Sự phát triển của thai nhi sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng của bà cầu trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên rất khó có thể cân bằng dinh dưỡng. Trong bài viết sau đây, Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp một thực đơn ăn uống khoa học để các bạn có thể tham khảo.
- Ăn uống gì để giảm mỡ máu hiệu quả?
- Dấu hiệu nhận biết hiện tượng rỉ nước ối khi mang thai
- Những triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ, đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ, đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn chuyển hóa đường khi mang thai. Tình trạng này sẽ có thể phát hiện được từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi và có thể tự khỏi được sau khi sinh khoảng 6 tuần.
Vậy làm thế nào để có thể xác định được bản thân có bị tiểu đường thai kỳ hay không? Chỉ cần kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu là có thể xác định được nồng độ đường ở trong máu. Nếu như một sản phụ mắc phải tiểu đường thai kỳ thì sẽ cho 2 chỉ số sau đây:
- Lượng đường huyết khi đói ≥ 150mg %.
- Lượng đường huyết sau khi uống 75g đường khoảng 2h ≥ 140mg%.
Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra ảnh hưởng gì?
Nếu như bản thân bị tiểu đường thai kỳ nhưng không được kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với mẹ
Khi bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, cơ thể của mẹ cũng sẽ chịu rất nhiều ảnh hưởng:
- Tăng cân nhiều, có thể tăng khoảng trên 20kg. Đa phần thai nhi đều to và em bé khi sinh ra thường có cân nặng trên 4kg.
- Uống nhiều, ăn nhiều, thường xuyên đi tiểu, ở trong nước tiểu có chứa đường, rất dễ mắc phải nấm candida và có thể tái phát lại nhiều lần.
- Băng huyết sau sinh
- Viêm thận, viêm bể thận
- Nhiễm trùng
- Thai nhi bị chết lưu hoặc sảy thai nhiều lần nhưng không rõ nguyên nhân
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
Nếu như các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với thai nhi như:
- Thai nhi bị dị dạng hoặc dị tật bẩm sinh về cơ thể hoặc hệ thần kinh…
- Vì thai nhi có kích thước lớn nên rất dễ bị gãy xương khi sinh ra, kể cả sinh thường hoặc sinh mổ vẫn hay gặp phải sang chấn
- Tỷ lệ thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi sinh có hơn so với bình thường 2-5 lần
- Trẻ khi sinh ra có thể sẽ bị hạ canxi, hạ đường huyết, suy hô hấp và có nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Trong quá trình mang thai, nếu bị tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi khi ở trong bụng mẹ, thậm chí khi đã chào đời cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn.
Chính vì thế, đối với những trường hợp bị tiểu đường thai kỳ cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ một cách nghiêm ngặt kết hợp cùng với một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải kiểm soát được lượng đường huyết và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Sau đây là những loại thực phẩm mà thai phụ nên ăn khi bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ:
- Cá, thịt nạc, đậu hũ, các loại sữa không đường và không béo
- Các loại thực phẩm ít làm tăng hàm lượng đường ở trong máu như: rau xanh, củ quả, các loại trái cây ít ngọt, gạo lứt, đậu đỗ…
- Nên chia nhỏ bữa và ăn nhiều lần trong ngày để không làm cho lượng đường trong máu tăng lên quá cao và cũng không nên để lượng đường trong máu hạ xuống ở mức quá thấp. Mỗi ngày nên ăn 3 bữa chính cùng với 1-2 bữa phụ xen kẽ với các bữa chính.
- Những phụ nữ đang trong giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ nên tăng thêm khoảng 350 Kcal mỗi ngày so với bình thường
- Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cần phải tăng thêm 550 Kcal mỗi ngày so với người bình thường
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của thai phụ bị tiểu đường cũng có một số loại thực phẩm khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn và các thai phụ cần phải giảm bớt hoặc tránh tuyệt đối.
- Những loại thực phẩm có thể làm tăng hàm lượng đường ở trong máu như: chè, kem, bánh kẹo, các loại trai cây ngọt…
- Không nên ăn mặn hoặc những loại đồ ăn được chế biến sẵn có chứa nhiều muối vì nó có thể làm tăng huyết áp như: cháo gói, mì gói, đồ hộp, thịt nguội…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo khiến cho mỡ máu tăng cao như: nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào, lòng đỏ trứng gà…
- Nên hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, rượu bia, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây…
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Sau đây là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mà ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại. Các bạn có thể tham khảo thực đơn này để đưa ra được chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với mình.
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng bổ sung hàng ngày cho cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định là lượng đường huyết trong giai đoạn mang thai. Từ đó có thể làm giảm những ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ và khi chào đời. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.