Sặc sữa là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ em, nếu không sơ cứu khẩn trương thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên với những phụ nữ làm mẹ lần đầu thì không phải ai cũng biết phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có được những cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa.
Trẻ bị sặc sữa do đâu?
Sặc sữa được hiểu đơn giản là hiện tượng sữa trào ngược từ cổ họng lên mũi khiến trẻ bị khó thở và bị ho sặc sụa. Nếu không có cách xử lý kịp thời có thể khiến trẻ bị tím tái và ngừng thở.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sặc sữa ở trẻ nhưng chủ yếu là do cha mẹ không cho trẻ nằm bú đúng tư thế, trẻ đang bị ho, khóc hoặc sữa mẹ xuống quá nhiều.
- Trong khi đang bú sữa, bé bị hắt hơi, ho, nấc hoặc cười rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa.
- Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc bú sữa khi nằm rất dễ khiến sữa lọt vào đường thở dẫn đến tính trạng tím tái, nếu không được sơ cứu nhanh sẽ dẫn đến mất mạng
- Trẻ đang vừa bú sữa vừa hóng chuyện nhất là nơi đông người khiến trẻ không tập trung khi bú hoặc nói chuyện khiến trẻ cười rất dễ bị sặc sữa.
- Với trẻ bú bình còn có nguyên nhân khác là do núm sữa quá to khiến sữa chảy nhiều mà trẻ không nuốt kịp.
- Trẻ bị đói nên bú sữa nhanh sẽ rất dễ khiến trẻ bị sặc và dồn sữa lên mũi do mũi họng thông nhau.
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa nhẹ hoặc ít trong mỗi lần bú khiến trẻ khó chịu và luôn quấy khóc. Do sữa trào lên nhiều sẽ gây kích ứng mũi đồng thời mũi sẽ bị đau nhức.
Ngoài ra khi trẻ bị sặc sữa nhiều, nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ xuất hiện những dấu hiệu thở khó khăn. Thực tế có rất nhiều trẻ sơ sinh bị ngạt thở do bị sặc sữa. Do vậy bố mẹ không nên chủ quan với những trường hợp này, cần phải có phương pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm:
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa lên mũi
Trên thực tế nhiều bà mẹ gặp tình trạng con sặc sữa sẽ rất lóng ngóng nhất là đối với người lần đầu tiên gặp tình trạng này. Thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ về cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa, bố mẹ cùng theo dõi và thực hiện theo đúng các bước. Nếu từng bước khiến trẻ giảm hẳn triệu chứng sặc sữa thì có thể không cần dùng đến các bước tiếp theo.
Bước 1: Đỡ trẻ ngồi dậy
Khi trẻ bị sặc sữa lúc đang bú nằm thì mẹ cần xử lý ngay bằng cách đỡ con ngồi dậy để bé ho và sữa chảy xuống.
Nếu thấy bé ho nhiều thì tức là bé chỉ bị sặc sữa một tí thôi, mẹ không cần làm bước tiếp theo
Lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ.
Bước 2 Hút sữa
Khi thấy trẻ có biểu hiện khó thở, mẹ cần ngay lập tức hút sữa từ mũi và miệng cho trẻ.
Có thể dùng miệng của mình để hút ngay trực tiếp, càng nhanh, càng mạnh. Sau đó nhéo một cái để trẻ khóc, tức là trẻ đã có dấu hiệu thở bình thường.
Vệ sinh sạch các bộ phận của trẻ: mũi, miệng
Bước 3: Vỗ lưng cho trẻ
Khi bước thứ 2 không làm trẻ thở bình thường thì hãy thực hiện theo cách đặt bé nằm úp trên cánh tay bạn đồng thời vỗ đều vào lưng trẻ cho đến khi ọc hết sữa ra ngoài và hít thở được bình thường.
Bước 4: Ấn ngực
Đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực của trẻ để trẻ có thể hít thở đều.
Trường hợp nếu ngay từ đầu thấy trẻ có những dấu hiệu sặc sữa nặng, mẹ cần gọi điện đến trung tâm ý tế trước khi xử lý theo các bước trên để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra với bé.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa cũng được thực hiện tuần tự như trên, bố mẹ cần sơ cứu càng nhanh càng tốt vì trẻ sơ sinh chỉ sau 1,2 phút là đã xuất hiện những biểu hiện khó thở, và đề phòng được hiện tượng trên xảy ra với trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp những cách phòng ngừa trẻ không bị sặc sữa
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó là lý do vì sao mà chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin giúp các mẹ thông thái có thể cho con bú đúng cách mà không xảy ra hiện tượng sặc sữa. Bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây nhé.
- Hạn chế cho trẻ vừa bú vừa ngủ
- Mẹ không nên cười đùa với trẻ khi trẻ đang bú
- Thay đổi tư thế cho trẻ bú sữa, không nên để cổ của bé bị gập hoặc ngửa cổ, mẹ cần bế em bé trong tư thế cao đầu thoải mái nhất
- Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh không nên cho trẻ bú vội vàng
- Với những trẻ bú bình, bố mẹ hãy chọn những bình sữa có núm vú bình thường, không quá to, giúp sữa xuống miệng trẻ không quá nhiều, không bị sặc. Khi cho trẻ bú, cần nghiêng bình sữa góc 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ núm vú. Trẻ sẽ không phải mút nhiều, không khí ít vào sẽ không xảy ra tình trạng sặc sữa.
- Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát cho trẻ, tránh mặc đồ chật
- Nếu trẻ đang khóc hoặc ho, hãy để trẻ dừng một lúc mới cho bú sữa lại
- Với trẻ vừa bú xong cần bế trẻ một lúc cho đến khi nghe tiếng ợ của trẻ mới được đặt trẻ nằm xuống
Vừa rồi là những cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa và cách phòng tránh. Hi vọng thông qua bài viết này, các mẹ sẽ có kiến thức để xử lý kịp thời với trường hợp trên và biết cách phòng tránh hiệu quả. Nếu có thông tin gì thắc mắc, bạn hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.