Tiêm chủng là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải thực hiện và việc theo dõi các phản ứng sau khi tiêm chủng của trẻ cũng là một điều hết sức quan trọng để đảm bảo cho sự an toàn của trẻ cũng như việc tiêm chủng đạt được hiệu quả cao nhất.
- Những điều cần biết khi chảy máu cam một bên mũi
- Dị dạng mạch máu não là gì? Cách điều trị như thế nào?
- Cách trị giun kim cho trẻ tại nhà hiệu quả
Tiêm chủng là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải thực hiện và việc theo dõi các phản ứng sau khi tiêm chủng của trẻ cũng là một điều hết sức quan trọng
Sau khi trẻ tiêm chủng có thể gặp phải những phản ứng gì?
Trong những năm đầu đời, việc tiêm chủng sẽ không thể bảo vệ trẻ hoàn toàn trước các loại bệnh tật nhưng đây chính là phương pháp tốt nhất giúp cho trẻ có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm cũng như giảm được tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Sau khi trẻ tiêm chủng có thể gặp phải những phản ứng sau đây:
Phản ứng thông thường sau khi tiêm chủng mà hầu hết tất các mẹ đều gặp phải là những biểu hiện nhẹ, có thể tự khỏi, xảy ra sau khi trẻ được tiêm vắc xin như:
- Đau, sưng, nổi mẩn, ngứa, bị đỏ tại vị trí vết tiêm;
- Triệu chứng toàn thân: trẻ có thể bị sốt dưới 39 độ C
- Ngoài ra cũng có thể có một số triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, khó chịu.
Các phản ứng nặng sau khi tiêm chủng:
- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
- Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt
- Ỉa đái không tự chủ
- Bụng bị đau quặn
- Khó thở, thở khò khè, tím tái
- Có trạng thái li bì, hôn mê, quấy khóc dai dẳng, co giật
- Sốc phản vệ (phản ứng này rất hiếm gặp)
Các phản ứng cụ thể đối với từng loại vắc xin phòng bệnh
- Lao: Ngoài 4 tháng sẽ không có sẹo tại vị trí vết tiêm; xuất hiện hạch ở dưới nách, cổ, dưới đòn trái, mụn mủ to.
- Viêm gan B: Bị sưng đỏ ngay tại vị trí vết tiêm khoảng 1-2 ngày, phát ban, tiêu chảy, rất hiếm khi bị nôn.
- Huyết thanh kháng VGB: Rất ít khi có phản ứng phụ, có thể vị trí vết tiêm sẽ bị sưng cứng trong khoảng 1-2 ngày, huyết áp giảm, sốc phản vệ
- BH-HG-UV-VGB-HIB-Bại liệt (6 trong 1): trẻ có thể bị sốt cao hơn 38,5 độ C, sưng tại vị trí tiêm và quấy khóc nhiều
- BH-HG-UV-HIB-Bại liệt (5 trong 1): có phản ứng phụ giống với vắc xin 6 trong 1
- BH-HG-UV-BL ( 4 trong 1): Sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt
- BH-HG-UV: Sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt
- Rotavirus: Thường bị rối loạn tiêu hóa nhưng có thể tự khỏi sau vài ngày
- Cúm (cúm A/H1N1, A/H3N2, cúm B): Sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, vị trí tiêm bị sưng. Hiếm gặp các tác dụng phụ như rối loạn cảm giác, đau dây thần kinh, dị ứng.
- Sởi - Quai bị - Rubella: vị trí tiêm bị sưng đau, nôn, phát ban nhẹ, co giật, viêm tủy ngang, giảm tiểu cầu, ít khi bị sốt.
- Viêm não Nhật Bản: Vị trí tiêm bị đỏ và sưng đau, sốt, mệt mỏi, đau đầu
- Thủy đậu: Xuất hiện quầng đỏ và sưng ở vị trí tiêm khoảng 1-2 ngày, sốt. Có thể nổi phát ban với số lượng ít và có thể biến mất sau khoảng 1-3 tuần.
- Viêm gan A: Thường ít xảy ra tác dụng phụ nhưng có thể gặp phải tình trạng sưng đau và xuất hiện quầng đỏ tại vị trí tiêm trong khoảng 1-2 ngày. Ít khi bị rối loạn tiêu hóa và bị sốt.
- Viêm màng não do não mô cầu typ A+C: Vị trí tiêm bị sưng và đau, sốt, tiêu chảy. Ít khi bị nổi phát ban hoặc nôn.
- Bệnh do phế cầu: Vị trí tiêm bị sưng đau, phát ban, nhức đầu, nổi mề đay
- Ung thư cổ tử cung và sùi mào gà sinh dục do HPV: Hay bị nổi ban đỏ và sưng đau ở vị trí tiêm.
- Viêm gan A+B: Vị trí tiêm bị đau và đỏ, đau cơ, đau đầu, nổi phát ban
- Thương hàn: Vị trí tiêm bị sưng đau, đau cơ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, sốt…
- Uốn ván: Vị trí tiêm bị sưng, có quầng đỏ và đau khoảng 1-2 ngày. Có thể bị sốt, nổi mày đay, đau khớp và đau cơ.
- Kháng huyết thanh uốn ván: Vị trí tiêm bị sưng đau
Nếu thấy trẻ bị sốt hãy cặp nhiệt độ, chườm mát cơ thể và sử dụng những loại thuốc hạ sốt theo đơn
Sau khi tiêm phòng vắc xin cho trẻ cần lưu ý điều gì?
Nên để trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi. Các nhân viên y tế sẽ kiểm tra các dấu hiệu phản ứng của trẻ sau khi tiêm.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà cần phải tiếp tục theo dõi ít nhất khoảng 24 giờ sau khi tiêm chủng. Cần phải để ý tới những dấu hiệu sau đây: Thở, ăn, ngủ, tinh thần của trẻ, các nốt phát ban ở trên da cùng với các triệu chứng tại vết tiêm…
Các bậc phụ huynh cần phải chú ý:
- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ (nếu có)
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm
- Cho trẻ ăn uống đủ bữa, đủ số lượng, không nên cho trẻ ăn khi nằm
- Nếu thấy trẻ bị sốt hãy cặp nhiệt độ, chườm mát cơ thể và sử dụng những loại thuốc hạ sốt theo đơn.
- Không nên đắp bất kỳ thứ gì đó vào vị trí vết tiêm của trẻ
Trong trường hợp trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau đây cần phải đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế:
- Sốt trên 3 ngày
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C và không đỡ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt
- Bỏ bú, bỏ ăn, li bì, thường xuyên quấy khóc, khóc thét và xuất hiện tình trạng co giật.
- Chân tay lạnh, nổi vân tím, nổi mề đay toàn thân, cơ thể bị tím tái, khó thở.
- Vị trí vết tiêm bị sưng cứng, đau, vận động bị hạn chế, xuất hiện quầng đỏ có kích thước lớn hơn 2cm.
Trên đây chính là những phản ứng sau khi tiêm chủng của trẻ cùng với những điều mà cha mẹ cần phải lưu ý khi chăm sóc cho trẻ mà ban tư vấn cao đẳng Dược TPHCM đã tổng hợp lại để các bạn có thể tham khảo giúp cho việc tiêm chủng đạt được hiệu quả tốt nhất có thể và tránh được những ảnh hưởng có thể xảy ra. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.