Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dị dạng mạch máu não là gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 18/09/2019 11:06 | Người đăng: Lường Toán

Dị dạng mạch máu não chính là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra ảnh hưởng đối với tính mạch. Hiện nay, tỉ lệ người bệnh được chẩn đoán bị dị dạng mạch máu não đang ngày càng tăng lên. Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm bắt thông tin về dấu hiệu, cách phòng tránh cũng như cách điều trị bệnh.


Dị dạng mạch máu não là tình trạng các mạch máu trong não vị bất thường và rối loạn

Dị dạng mạch máu não là gì?

Dị dạng mạch máu não là tình trạng các mạch máu trong não vị bất thường và rối loạn. Các dị dạng này thường nối thông trực tiếp từ động mạch vào tĩnh mạch của não mà không đi qua các mao mạch nên các nhu mô não không được cung cấp máu. Ngoài ra, các dị dạng mạch máu não cũng rất dễ bị vỡ gây ra tình trạng chảy máu não. Đây là một căn bệnh bẩm sinh và rất nguy hiểm đối với người bệnh.

Nhiệm vụ của các động mạch chính là lấy máu giàu oxy từ tim lên não và tĩnh mạch mang lượng máu nghèo oxy sẽ từ não về lại tim. Khi mạch máu não bị dị dạng sẽ làm cho quá trình quan trọng này bị phá vỡ. Dị dạng động mạch cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường xảy ra nhất là ở não và cột sống. Tuy nhiên, bệnh dị dạng mạch máu não rất hiếm gặp, chỉ gây ra ảnh hưởng đối với dưới 1% dân số.

Nguyên nhân gây ra bệnh dị dạng mạch máu não

Nguyên nhân gây ra bệnh dị dạng mạch máu não không rõ ràng. Hầu hết tất cả những trường hợp đều đã bị bệnh ngay từ khi sinh ra nhưng cũng có một số trường hợp bệnh hình thành trong cuộc sống sau này. Căn bệnh này không có yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình.

Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng dị dạng mạch máu não sẽ xuất hiện trong quá trình thai nhi phát triển ở trong bụng mẹ, đây được gọi là dị dạng mạch máu não bẩm sinh.

Đối với những người bình thường, tim sẽ đẩy lượng máu giàu oxy đến não thông qua các động mạch. Các động mạch này sẽ có thể làm giảm lưu lượng máu bằng cách đi qua hàng loạt mạng lưới mạch máu nhỏ dần và sẽ kết thúc tại mạch máu nhỏ nhất chính là mao mạch. Các mao mạch sẽ cung cấp oxy cho các mô não xung quanh thông qua một lớp màng mỏng. Lượng máu nghèo oxy sẽ đi vào các mạch máu nhỏ đến các tĩnh mạch lớn hơn và đưa máu trở lại tim để thực hiện quá trình trao đổi khí.

Khi động mạch và tĩnh mạch trong não bị dị dạng sẽ làm cho máu bị thiếu mạng lưới hỗ trợ cho các mạch máu và mao mạch máu nhỏ. Động mạch sẽ thông trực tiếp với tĩnh mạch mà không qua mạng lưới mao mạch trung gian nên đa phần dị dạng mạch máu não có thể tồn tại ở lâu trong não mà không gây ra bất kỳ một triệu chứng gì.

Biểu hiện của bệnh dị dạng mạch máu não

Khi bị bệnh dị dạng mạch máu não, có thể người bệnh sẽ cảm thấy không có một dấu hiệu bất thường nào cho đến khi mạch máu dị dạng bị vỡ ra dẫn đến tình trạng não bị xuất huyết. Trong khoảng nửa trường hợp mắc bệnh dị dạng mạch máu não có dấu hiệu đầu tiên chính là xuất huyết não.

Tuy nhiên, có một số người bị dị dạng mạch máu não vẫn có dấu hiệu và triệu chứng biểu hiện khác ngoài xuất huyết não. Đối với những người không bị xuất huyết não có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Động kinh
  • Đau nhức cả đầu hoặc đau nhức 1 vùng
  • Yếu cơ hoặc gây ra tê ở một số bộ phận cơ thể

Một số trường hợp người bệnh có thể có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, các biểu hiện cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng vị trí mạch máu bị dị dạng.

  • Dễ bị nhầm lẫn hoặc không thể hiểu được ý của người khác
  • Nói khó
  • Mất thị lực
  • Yếu, tê hoặc tê liệt
  • Cảm thấy đau đầu dữ dội
  • Các triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trong khoảng từ 10 - 40 tuổi. Dị dạng mạch máu não có thể sẽ khiến cho mô não bị mỏng đi theo thời gian.

Tuy nhiên, ở độ tuổi trung niên, bệnh dị dạng mạch máu não sẽ có xu hướng duy trì sự ổn định và ít gây ra triệu chứng hơn. Đối với phụ nữ mang thai, những triệu chứng của bệnh có thể xấu đi do lượng máu trong cơ thể và huyết áp thay đổi.

Đối với loại dị dạng mạch máu não nghiêm trọng được gọi là dị dạng tĩnh mạch Galen thường gây ra các triệu chứng và các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm và thậm chí là xuất hiện ngay sau khi sinh. Các mạch máu chính có liên quan đến dị dạng tĩnh mạch Galen có thể sẽ khiến cho chất lỏng bị tích tụ lại trong não là đầu bị sưng lên. Các triệu chứng phổ biến sẽ bao gồm: có thể nhìn thấy các tĩnh mạch nổi lên trên da đầu, co giật và suy tim sung huyết.


Đối với những người không bị xuất huyết não có thể xuất hiện những triệu chứng đau nhức đầu

Biến chứng của dị dạng mạch máu não

Bệnh dị dạng mạch máu não có thể gây ra những biến chứng như:

  • Xuất huyết não
  • Giảm lượng oxy cung cấp đến các mô não
  • Mạch máu bị mỏng dần và yếu đi

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh dị dạng mạch máu não cao

Bất kỳ ai khi vừa được sinh ra cũng có thể sẽ bị dị dạng mạch máu não. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh dị dạng mạch máu não thường xảy ra phổ biến hơn đối với nam giới
  • Có tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Các trường hợp bị mắc bệnh dị dạng mạch máu não thường xuất hiện trong các gia đình đã được báo cáo. Tuy nhiên không thể hiện rõ yếu tố di truyền nhất định hoặc cũng có thể đâu chỉ là những trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên.

Các phòng tránh bệnh dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não thường xảy ra đối với thai nhi trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Ngoài ra, trên thực tế cũng đã có nhiều nguyên nhân không rõ ràng gây ra bệnh dị dạng mạch máu não. Chính vì thế, chúng ta không có biện pháp nào có thể ngăn chặn bệnh hình thành. Cách tốt nhất hiện nay chính là phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời tránh những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh dị dạng mạch máu não

Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ thường xem xét những triệu chứng của bệnh kèm theo quá trình khám thực thể để có thể chẩn đoán được bệnh dị dạng mạch máu não.

Bác sĩ điều trị có thể đưa ra yêu cầu thực hiện hoặc nhiều xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng của người bệnh. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh dị dạng mạch máu não bao gồm:

  • Chụp động mạch não
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Phương pháp điều trị bệnh dị dạng mạch máu não

Mục tiêu chính khi điều trị bệnh dị dạng mạch máu não chính là ngăn ngừa tình trạng xuất huyết não. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng có thể xem xét điều trị để kiểm soát được những cơn động kinh hoặc ngăn chặn những biến chứng về thần kinh khác có thể xảy ra.

Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể xác định được phương pháp điều trị bệnh dị dạng mạch máu não phù hợp nhất đối với tình trạng của từng bệnh nhân, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của người bệnh, vị trí và kích thước của các mạch máu não bị bất thường.

Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng do bệnh dị dạng mạch máu não gây ra. Ví dụ như triệu chứng co giật hoặc những cơn đau đầu.

Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh dị dạng mạch máu não phổ biến nhất chính là phẫu thuật. Có 3 lựa chọn sẽ được đưa ra khi phẫu thuật điều trị dị dạng mạch máu não là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ. 
  • Gây tắc nội mạch (Endovascular embolization)
  • Kỹ thuật xạ phẫu não (stereotactic radiosurgery – SRS).

Với những thông tin mà Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp trong bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu được bệnh dị dạng mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị bệnh như thế nào? Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990