Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đa niệu là gì? Có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe không?

Cập nhật: 30/12/2019 08:21 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh đa niệu hay còn được gọi là tình trạng đái tháo thường xảy ra khi lượng nước tiểu mỗi ngày của bệnh nhân nhiều hơn 2 lít. Bệnh đa niệu gây ra rất nhiều phiền toái đối với người bệnh, đặc biệt là đối với chứng đa niệu về đêm và đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như: đái tháo nhạt, đái tháo đường, sau bệnh lý cấp tính hoặc có thể là do yếu tố tâm thần.

Bệnh đa niệu là gì?

Đối với những người bình thường, mỗi người sẽ thải ra ngoài khoảng 1,1 đến 1,7 lít nước tiểu mỗi ngày. Đa niệu chính là tình trạng xảy ra khi lượng nước tiểu của chúng ta lớn hơn 2 lít nước tiểu mỗi ngày với điều kiện nghỉ ngơi bình thường, lượng nước dung nạp vào cơ thể trong khoảng 24 giờ không quá nhiều.

Những người mắc bệnh đa niệu thường đi tiểu rất nhiều trong này và lượng nước tiểu mỗi lần cũng nhiều hơn so với bình thường. Chính vì thế, tổng lượng nước tiểu mỗi ngày sẽ lớn hơn 23 lít.

Triệu chứng đa niệu về đêm thường gắn liền cùng với những trường hợp đi tiểu nhiều lần. Hiểu theo một cách đơn giản thì người bệnh sẽ phải thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu với lượng nước tiểu chiếm khoảng 50% tổng lượng nước tiểu mỗi ngày. Hiện tượng này có thể xảy ra với cả nam và nữ nhưng phổ biến nhất vẫn là những người cao tuổi vì chức năng thận đã bị suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải phân biệt được đa niệu bệnh lý cùng với đa niệu sinh lý.

Đa niệu sinh lý chính là do lượng nước mà chúng ta dung nạp vào cơ thể trong một ngày quá nhiều. Ví dụ như truyền dịch hay uống nước quá nhiều. Do đó cơ thể luôn phải duy trì tình trạng cân bằng của thể tích dịch và lượng nước dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu gây ra tình trạng đa niệu. Đối với những trường hợp này chỉ cần giảm lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày thì sẽ khắc phục được tình trạng đa niệu. Khi chẩn đoán đa niệu sẽ không phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu, không có đường (glucose) trong nước tiểu và tỷ trọng nước tiểu trên 1,005.

Mặt khác, tình trạng đa niệu cho bệnh lý như: tiểu đường, đái tháo nhạt, sau một số bệnh lý cấp tính hoặc do yếu tố tâm thần.


Những người mắc bệnh đa niệu thường đi tiểu rất nhiều trong này và lượng nước tiểu mỗi lần cũng nhiều hơn so với bình thường

Nguyên nhân gây bệnh đa niệu

Lượng nước tiểu quá nhiều mỗi ngày cũng có thể là do thói quen uống nhiều nước hoặc có thể là một số loại thuốc gây lợi tiểu. Nếu như gần đây bạn có sử dụng thuốc hay  đang trải qua những thay đổi về việc đi tiểu thì hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết nhé!

Trong một vài trường hợp, bạn đang có bệnh lý khiến cho số lượng nước tiểu hàng ngày quá nhiều. Những nguyên nhân gây bệnh đa niệu có thể là do:

  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Chứng khát nhiều do tâm lí, một loại rối loạn tâm lí gây ra khát nhiều
  • Suy thận
  • Tiểu đường

Các bạn cũng có thể đi tiểu quá nhiều trong 1 ngày sau khi tiến hành chụp các lớp vi tính hoặc sau khi thực hiện một số xét nghiệm khác trong bệnh viện có tiêm thuốc cản quang vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này vẫn bị kéo dài thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng của mình.

Phương pháp chẩn đoán tình trạng đa niệu bệnh lý

Sau đây chính là  những phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán tình trạng đa niệu bệnh lý.

Tiểu đường

Đây chính là bệnh lý thường gặp nhất gây ra tình trạng đa niệu. Tình trạng đường huyết lúc đói tăng cao thường xuyên. Tam chứng kinh điển nhất của bệnh tiểu đường bao gồm uống nhiều, đái nhiều, ăn nhiều nhưng thể trạng vẫn ngày càng giảm cân và gầy guộc hơn. Khi chẩn đoán bệnh tiểu đường thường dựa vào những tiêu chuẩn sau đây:

  • Nồng độ HbA1C lớn hơn hoặc bằng 6,5%, với điều kiện bệnh nhân không bị thiếu máu.
  • Sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, glucose huyết tương lớn hơn hoặc bằng 7 mmol/l (hay 126 mg/dL);
  • Xét nghiệm đường máu vào thời điểm bất kỳ trong ngày lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l (hay 200 mg/dL) kèm theo triệu chứng của đái tháo đường;
  • Xét nghiệm đường máu lúc đói lớn hơn hoặc bằng 7 mmol/l (hay 126 mg/dL). Thực hiện hai lần vào buổi sáng sớm, cách bữa ăn cuối ít nhất 8 giờ, vào các ngày khác nhau;

Đa niệu sau một số bệnh lý cấp tính

Giai đoạn phục hồi sau một số bệnh lý cấp tính cũng có thể dẫn tới tình trạng đa niệu, ví dụng như viêm gan cấp, giai đoạn đa niệu của suy thận cấp, sau ghép thận… Tình trạng đa điệu sau bệnh lý cấp tính có tỷ trọng nước tiểu trên 1,005. Triệu chứng sẽ bắt đầu giảm dần và trở lại bình thường khi khi bệnh cấp tính được điều trị khỏi hoàn toàn.

Đái tháo nhạt

Những người mắc bệnh đái tháo nhạt cũng có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn 2 lít nước tiểu mỗi ngày kèm theo đó là tình trạng khát và uống nhiều nước. Tuy nhiên, không có nhiều ảnh hưởng đối với cân nặng. Khi xét nghiệm sẽ không thấy bất thường về lượng đường trong nước tiểu, có tỷ trọng nước tiểu trên 1,005.

Trong khí đó, nếu như giảm lượng nước dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, không những không làm giảm tình trạng đa niệu mà còn có thể khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng bị mất nước nghiêm trọng.

Đa niệu do yếu tố tâm thần

Khi tâm thần bị rối loạn, bệnh nhân uống nhiều nước, gây ra tình trạng đái tháo nhưng ỷ trọng nước tiểu vẫn trên 1,005. Khi giảm lượng nước dung nạp vào cơ thể thì tình trạng đa niệu cũng sẽ giảm theo.


Người bệnh sẽ cần phải chú ý tới những biểu hiện bất thường của mình như đa niệu về đêm, tiểu nhiều, thức giấc nhiều lần dẫn đến tình trạng mất ngủ, thường xuyên cảm thấy khát nước…

Cách điều trị bệnh đa niệu

Người bệnh sẽ cần phải chú ý tới những biểu hiện bất thường của mình như đa niệu về đêm, tiểu nhiều, thức giấc nhiều lần dẫn đến tình trạng mất ngủ, thường xuyên cảm thấy khát nước… Khi có những dấu hiệu bất thường cần phải đi khám để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra đa niệu.

Nếu nguyên nhân gây ra những triệu chứng bất thường không phải là do bệnh lý mà là do những thói quen sống hàng ngày như: uống nước vào ban đêm trước khi đi ngủ, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe thì tốt nhất các bạn nên thay đổi những thói quen này của bản thân. Đối với những trường hợp đang sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu thì nên cân nhắc vấn đề này cùng với bác sĩ điều trị của mình. Nếu đa niệu do nguyên nhân bệnh lý (như tăng huyết áp, suy tim, suy thận, xơ gan...) thì người bệnh sẽ cần phải điều trị ổn định bệnh lý cơ bản của mình.

Tất cả các trường hợp mắc bệnh đa niệu, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc sử dụng để điều trị vì sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm nếu nhưng không điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được nhịn uống nước để có thể hạn chế tình trạng đa niệu vì có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng và hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp làm giảm triệu chứng đa niệu

Nếu như lượng nước tiểu quá nhiều mà không phải là do bệnh lý nào gây ra thì có thể tự khắc phục được tại nhà. Những thay đổi rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày có thể cải thiện được triệu chứng đa niệu của bạn. Những thói quen hàng ngày mà bạn nên thay đổi như:

  • Hạn chế các đồ uống chứa cồn và Cafeine
  • Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ
  • Kiểm tra lượng nước mà bạn uống
  • Hiểu biết về các tác dụng phụ của thuốc

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đa niệu là do bệnh lý thì cần phải được điều trị bệnh lí nguyên nhân. Ví dụ như điều trị tiểu đường thông qua chế độ ăn uống và dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng đi tiểu nhiều. Hãy trao đổi và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sỹ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về bệnh đa niệu mà chúng tôi muốn tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm được những kiến thức quan trọng để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990