Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị viêm khoang miệng nên làm như thế nào?

Cập nhật: 22/10/2019 14:36 | Người đăng: Lường Toán

Chắc hẳn trong chúng ta đều đã có đôi lần gặp phải tình trạng viêm khoang miệng gây ra cảm giác khó chịu. Khi trẻ bị viêm khoang miệng sẽ cảm thấy khó chịu hơn chúng ta rất nhiều lần. Vậy trẻ bị viêm khoang miệng nên làm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé!


Khi trẻ bị viêm khoang miệng sẽ cảm thấy khó chịu hơn chúng ta rất nhiều lần

Vì sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị mắc một số bệnh như: loét dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh tay chân miệng ở trẻ em… Chính vì thế, cha mẹ sẽ cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về các loại bệnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

Viêm khoang miệng là gì?

Viêm khoang miệng chính là những tổn thương ở niêm mạc của khoang miệng hoặc ở lợi khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện của trẻ khi bị viêm khoang miệng cũng giống như với người lớn là bị nhiệt miệng và sốt, vùng niêm mạc ở khoang miệng bị viêm bởi những vết thương nông.

Nguyên nhân gây ra viêm khoang miệng ở trẻ nhỏ

Viêm khoang miệng cũng là một trong số những căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em, những vết loét có hình bầu dục hoặc hình tròn thường xuất hiện ở lưỡi, nướu, niêm mạc má gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khoang miệng ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ bị bệnh, căng thẳng, mệt mỏi
  • Trẻ cắn vào vùng bên trong má dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do một số loại vi rút gây ra như herpes simplex khiến cho khoang miệng bị viêm và thậm chí là gây nấm ở trong khoang miệng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Có một số trường hợp bị viêm khoang miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như: kẽm, sắt, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Bệnh chân tay miệng cũng là một trong số những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm khoang miệng ở trẻ.

Những dấu hiệu bệnh viêm khoang miệng ở trẻ em

Thông thường những vết loét sẽ xuất hiện ở bên trong miệng, trên nướu răng hoặc trên bề mặt lưỡi của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Những vết loét này sẽ gây đau đớn cho trẻ, đặc biệt là khi ăn những đồ ăn mặn và ăn cay.

Thậm chí, một số trường hợp trẻ bị bệnh còn không thể ăn uống được gì cho đến khi tình trạng viêm khoang miệng được cải thiện. Sau đây chính là một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khoang miệng:

  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn
  • Đau trong miệng
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
  • Sốt đột ngột

Nên làm gì khi trẻ bị viêm khoang miệng

Hầu hết tất cả những trường hợp trẻ bị viêm khoang miệng đều không gây ra những vấn đề gì đáng lo ngại mà có thể khỏi nhanh chóng trong khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn gây ra đau đớn và khó chịu cho trẻ. Các mẹ có thể tham khảo một số cách chữa viêm khoang miệng sau đây để giúp cho bé cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Một số loại gel và loại thuốc trị viêm khoang miệng được bán rất phổ biến ở các quầy thuốc tây. Hầu hết tất cả những loại thuốc này đều rất an toàn đối với trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gây ra dị ứng nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thành phần của thuốc trước khi cho trẻ sử dụng.
  • Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước ấm cho tới khi những vết loét lành hẳn. Ít nhất nên cho trẻ súc miệng 4 lần mỗi ngày.
  • Mật ong cũng có tác dụng điều trị những vết loét ở khoang miệng rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên thực hiện cách làm này.
  • Sử dụng bàn chải mềm: Sử dụng bàn chải mềm sẽ giúp cho trẻ đỡ đau và khó chịu hơn mỗi khi chải vào vết loét.
  • Uống nhiều nước: Tình trạng viêm khoang miệng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ bị mất nước. Có thể các bé sẽ cảm thấy đau nên không muốn uống nước. Hãy chắc chắn rằng cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày, để trẻ uống đủ nước hãy cho nói với trẻ rằng uống nhiều nước sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn có dạng lỏng: Khi bé bị viêm khoang miệng thường không muốn ăn uống gì. Do đó, những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp cho trẻ ăn dễ hơn. Những loại thức ăn đặc, cứng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy đau đớn nhiều hơn. Các mẹ cũng nên hạn chế những đồ ăn cay nóng, mặn. có tính axit để tránh khiến cho những vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.


Khi trẻ bị viêm khoang miệng cũng chính là lúc trẻ biếng ăn nhất vì kho ăn sẽ khiến cho những vết loét bị đau và nghiêm trọng hơn là có thể sẽ bị chảy máu.

Nên cho trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng ăn gì?

Khi trẻ bị viêm khoang miệng cũng chính là lúc trẻ biếng ăn nhất vì kho ăn sẽ khiến cho những vết loét bị đau và nghiêm trọng hơn là có thể sẽ bị chảy máu. Tuy nhiên, chúng ta không được để cho trẻ bị đói, hãy xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học để trẻ nhanh khỏe hơn.

Củ cải

Lấy củ cải để ép lấy nước cho trẻ uống hàng ngày, nếu như nước ép củ cải có mùi khó chịu, khó uống thì có thể nấu củ cải thành canh và ăn để giải nhiệt.

Rau má, rau mã đề, rau diếp cá

Những loại rau này đều có tác dụng giải độc và giải nhiệt cực kỳ hiệu quả. Hãy sử dụng những loại rau này để nấu canh hoặc nấu nước để uống hàng ngày.

Rau mồng tơi, rau ngót

Rau mồng tơi, rau ngót là những loại rau có tính mát, giải nhiệt rất hiệu quả. Có thể sử dụng rau mồng tơi, rau ngót nấu canh cùng với thịt băm, tôm băm để tác dụng giải nhiệt đạt được hiệu quả tốt hơn.

Thịt vịt

Thịt vịt cũng chính là một loại thực phẩm có tính mát và giúp giải nhiệt rất hiệu quả. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì nếu cho trẻ ăn nhiều sẽ có thể bị phản tác dụng.

Nước uống

Trong thời gian trẻ bị viêm khoang miệng cho trẻ uống nhiều nước chính là phương pháp tốt nhất. Giữ được đủ lượng nước trong cơ thể sẽ tránh cho tình trạng viêm khoang miệng trở nên trầm trọng hơn.

Khi uống nước có thể khiến cho những vết loét ở bên trong khoang miệng bị đau nên chắc chắn rằng trẻ sẽ không muốn uống nước nhưng hãy cố gắng thuyết phục trẻ để trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Để giúp cho những vết loét ở trong khoang miệng của trẻ nhanh lành hơn có thể cho trẻ uống nước ép cà chua. Các mẹ sẽ không cần nấu chín nước cà chua mà chỉ cần cho thêm ít đường cho trẻ dễ uống.

Cách điều trị bệnh viêm khoang miệng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Các mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh viêm khoang miệng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sau đây:

Mật ong

Mật ong có chứa chất chống vi khuẩn nên có thể làm lành những vết loét nhanh chóng hơn. Các thực hiện rất đơn giản chính là sử dụng ngón tay của mình sau đó bôi một chút mật ong lên những vết loét ở trong khoang miệng của trẻ.

Vì mật ong có vị ngọt và hương thơm nên rất hấp dẫn trẻ nên chắc chắn rằng các bé sẽ rất hợp tác với cách làm này. 

Tuy nhiên, một điều rất quan trọng mà các mẹ cần phải lưu ý chính là không được sử dụng mật ong để điều trị viêm khoang miệng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì nó có thể khiến cho trẻ bị ngộ độc.

Mật ong và củ nghệ

Trong nghệ có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn, khử trùng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh rất hiệu quả. Khi sử dụng hỗn hợp nghệ cùng với mật ong để bôi lên trên những vết loét sẽ có tác dụng giảm đau và khiến cho vết loét nhanh chóng lành lại. Cách làm này cũng không nên áp dụng đối với những trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Dừa

Dầu dừa, nước dừa hoặc sữa ở trong dừa đều có tác dụng điều trị viêm khoang miệng cho trẻ sơ sinh rất tốt. Chính vì thế, hãy cho trẻ uống nước dừa khi bị viêm khoang miệng. 

Thay vì sử dụng nước thường hãy cho trẻ súc miệng bằng một chút sữa dừa để giúp cho những vết loét được dịu bớt. Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng dầu dừa để đắp trực tiếp lên những vết loét.

Sữa bơ

Trong sữa bơ có chứa axit lactic giúp bạn chế được hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn. Do đó chúng ta có thể sử dụng bơ sữa giống như một loại thuốc sát khuẩn với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm khoang miệng.

Đối với những trẻ trên 8 tháng tuổi và những trẻ mới biết đi có thể cho trẻ sử dụng bơ sữa hàng ngày với một khối lượng thích hợp.

Sữa đông

Chúng ta có thể sử dụng sữa đông để làm giảm những triệu chứng của bệnh viêm khoang miệng giống như bơ sữa vì trong sữa đông cũng có chứa axit lactic.Chúng ta có thể chuẩn bị sữa đông cùng với một ít trái cây để làm sinh tố và cho trẻ uống mỗi ngày khi bị bệnh.

Là húng quế

Hãy cho trẻ nhai khoảng 2-3 lá húng quế mỗi ngày để làm dịu và giảm đau các vết loét ở trong khoang miệng. Không những thế, lá húng quế còn có tác dụng trị cảm lạnh, trị ho, sốt ở trẻ rất hiệu quả.

Cam thảo

Hãy cho cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để những tinh chất ở trong cam thảo thục ra ngoài nước sau đó sử dụng nước đó để cho trẻ uống khoảng 4-5 lần mỗi ngày để có được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Chúng ta cũng có thể sử dụng hỗn hợp bột cam thảo cùng với mật ong để bôi trực tiếp lên những vết loét trong khoang miệng.

Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Hầu hết tất cả các trường hợp trẻ bị viêm khoang miệng đều có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau đây hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Sốt cao bất thường
  • Đau ở vùng bụng
  • Giảm cân nhanh chóng
  • Viêm hoặc loét vùng da ở xung quanh hậu môn. Cũng có một số trường hợp bị lở miệng và gián tiếp gây ra tình trạng viêm ruột hoặc viêm dạ dày.

Cách phòng tránh bệnh viêm khoang miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm khoang miệng ở trẻ nhỏ chính là tránh tuyệt đối những hành động có thể gây ra tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc trong khoang miệng, đặc biệt là khi ăn uống hoặc đánh răng. Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng có thể nhắc nhở trẻ thực hiện một số điều đơn giản sau đây:

  • Tránh ăn uống quá khuya.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm ít nhất 3 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, những đồ ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày để tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm ở trong lớp niêm mạc miệng và họng.

Trẻ bị viêm khoang miệng không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, chỉ cần kiên trì áp dụng những cách điều trị thông thường là bé có thể được điều trị khỏi ngay tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Chế độ dinh dưỡng chính là một phương pháp rất hiệu quả đề phòng nguy cơ viêm khoang miệng. Chính vì thế, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cân bằng lượng nước, có thể cho trẻ sử dụng những loại trái cây  Vitamin nhóm B, Vitamin C.

Trên đây chính là một số kiến thức quan trọng về bệnh viêm khoang miệng ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần phải nắm được. Để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất hãy bổ sung thêm nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe nhé! Chúc bé nhà bạn luôn luôn mạnh khỏe và phát triển một cách toàn diện nhất.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990