Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp  những thông tin quan trọng về xét nghiệm creatinin

Cập nhật: 30/11/2019 14:25 | Người đăng: Lường Toán

Chỉ số xét nghiệm creatinin có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán suy thận. Chính vì thế, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số thông tin quan trọng về xét nghiệm creatinin để các bạn nắm được kiến thức hữu ích nhất về sức khỏe.


Creatinin chính là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa creatin bên trong cơ thể

Creatinin chính là sản phẩm được tạo ra từ sự thoái hóa creatin bên trong cơ thể. Creatinin sẽ được đào thải thông quan thận và chức năng của thận cũng sẽ được phản ánh chính xác nhất thông qua chỉ số này.

Creatin có vai trò rất quan trọng và giúp cơ thể sinh ra được nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của các cơ. Khi Creatin bị thoái hóa ở trong các cơ sẽ tạo thành creatinin và được lọc qua cầu thận. Trong trường hợp chúng không được cơ thể tái hấp thụ ở ống thận thì chứng tỏ rằng chức năng lọc thận đã gặp phải vấn đề.

Khi nồng độ Creatinin trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc cơ thể đã bị rối loạn chức năng thận. Chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến cho khả năng lọc Creatinin bị giảm dần và dẫn tới nồng độ Creatinin ở trong máu cao hơn so với bình thường. 

Nồng độ Creatinin là gì?

Chức năng hoạt động của thận sẽ được đánh giá chính xác nhất thông qua độ lọc cầu thận ước tính dựa vào nồng độ Creatinin trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ ure trong máy cũng là một chỉ số khác có thể phản ánh được chức năng của thận. Mối liên quan giữa Creatinin cùng với Ure sẽ đưa ra được thông tin chính xác hơn về chức năng của thận cũng như tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nếu có.

Trong thời gian gần đây, nồng độ Creatinin tăng cao hơn được xác định là do có liên quan đến sự nhiễm trùng. Đối với trường hợp nam giới trưởng thành thì tăng nồng độ Creatinin có liên quan tới căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Nồng độ Creatinin bình thường ở những người trưởng thành là:

  • Nữ: từ 0.5 đến 1.1 mg/dl ( tức là 44- 97 mmol/l).
  • Nam: từ 0.6 đến 1.2 mg/dl ( tức là 53- 106 mmol/l).

Như thế nào được cho là nồng độ Creatinin cao?

Mức creatinine ( mmol/l)

Suy thận ( theo độ)

< 130 mmol/l

Suy thận độ I

130- 299 mmol/l

Suy thận độ II

300- 499 mmol/l

Suy thận độ IIIa

500- 899 mmol/l

Suy thận độ III b

>900 mmol/l

Suy thận độ IV

 

Khi bệnh nhân đã bị suy thận ở mức độ IIIa trở lên sẽ cần phải được điều trị thay thế bằng việc chạy thận nhân tạo cả đời điều này cũng đồng nghĩa rằng chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị giảm đi rất nhiều.


Triệu chứng của bệnh thận rất đa dạng và sẽ thường có rất ít biểu hiện lâm sàng ở trong giai đoạn sớm

Triệu chứng của nồng độ Creatinin cao

Triệu chứng của bệnh thận rất đa dạng và sẽ thường có rất ít biểu hiện lâm sàng ở trong giai đoạn sớm và không có sự tương xứng đối với sự tăng nồng độ Creatinin trong máu. Một số trường hợp bị mắc bệnh thận chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên, nồng độ Creatinin ở trong máu tăng cao nhưng không có triệu chứng điển hình.

Trong một số trường hợp có thể xuất hiện những dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi
  • Phù nề
  • Khó thở
  • Thiếu máu
  • Tăng huyết áp
  • Đi tiểu ít 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng không điển hình như: Buồn nôn, nôn, da kho. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này thì tình trạng suy thận đã ở mức nặng và thường là suy thận giai đoạn cuối.

Nguyên nhân khiến cho nồng độ Creatinin trong máu tăng cao

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ Creatinin ở trong máu tăng cao. Sau đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Sỏi thận, các khối u tử cung, khối u bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận: Tổn thương cầu thận ( tăng huyết áp, viêm cầu thận, đái tháo đường, bệnh thận lupus hệ thống), tổn thương ống thận (viêm thận, sỏi thận, bể thận cấp hay mạn, đau tủy xương, tăng acid uric, nhiễm độc thận).
  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Suy tim mất bù, xuất huyết, mất nước, hẹp động mạch thận.

Những trường hợp có nồng độ Creatinin trong máu thấp

Nồng độ Creatinin trong máu của người cao tuổi sẽ thấp hơn so với bình thường. Nồng độ Creatinin của trẻ sơ sinh sẽ khoảng 0.2 mg/dl trở lên, tùy theo sự phát triển cơ bắp của trẻ.

Đối với những trường hợp sụt cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng nặng hoặc những căn bệnh mãn tính kéo dài và khối lượng cơ có xu hướng giảm dần theo thời gian thì nồng độ Creatinin trong máu có thể sẽ thấp hơn so với người bình thường.

Do đó nên thực hiện xét nghiệm Creatinin để có thể đánh giá được chức năng thận  và đây cũng là điều rất cần thiết giúp cho người bệnh có thể tầm soát được bệnh suy thận ngay khi bệnh còn ở trong giai đoạn nhẹ từ đó đưa ra một phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất. Nếu như chúng ta không kịp thời phát hiện ra bệnh suy thận thì bệnh sẽ tiến triển nặng theo thời gian và dẫn đến suy thận giai đoạn cuối sẽ bắt buộc cần phải điều trị thay thế bằng cách chạy thận nhân tạo. Xét nghiệm Creatinin thường có trong những gói khám sức khỏe tổng quát giúp cho người bệnh nhanh chóng phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về xét nghiệm Creatinin mà các bạn sẽ cần phải nắm được để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất. 

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990