Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Cập nhật: 19/09/2019 11:01 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ nhỏ thường rất dễ bị viêm phổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này nhưng chủ yếu là do vi rút và vi khuẩn. Vậy trẻ em bị viêm phổi có nguy hiểm không? Ban tư vấn cao đẳng Dược TPHCM sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những thắc mắc này qua thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây.


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi

Bệnh viêm phổi là gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm phổi, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Tỷ lệ trẻ em bị mắc bệnh viêm phổi chiếm tới hơn 80% và tỷ lệ trẻ em dưới 12 tháng tuổi là 65%.

Viêm phổi chính là một tình trạng phổi bị tổn thương do sự xâm nhập và tấn công của các ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn, các loại nấm… Chúng sẽ bắt đầu sinh sôi và phát triển tạo nên những ổ nhiễm khuẩn ở trong phổi. Hiện nay có 4 loại viêm phổi rất thường gặp là:

  • Áp xe phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi tiểu thùy
  • Viêm phổi thùy

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ

  • Có đến 80-85% trường hợp trẻ bị bệnh là vi rút, có thể phát triển thành dịch bệnh và lây lan theo mùa.
  • Vi khuẩn: S. aureus, Hemophilus influenzae, S. pneumoniae…
  • Trẻ hít phải phân su, nước ối trong quá trình sinh và nhiễm một số loại vi khuẩn như: Klebsiella, Cytomegalovirus, S.pneumonia, H.Influenza
  • Do trẻ bị sinh non, thiếu cân nên chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa khiến cho trẻ hay bị trào ngược dạ dày thực quản, đây cũng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi.
  • Trẻ hay bị nôn trớ khi bú mẹ, sẽ có thể tràn vào phổi theo đường thờ. Lượng sữa mà trẻ hít vào càng nhiều thì khả năng bị viêm phổi sẽ càng cao.
  • Do trẻ bị mắc bệnh viêm dây rốn, viêm da
  • Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường hoặc những dụng cụ đỡ đẻ không được vệ sinh vô trùng
  • Môi trường sống kém vệ sinh, không khí bị ô nhiễm, nước bẩn, khói thuốc lá… cũng là nguyên nhân gây bệnh
  • Được ủ ấm quá kỹ hoặc không được ủ ấm cũng khiến cho trẻ bị toát mồ hôi, nếu không được lau sạch sẽ có thể khiến cho trẻ bị nhiễm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
  • Thời tiết bị thay đổi đột ngột
  • Không chăm sóc trẻ đúng cách và không cho trẻ tiêm phòng đầy đủ

Trẻ bị viêm phổi có nguy hiểm không?

Viêm phổi hay chính là tình trạng viêm phế quản. Trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi rất cao và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tuổi. Khi trẻ bị mắc bệnh viêm phổi rất dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nếu như không được điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị viêm phổi có thể sẽ bỏ ăn, bỏ bú, sốt cao, co giật, tiêu chảy làm cho cơ thể bị mất nước và rối loạn chất điện giải… Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải nắm được các triệu chứng của bệnh viêm phổi để phát hiện sớm và đưa trẻ đi viện kịp thời.

Nếu trẻ bị mắc bệnh viêm phổi nhưng được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngược lại, nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu như nghi ngờ trẻ bị viêm phổi hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.


Khi bị viêm phổi trẻ thường biếng ăn, ăn không ngon khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Biến chứng của bệnh viêm phổi

Còi xương, kém phát triển

Khi bị viêm phổi trẻ thường biếng ăn, ăn không ngon khiến cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch bị suy giảm.

Kháng kháng sinh

Bệnh viêm phổi có thể gây ra biến chứng kháng kháng sinh. Nếu gặp phải tình trạng này sẽ rất khó điều trị, cần phải phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhau dẫn đến chi phí điều trị rất tốn kém và khả năng điều trị bệnh cũng sẽ thấp hơn.

Tràn dịch màng tim, trụy tim

Khi bị viêm phổi sẽ rất dễ bị tràn dịch màng tim, trụy tim, nhiễm trùng máu do bị sốc thuốc hoặc kháng thuốc.

Tràn mủ màng phổi

Tràn mủ màng phổi là một biến chứng rất nguy hiểm của bệnh viêm phổi. Tình trạng này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó khăn khi hô hấp, lượng bạch cầu ở trong máu cao hơn và cơ thể bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.

Nhiễm trùng máu

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong hệ tuần hoàn của cơ thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu cùng với biến chứng sốc nhiễm trùng. Trẻ có thể sẽ bị tử vong nếu như không được điều trị sớm.

Viêm màng não

Khi bệnh viêm phổi đã chuyển biến nặng, các vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công cơ thể một cách mạnh mẽ và bé sẽ không có đủ sức đề kháng để chống lại sự phát triển của những loại vi khuẩn đó.

Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng không thể phục hồi như: giảm khả năng vận động, điếc, mù mắt, rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn.

Cách chăm sóc giúp cho trẻ bị viêm phổi nhanh chóng phục hồi và lại sức

  • Hãy cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa hoặc bú sữa mẹ để cơ thể trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ uống nhiều nước để làm lỏng đởm
  • Không để trẻ mặc quần áo chật, kín và cần phải giữ ấm cơ thể trẻ đúng cách
  • Trước khi cho trẻ ăn, để tránh cho trẻ bị sặc hãy vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để đường thở thông thoáng.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng  khăn ấm để lau người. Nếu thấy trẻ sốt cao hơn 38.5 độ C nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Trước khi ăn hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ có thể thực hiện động tác vỗ rung giúp cho trẻ long đờm. Cách thực hiện: Khum lòng bàn tay của lại, giữ cho ngón tay cái ép vào ngón tay trỏ. Vỗ nhẹ từ bên trái sang phải ở vùng phổi đằng sau lưng trẻ, mỗi bên sẽ thực hiện khoảng 3-5 phút.
  • Để trẻ nghỉ ngơi ở một nơi yên tĩnh, nên nằm ngửa ngồi hoặc nằm gối đầu lên cao và thường xuyên thay đổi tư thế nằm để làm giảm ứ máu ở phổi
  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát và có đầy đủ ánh sáng. Tránh những nơi có môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá và nơi ở của những người bị mắc bệnh…
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc cho trẻ. Những vật dụng của trẻ hàng ngày cần phải được vệ sinh sạch sẽ.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra định kỳ và cần phải giữ lại sổ khám bệnh của trẻ để các bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm hay không cùng với các chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ nhanh chóng bình phục nhất. Hãy chăm sóc trẻ thật tốt nhé!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990