Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của dạ dày con người

Cập nhật: 02/01/2020 11:42 | Người đăng: Lường Toán

Dạ dày chính là một trong những cơ quan rất quan trọng ở trong cơ thể của chúng ta. Đây là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ tiêu hóa. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của dạ dày nhé!


Dạ dày là cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa của con người

Đặc điểm cấu tạo của dạ dày

Dạ dày là cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa của con người. Hình dạng của dạ dày giống như một chiếc túi lớn 2 đầu, 1 đầu được nối với thực quản và tá tràng, đầu kia được nối liền với ruột non. Dung tích dạ dày trung bình của một người trưởng thành khoảng 3 lít nước.

Khi theo dõi hình ảnh chụp X-Quang, chúng ta sẽ thấy được dạ dày của những đối tượng như: người già, trẻ nhỏ, những người thấp béo thường có hình dáng như chiếc sừng bò; những người cao gầy thường có hình dạng giống như móc câu; đối với những người có cơ thể to cao, vạm vỡ thường có hình dạng giống như chữ J. Dung tích của dạ dày sẽ có thể tăng lên theo thời gian.

Cụ thể cấu tạo trong dạ dày của chúng ta như sau:

  • Tâm vị: Lỗ tâm vị chỉ có một lớp niêm mạc dạ dày ngăn cách với phần thực quản của cơ thể.
  • Thân vị: Thân vị là nơi chứa các tuyến tiết ra HCL và chất Pepsinogene.
  • Đáy vị: Phần đáy vị này bình thường được dùng để chứa không khí.
  • Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt được gọi là cơ thắt môn vị.

Trong dạ dày của chúng ta bao gồm 5 lớp: Thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, tấm dưới niêm mạc, lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. Mỗi một lớp sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng. Tất cả các lớp đều có sự kết hợp rất nhịp nhàng cùng với nhau cũng như phối hợp cùng với chức năng của dạ dày.


Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của dạ dày con người

Dạ dày có chức năng gì đối với cơ thể?

Dạ dày đảm nhận chức năng rất quan trọng đối với cơ thể. Đây chính là vị trí tiếp nhận và lưu trữ tất cả chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Đồng thời, dạ dày cũng chính là nơi chuyển hóa các chất trong thức ăn. Cụ thể 2 chức năng chính của dạ dày là:

  • Co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị
  • Chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra như thế nào?

Sau khi thức ăn đã được nghiền nát một phần thông qua hoạt động nhai và phân hủy một phần nhỏ thông qua lượng men có ở trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống dạ dày thông qua một ống cơ trơn gọi là thực quản.

Dạ dày chính là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng nhưng nó không đáng kể. Sau đó, thức ăn sẽ được đưa xuống ruột non để tiếp tục thực hiện những công đoạn tiếp theo của hệ tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

Duy trì được nồng độ pH của dạ dày thấp trong khoảng từ  2 đến 2,5 không chỉ có tác dụng rất tốt đối với tiêu hóa và còn có thể giúp chúng ta phòng được một số căn bệnh. Một số trường hợp đã bị mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp tạo ra một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh đi vào cơ thể cùng với thức ăn nên sẽ rất dễ gây ra những căn bệnh nhiễm trùng đường ruột. Đối với trường hợp độ pH quá thấp sẽ gây ra ảnh hưởng viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori  có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.

Những thói quen hàng ngày gây ra các căn bệnh về dạ dày

Hiện nay, đau dạ dày chính là một trong những căn bệnh rất phổ biến trong hệ tiêu hóa. Đây chính là một tình trạng xảy ra do lớp niêm mạc bị tổn thương cùng với những dấu hiệu rất rõ ràng và dễ chẩn đoán bệnh. Chúng ta  hãy cùng tìm hiểu về những thói quen hàng ngày gây ra các căn bệnh về dạ dày để biết cách phòng ngừa cung như điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

  • Ăn uống và sinh hoạt không điều độ: Ăn quá no, quá đói, ăn uống không đúng giấc, ăn những đồ ăn được chế biến sẵn, hút thuốc lá, uống cà phê, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích hoặc sử dụng thuốc tây điều trị bệnh… đây chính là những nguyên nhân có thể gây ra những căn bệnh liên quan tới dạ dày. Chính vì thế, các bạn sẽ cần phải đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cùng với chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình.
  • Căng thẳng, mệt mỏi quá nhiều cũng chính là nguyên nhân khiến cho dạ dày bị tổn thương và gây ra tình trạng bị đau dạ dày. Chính vì thế, chúng ta cần phải biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học để có thời gian nghỉ ngơi hợp lý tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bản thân.
  • Vi khuẩn Hp: đây chính là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại được ở trong môi trường nhiều acid giống như dạ dày. Niêm mạc của dạ dày sẽ bị teo đi do loại vi khuẩn này và gây nên bệnh ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp cho các bạn có thêm kiến thức về cấu tạo của dạ dày.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990