn lớp ranh giới bình thường, vùng bị xung huyết sẽ bị lan rộng ra thành bụng kèm theo phù nề, chảy dịch có mùi hôi và đôi khi cũng xuất hiện mủ.

Một số tác nhân có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh như: vi trùng gram (-) từ đường ruột thông qua phân gây nhiễm trùng lên rốn, các loại vi khuẩn tụ cầu vàng từ ngoài da vào trong rốn hoặc do vi trùng uốn ván từ những loại dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được vô trùng một cách sạch sẽ.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng dây rốn sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cuống rốn sẽ thường có những biểu hiện sau đây:

  • Rốn chảy máu
  • Vùng da ở quanh rốn bị đỏ
  • Bị đỏ và sưng ở ngay tại chân rốn
  • Rốn sau khi rụng vẫn còn ướt và tiết ra những dịch mủ có mùi hôi khó chịu
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác kèm theo như: thở nhanh, vàng da, số cao trên 38 độ C.

Biến chứng của tình trạng nhiễm trùng rốn

Rốn chính là con đường duy nhất để truyền oxy cùng với các chất dinh dưỡng từ cơ thể của người mẹ sang cho thai nhi và dây rốn sẽ được nối thẳng đến gan của thai nhi. Do đó, khi rốn bị nhiễm trùng có thể lây nhiễm tới gan rất nhanh và nghiên trong hơn là khi đi vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Trẻ bị nhiễm trùng máu có nguy cơ tử vong rất cao.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh non nhẹ cân hoặc những em bé được sinh tại nhà bị nhiễm trùng rốn thì nguy cơ dẫn đến tình trạng uốn ván rốn là rất cao. Cần phải theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận để để tránh gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Các mức độ nhiễm trùng rốn ở trẻ em

Theo tổ chức y tế thế giới, nhiễm trùng rốn ở trẻ em thường được chia ra là 3 mức độ là: mức độ nhiễm trùng rốn nhẹ, mức độ nhiễm trùng rốn trung bình và mức độ nhiễm trùng rốn nặng.

  • Nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ: Tình trạng bị sưng và đỏ sẽ chỉ diễn ra ở ngay tại phần cuống rốn của trẻ sơ sinh
  • Nhiễm trùng rốn mức độ trung bình: Tình trạng sưng đỏ lan rộng từ cuống rốn ra xung quanh với đường kính khoảng dưới 2cm và trẻ cũng xuất hiện những triệu chứng khác như vàng da, sốt…
  • Nhiễm trùng rốn mức độ nặng: Tình trạng sưng đỏ lan rộng từ cuống rốn ra xung quanh với đường kính lớn hơn 2cm và bắt đầu diễn ra tình trạng bị hoại tử xuống phần lớp cơ ở phía dưới da của trẻ, kèm theo đó là những triệu chứng của bệnh sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu.

Khi nào nên cho trẻ nhập viện điều trị?

Đối với những trẻ bị nhiễm trùng rốn ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng cách uống thuốc kháng sinh kết hợp cùng với việc sử dụng dung dịch cồn 70% để vệ sinh vùng rốn ngay tại chỗ.

Những trẻ đã bị nhiễm trùng rốn ở mức độ trung bình sẽ cần phải nhập viện để được điều trị bệnh bằng cách tiêm kháng sinh tĩnh mạch và thời gian điều trị bệnh sẽ có thể kéo dài khoảng 1 tuần.

Nếu như nhiễm trùng rốn đã bị chuyên biến đến mức độ nặng thì việc điều trị thường khá phức tạp, không đơn thuần chỉ là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mà còn cần phải kết hợp với việc điều trị các triệu chứng kèm theo của bệnh. Chính vì thế, thời gian điều trị bệnh sẽ thường kéo dài hơn 2 tuần.


Nếu như nhiễm trùng rốn đã bị chuyên biến đến mức độ nặng thì việc điều trị thường khá phức tạp và mất nhiều thời gian

Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ bị nhiễm trùng rốn

Để các bậc phụ huynh có thể chăm sóc cho con em mình một cách tốt nhất, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn đối với cả trường hợp cuống rốn chưa rụng và đã rụng cuống rốn, cuống tiết ra dịch có mùi hôi khó chịu.

Chuẩn bị:

  • Kiềm vô trùng
  • Chén chun vô trùng
  • Gạc vô trùng, bông gòn hoặc tăm bông vô trùng
  • Dung dịch sát trùng: Povidone Iodine 2 - 3% hoặc alcohol 70 độ

Cách thực hiện chăm sóc rốn:

  • Tắm sạch sẽ cho trẻ, trước khi chăm sóc cuống rốn cho trẻ cần phải rửa tay thật sạch.
  • Dùng gạc vô trùng để nâng dây rốn lên sau đó quan sát xung quanh mặt cắt cuống rốn, dây rốn, cuống rốn, vùng da xung quanh rốn có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: vùng da quanh rốn sưng đỏ, có mủ, dịch tiết nhiều, máu… hay không.
  • Dùng bông gòn đã được tẩm sẵn dung dịch sát trùng để lâu sạch vùng da ở xung quanh cuống rốn và từ cuống rốn lên đến dây rốn, mặt cắt cuống rốn. Tiếp theo đó là khử trùng từ cuống rốn ra những vùng da ở xung quanh rốn. 
  • Đối với những trường hợp bình thường, rốn sẽ rụng sau khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh và sẽ liền lại hoàn toàn trong khoảng 15 ngày sau sinh. Các mẹ cần phải giữ rốn cùng với cùng da ở xung quanh rốn sạch sẽ, khô cho đến khi cuống rốn rụng. 
  • Sau khi sinh khoảng 48 tiếng, nếu rốn đã rốn đã khôn nên tháo bỏ kẹp rốn. Cuống rốn sẽ nhanh khô và mau rụng hơn nếu như để hở. Khi rốn chưa rụng, chúng ta nên tắm cho trẻ ở phần đầu và chân để giữ cho rốn luôn được khô.
  • Nên vệ sinh rốn từ 1-2 lần mỗi ngày hoặc vệ sinh sạch sẽ rốn ngay sau khi rốn bị nhiễm bẩn.
  • Khi quấn tã cho trẻ nên để hở phần rốn ra bên ngoài hoặc chỉ nên mặc tã đến dưới rốn để không khí cho thể lưu thông dễ dàng. Hạn chế việc đụng chạm vào rốn hoặc vùng da ở xung quanh rốn để tránh được tình trạng bị nhiễm trùng khi bàn tay không sạch sẽ.
  • Sau khi rốn đã rụng vẫn nên tiếp tục chăm sóc thật cẩn thận cho đến khi chân rốn khô lại và không còn tiết dịch nữa.

Nếu như thấy trẻ xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu nào sau đây thì cần phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám ngay:

  • Bú kém
  • Sốt
  • Rốn rỉ ra dịch chứa mủ vàng, có mùi hôi hoặc có thể có kèm theo cả máu
  • Vùng rốn bị rỉ dịch sau khi rốn đã rụng được khoảng hơn 2 ngày
  • Vùng da ở xung quanh rốn bị sưng đỏ

Trên đây chính là một số kiến thức và cách chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh được tình trạng bị nhiễm trùng rốn mà các mẹ cần phải nắm được. Hy vọng với những những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ về biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm trùng rốn, cũng như những cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh an toàn, khoa học sẽ giúp các bậc cha mẹ phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này để có thể chăm sóc bé được tốt hơn.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990