Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững

Cập nhật: 26/03/2024 17:12 | Người đăng: Huệ Nguyễn

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chỉ được bán khi có đơn thuốc của Bác sĩ. Dưới đây Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp cho bạn danh mục thuốc kê đơn 2023 theo quy định của Bộ Y tế và những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này.

Thuốc kê đơn là gì?

Thuốc kê đơn là loại thuốc chỉ được cấp phát và bán lẻ dựa trên đơn thuốc do Bác sĩ chỉ định. Đây là loại thuốc có hoạt chất hoặc thành phần có tác dụng cao, được dùng để điều trị các bệnh hoặc tình trạng sức khỏe nghiêm trọng so với các loại thuốc không kê đơn.

Theo quy định của Bộ Y tế, những loại thuốc này phải do người có trình độ Y học kê trên giấy tờ mới được bán; tránh những trường hợp có thể gây ảnh hưởng, nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng con người.

Thuốc kê đơn cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Việc sử dụng thuốc kê đơn không đúng có thể dẫn đến kháng thuốc, làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Vậy thuốc kê đơn gồm những nhóm nào? 

Theo Bộ Y tế, thuốc kê đơn được phân thành 4 nhóm chính:

  • Nhóm A: Thuốc gây nghiện.
  • Nhóm B: Thuốc nguy hiểm.
  • Nhóm C: Thuốc có tác dụng cao.
  • Nhóm D: Thuốc có tác dụng trung bình.

Mỗi nhóm thuốc đều có những quy định riêng về số lượng thuốc được kê, thời hạn kê đơn, cách bảo quản cũng như cách kiểm soát thuốc khác nhau.

30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững

  • Thuốc gây nghiện;
  • Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc;
  • Thuốc gây mê;
  • Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá;
  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc điều trị virút;
  • Thuốc điều trị nấm;
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol;
  • Thuốc điều trị bệnh Gút;
  • Thuốc cấp cứu và chống độc;
  • Thuốc điều trị bệnh ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch;
  • Thuốc điều trị parkinson;
  • Thuốc điều trị lao;
  • Thuốc điều trị sốt rét;
  • Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine);
  • Thuốc tác động lên quá trình đông máu;
  • Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử;
  • Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị bệnh suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu;
  • Thuốc dùng cho chẩn đoán;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống bệnh loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton;
  • Hooc môn (insulin, corticoide, và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ thuốc tránh thai);
  • Huyết thanh và globulin miễn dịch;
  • Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ;
  • Thuốc điều trị rối loạn cương;
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch;
  • Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp;
  • Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non;
  • Thuốc điều trị hen;
  • Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá).

Danh mục thuốc kê đơn tại nhà thuốc được Bộ Y Tế ban hành theo công văn 1517/BYT-KCB.

Thuốc kê đơn là những thuốc nào?
Thuốc kê đơn là những thuốc nào?

Một số lưu ý khi kê đơn và bán thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn nếu không được sử dụng đúng cách có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Do vậy, việc kê đơn và bán thuốc kê đơn đòi hỏi các Bác sĩ, Dược sĩ phải là người có chuyên môn và trách nhiệm cao.

Dưới đây là một số lưu ý về việc kê đơn và bán thuốc kê đơn:

  • Khi kê đơn thuốc, Bác sĩ cần phải tuân theo các quy định của pháp luật, nguyên tắc chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác bệnh để từ đó lựa chọn ra loại thuốc phù hợp với bệnh nhân, ghi rõ cách dùng, liều lượng, thời gian dùng cũng như các lưu ý khác khi dùng thuốc. Bên cạnh đó Bác sĩ phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về danh mục các thuốc kê đơn và các nhóm thuốc kê đơn.
  • Khi bán thuốc kê đơn, Dược sĩ hoặc những người bán thuốc cần phải kiểm tra kỹ đơn thuốc, xác minh rõ về thông tin của Bác sĩ và bệnh nhân, cấp phát thuốc đúng đơn, hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc, bảo quản thuốc. Ngoài ra Dược sĩ và người bán thuốc phải tuân thủ đúng các quy định về báo cáo, thống kê và kiểm tra thuốc kê đơn.

Việc kê đơn và bán thuốc kê đơn là một công việc hết sức quan trọng, bởi nó liên quan trực tiếp đến an toàn về sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do vậy mà các Bác sĩ, Dược sĩ và người bán thuốc phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới về thuốc kê đơn.

Bạn đọc có thể xem thêm: Những điều cần biết về mô hình hoạt động quản lý cung ứng thuốc

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn

Để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả và giảm thiểu các tác dụng phụ, khi dùng thuốc theo đơn, người bệnh cần chú ý một số điểm sau:

  • Khi sử dụng thuốc kê đơn, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của Bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng, thời gian hoặc ngừng sử dụng thuốc. Nếu sử dụng thuốc kê đơn không đúng cách có thể sẽ gây ra những hậu quả như điều trị không hiệu quả, tăng nguy cơ tái phát, hoặc có thể gây ra những biến chứng, tương tác thuốc, nặng có thể gây ngộ độc, tử vong.
  • Khi uống thuốc không được uống rượu vì phần lớn các thuốc kê đơn đều phản ứng tiêu cực với rượu, làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
  • Mỗi loại thuốc sẽ có thời gian tác dụng khác nhau, một số có tác dụng nhanh chóng, nhưng một số khác sẽ mất nhiều thời gian hơn, vì vậy người bệnh cần kiên nhẫn điều trị.
  • Đối với những loại thuốc kháng sinh người bệnh cần phải sử dụng hết đợt thuốc Bác sĩ kê, ngay cả khi cảm thấy bệnh chuyển biến tốt hơn cũng không tự ý ngừng thuốc để tránh hạn chế tình trạng “nhờn thuốc”.
  • Một số loại vitamin và khoáng chất cũng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực với thuốc kê đơn, vì vậy trước khi dùng thuốc người bệnh nên hỏi ý kiến của Bác sĩ về những loại vitamin, khoáng chất này.
  • Việc sử dụng chất probiotic có trong sữa chua và sữa đông sẽ làm giảm tác dụng phụ của một số kháng sinh mạnh, vì probiotic giúp bảo vệ thành dạ dày chống lại các hóa chất mạnh.
Khi sử dụng thuốc kê đơn cần lưu ý những gì?
Khi sử dụng thuốc kê đơn cần lưu ý những gì?

Hy vọng rằng với những chia sẻ về thuốc kê đơn ở trên sẽ giúp các Bác sĩ, Dược sĩ và người sử dụng thuốc thực hiện đúng cách. Chúc bạn thành công.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990