Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Một số thông tin quan trọng về bệnh suy tuyến thượng thận

Cập nhật: 30/12/2019 08:24 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh suy tuyến thượng thận là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu như không điều trị bệnh kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì thế, chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin về bệnh suy tuyến thượng thận trong bài viết sau đây để các bạn có thể tham khảo.

Suy tuyến thượng thận là gì?

Thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở ngay phía trên của 2 thận. Mỗi tuyến thận sẽ có cấu tạo bao gồm 2 phần: Phần vỏ tiết ra hormone corticosteriod và phần tủy tiết ra hormone catechamin giúp duy trì huyết áp và nhịp tim. Đây đều là những loại hormone có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến thượng thận cấp được cho là sử dụng thuốc glucocorticoid để điều trị bệnh không đúng cách. Khi một người uống quá nhiều glucocorticoid sẽ gây ra tình trạng ức chế những hoạt động của tuyến thượng thận và khi ngưng sử dụng thuốc thì tuyến thượng thận sẽ bị mất khả năng, không thể phục hồi được chức năng hoạt động như bình thường.  Đặc biệt, đối với những người bệnh gặp phải tình trạng stress mạnh về tinh thần hoặc thể xác (chấn thương, phẫu thuật...) thì sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm đối với tính mạng.

Suy tuyến thượng thận được chia ra làm 2 loại là suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát.

  • Suy tuyến thượng thận thứ phát: là bệnh lý do rối loạn sản xuất hormone vỏ tuyến thượng thận làm tăng glucocorticoid một cách không kiểm soát được.
  • Suy thượng thận nguyên phát: Đây được coi là bệnh Addison do tuyến thượng thận đã bị phá hủy, không tiết đủ lượng hormone corticosteriod  và catechamin cần thiết đối với cơ thể.


Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến thượng thận cấp được cho là sử dụng thuốc glucocorticoid để điều trị bệnh không đúng cách

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy tuyến thượng thận

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh suy tuyến thượng thận là khi người có tuyến thượng thận không hoạt động như bình thường, gặp phải tổn thương trong một số trường hợp căng thẳng khiến cho chúng không thể sản xuất đủ lượng hormone quan trọng đối với cơ thể.

Những người bị mắc bệnh Addison thường có nguy cơ dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận rất cao nếu như không được điều trị bệnh kịp thời. Nguyên nhân gây ra bệnh Addison cũng chính là những nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến thượng thận. Cụ thể những nguyên nhân gây bệnh là: 

  • Có tiền sử từng phẫu thuật ở tuyến thượng thận.
  • Bị chảy máu ở tuyến thượng thận do sử dụng thuốc ngăn ngừa cục máu đông;
  • Bị khối u;
  • Bị nhiễm trùng nặng (nhiễm nấm và nhiễm virus);
  • Sử dụng glucocorticoid trong thời gian dài;

Đối với những người mắc bệnh suy tuyến thượng thận bẩm sinh thường là do di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, tuyến thượng thận bị thiếu hụt những loại enzym đặc hiệu dẫn đến không thể tổng hợp được các hormone thượng thận đáp ứng cho cơ thể phát triển.

Bệnh suy thượng thận có những biểu hiện gì?

Trên thực tế, bệnh suy tuyến thượng thận có rất nhiều triệu chứng. Cụ thể những triệu chứng thông thường của bệnh là:

  • Cảm giác đổ mồ hôi, cơ thể bị lạnh;
  • Huyết áp rất thấp, nhịp tim cao;
  • Có cơn đau đột ngột ở lưng hoặc ở dưới chân;
  • Những cơn sốt xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe;
  • Bị rối loạn tâm thần, thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, ói mửa;
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn, rất yếu;

Khi bạn thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên cần phải nhanh chóng đến những cơ sở ý tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng cụ thể của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận cao

Những đối tượng sau đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận cao: 

  • Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
  • Đã trải qua những chấn thương về thể chất hoặc căng thẳng;
  • Đã từng phẫu thuật tuyến thượng thận;
  • Có tiền sử tổn thương tuyến yên;
  • Đã được chẩn đoán bị mắc bệnh Addison;

Bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Bệnh suy tuyến thượng thận là một căn bệnh rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống và sức khỏe hàng ngày của chúng ta. Nếu như người bệnh không được điều trị bệnh kịp thời thì bệnh suy tuyến thượng thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Nước tiểu giảm: Dẫn đến hội chứng bí tiểu. 
  • Thiếu máu: Dẫn đến hoa mắt chóng mặt liên tục. 
  • Người bệnh lúc nào cũng cảm thấy thèm muối: Do lượng điện giải trong cơ thể đã bị rối loạn và suy giảm nên dẫn đến tình trạng này. 
  • Bạch cầu giảm xuống dưới mức cho phép: Khi lượng bạch cầu giảm xuống, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không thể đáp ứng được và người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và dễ mắc phải những căn bệnh khác.
  • Suy tuyến thượng thận dễ dẫn đến suy thận: Lượng creatinin và ure ở trong máu bị giảm chính là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.
  • Bệnh suy tuyến thượng thận cũng nguy hiểm hơn nữa khi những biến chứng của bệnh xảy ra. Nếu như để bệnh kéo dài có thể biến chứng thành bệnh ung thư tuyến thượng thận. Bệnh chuyển biến tới giai đoạn cuối sẽ rất khó điều trị và đe dọa tới sự sống của người bệnh.


Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh suy tuyến thượng thận hiệu quả

Cách điều trị bệnh suy tuyến thượng thận hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh suy tuyến thượng thận hiệu quả. Cụ thể những phương pháp điều trị bệnh là:

Kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát

Để có thể chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu cùng với nước tiểu sau đó tiến hành đo lường nồng độ hormone của tuyến thượng thận. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang và chụp CT ở tuyến thượng thận.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp được bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu và triệu chứng bạn gặp phải.

Phương pháp điều trị bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát

Khi điều trị bệnh suy tuyến thượng thận cần phải phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của bệnh nhân cùng với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, đối với hầu hết tất cả các trường hợp đều sử dụng corticosteroid để điều trị bệnh.

Thông thường, người bệnh sẽ cần phải sử dụng thuốc liên tục để thuốc có thể phát huy được tác dụng hiệu quả nhất. Một số trường hợp bác sĩ cũng có thể tăng liều nếu như người bệnh mắc phải một số tình trạng như: nhiễm trùng, chấn thương, căng thẳng hoặc phẫu thuật.

Bệnh nhân bị suy thượng thận cần phải lưu ý vấn đề gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh suy tuyến thượng thượng, bác sĩ điều trị thường hướng dẫn bệnh nhân thực hiện và duy trì một thói quen sống để đảm bảo sức khỏe cũng như kiểm soát bệnh lý một cách hiệu quả nhất.

  • Liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe (buồn nôn, nôn mửa, sốt) hoặc cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và sụt cân;
  • Tập thể dục nhưng không quá sức;
  • Có lối sống lành mạnh. Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý có đầy đủ lượng muối;
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái;
  • Mang theo bên mình một bộ cấp cứu khẩn cấp có đầy đủ thuốc. Đảm bảo rằng bạn và gia đình bạn biết cách sử dụng các loại thuốc này;
  • Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật;
  • Uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tái khám đúng định kỳ;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định giảm liều lượng thuốc. Bạn sẽ tránh được các biến chứng như tăng cân, tiểu đường, cao huyết áp, từ việc uống quá nhiều thuốc.

Nếu như bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để nhận được những thông tin hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Trong bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tình trạng suy tuyến thượng thận, phương pháp điều trị cùng với một số lưu ý trong việc điều trị bệnh để có được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các  bạn có những kiến thức hữu ích nhất để bảo vệ sức khỏe.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990